Bộ Tài chính bác kiến nghị bỏ thuế VAT với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu
Bộ Tài chính vừa có trả lời về kiến nghị bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas).
Sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty Cổ phần dệt may Sơn Nam, Nam Định. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) hiện hành quy định 03 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%; trong đó, mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế.
Theo quy định hiện hành, thuế suất thuế VAT đối với mặt hàng vải là 10%. Doanh nghiệp trả thuế VAT 10% khi mua vải trong nước, khi xuất khẩu sản phẩm được áp dụng thuế suất thuế VAT 0% và được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu theo hàng hóa, dịch vụ và không có quy định ưu đãi riêng theo đối tượng doanh nghiệp. Đối tượng chịu thuế VAT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, việc bỏ quy định nộp thuế VAT đối với doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để sản xuất xuất khẩu hoặc quy định đối tượng không chịu thuế VAT đối với mặt hàng vải mua trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ làm giảm tính liên hoàn của thuế VAT do doanh nghiệp bán vải trong nước sẽ không được kê khai, khấu trừ thuế VAT đầu vào và có thể làm tăng giá bán của mặt hàng vải, đồng thời chưa phù hợp với quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Video đang HOT
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành và doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục hoàn thuế VAT đầu vào của sản phẩm xuất khẩu.
Trước đó, đối diện với hàng loạt khó khăn từ đứt gãy chuối cung ứng khi nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa, doanh nghiệp cạn kiệt nguồn lực, lao động nghỉ việc về quê…, Vitas đã kiến nghị Bộ Tài chính bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước để may hàng xuất khẩu.
Thủ tướng đồng ý gia hạn 115.000 tỷ đồng thuế và tiền thuê đất
Đây đã là lần thứ 3 Bộ Tài chính đề nghị và được chấp thuận việc gia hạn tiền thuế và thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
Trong đó, sau khi nghiên cứu đề xuất của Bộ Tài chính, Thủ tướng đã đồng ý với đề nghị xây dựng Nghị định quy định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2021 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nhanh chóng xây dựng dự thảo Nghị định theo trình tự rút gọn và trình Chính phủ trước ngày 20/3.
Trong đề xuất trước đó được Bộ Tài chính gửi Chính phủ, cơ quan này cho biết tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề nên cần thiết phải xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
Trong đó, Bộ này trình phương án riêng với từng sắc thuế, kéo theo đó là số thu sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian gia hạn.
Số tiền thuế và tiền thuê đất dự kiến được gia hạn thời gian nộp lần 3 vào khoảng 115.000 tỷ đồng. Ảnh: Chí Hùng.
Cụ thể, với thuế giá trị gia tăng (VAT), để không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thêm 5 tháng và dự kiến số thu ngân sách của các tháng đó giảm khoảng 68.800 tỷ đồng.
Với thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan quản lý đề nghị gia hạn 3 tháng. Theo tính toán, số thuế TNDN được gia hạn vào khoảng 40.500 tỷ đồng.
Với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời gian nộp thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 của các đối tượng nộp thuế kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn. Dự kiến số thuế được gia hạn là 1.300 tỷ đồng.
Đối với tiền thuê đất, Bộ này đề nghị gia hạn số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân, dự kiến số tiền thuê đất được gia hạn vào khoảng 4.400 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số tiền dự kiến được hoãn, giãn nộp thuế đợt này có thể lên tới 115.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc gia hạn kể trên là cần thiết để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2021.
Ngoài ra, do là gia hạn thời gian nộp thuế nên số thu ngân sách của năm 2021 không bị ảnh hưởng do người nộp thuế phải thực hiện nộp vào ngân sách chậm nhất đến cuối năm 2021.
Với việc được Thủ tướng đồng ý xây dựng Nghị định, đây đã là lần thứ 3 cơ quan quản lý thuế và tài khóa đề xuất gia hạn thuế và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
Tiếp tục triển khai chính sách gỡ khó cho giải ngân vốn đầu tư công Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP và Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công...