Bộ Tài chính ban hành Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 8/2021/TT-BTC ban hành Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm. Ảnh: Đức Minh
Theo Thông tư số 8/2021/TT/BTC, chuẩn mực kế toán nội bộ (KTNB) Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp KTNB được áp dụng với các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại các Điều 8, 9, 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.
Video đang HOT
Các đơn vị không thuộc đối tượng trên được khuyến khích thực hiện chuẩn mực KTNB Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp KTNB ban hành kèm theo Thông tư 8.
Theo Bộ Tài chính, kiểm toán nội bộ được thực hiện ở những đơn vị có mục đích, quy mô, mức độ phức tạp, cơ cấu khác nhau và do nhân sự ở trong, ngoài đơn vị thực hiện.
Việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam là thiết yếu trong việc hoàn thành trách nhiệm kiểm toán của người làm công tác kiểm toán nội bộ và của hoạt động kiểm toán nội bộ.
Mục đích của chuẩn mực KTNB Việt Nam đưa ra một khung quy định để thực hiện và thúc đẩy hoạt động KTNB tạo ra giá trị gia tăng cho đơn vị; thiết lập cơ sở để đánh giá hoạt động KTNB; khích lệ các quy trình và hoạt động đã được cải tiến của đơn vị.
Chuẩn mực kiểm toán nội bộ gồm có hai nhóm chính: nhóm chuẩn mực thuộc tính và nhóm chuẩn mực hoạt động.
Theo quy định tại thông tư số 8, người làm công tác KTNB cần áp dụng và giữ vững các nguyên tắc đạo đức sau: tính chính trực; tính khách quan; tính bảo mật; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp.
Quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Thông tư số 02/2021/TT-BTC ngày 08/01/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy .
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo đó, kể từ ngày 22/02/2021, các tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải nộp phí theo biểu phí sau:
Ngoài ra, các chi phí nhiên liệu, công tác phí cần thiết phát sinh khi kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chi phí in và dán tem kiểm định do tổ chức, cá nhân yêu câu kiểm định chi tra theo thực tế phát sinh, phù hợp quy định pháp luật.
Thông tư cũng quy định rõ, các tổ chức thu phí được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí và nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước. Đồng thời, tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí theo tháng và quyết toán theo năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Xây dựng Dự thảo liên quan đến cơ chế điều hành giá về kinh doanh xăng dầu Sau hơn 05 năm triển khai Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (có hiệu lực từ tháng 11/2014), bên cạnh những kết quả đạt được đã phát sinh một số bất cập do sự thay đổi khách quan của các yếu tố kinh tế - xã hội. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ...