Bộ sưu tập trang sức hàng triệu USD của siêu mẫu Mỹ
Mỗi món trang sức của Công nương Salimah Aga Khan đều được khảm bằng những viên đá quý xa xỉ.
Công nương Salimah Aga Khan (tên thật Sally Croker-Poole, sinh năm 1940) là vợ đầu của lãnh tụ Hồi giáo Ismaili – Aga Khan IV. Dù đã ly hôn với một trong những hoàng thân giàu nhất thế giới, bà vẫn thường xuyên được truyền thông nhắc tới nhờ hoạt động thiện nguyện tích cực thông qua các cuộc đấu giá vật phẩm trang sức cá nhân có giá trị lớn. Ảnh: soschildrensvillages .
Theo Forbes , tháng 11/1995, Christies Geneva từng tổ chức một cuộc đấu giá bộ sưu tập trang sức riêng của Salimah với 250 vật phẩm. Nhờ doanh thu 27,6 triệu USD, sự kiện này trở thành một trong 9 cuộc đấu giá đồ trang sức xa xỉ nhất lịch sử. Ảnh: Diomedia .
Mức độ quý hiếm và được coi là vị vua của các loại đá quý khiến ngọc lục bảo rất được lòng các hoàng gia trên thế giới. Do vậy, Công nương Salimah Aga Khan cũng thường xuyên xuất hiện với những món trang sức ngọc lục bảo độc đáo. Ảnh: @Lady .
Kích thước của những viên ngọc lục bảo trên rang sức của Salimah Aga Khan cũng khiến nhiều người phải trầm trồ. Tính riêng đối với chiếc vòng cổ đến từ Cartier trên, tổng trọng lượng của 5 viên ngọc lục bảo đã lên đến hơn 170 carat. 2 viên ngọc hình giọt nước lớn nhất nặng tới hơn 50 carat. Ảnh: Thecourtjeweller .
Salimah cũng khéo léo kết hợp đôi bông tai lục bảo do Harry Winston chế tác để tạo thành bộ đôi ăn ý với chiếc vòng cổ. 2 viên ngọc lục bảo hình giọt nước của đôi bông tai cũng có trọng lượng tương đương với vòng cổ. Ảnh: Thecourtjeweller, Forbes.
Trước khi tan vỡ, Hoàng thân Aga Khan IV từng yêu Salimah nồng cháy và rất chiều chuộng vợ. Theo Sohu , ngay từ khi chưa kết hôn, Aga Khan đã mua tặng Salimah hàng loạt trang sức xa xỉ. Ảnh: Getty,@Lady .
Video đang HOT
Năm 1971, Aga Khan IV yêu cầu Van Cleef & Arpels chế tác một chiếc vòng cổ bằng ruby và kim cương trơn cho vợ. Đặc trưng của chiếc vòng nằm ở những viên ruby được cắt trơn tuyệt đẹp, không nung từ Miến Điện. Phần trung tâm cũng có thể tháo rời và đeo như một chiếc trâm cài. Ảnh: @Lady.
Ngoài ra, trang sức ngọc trai cũng xuất hiện trong bộ trang sức của Công nương Salimah. Mỗi thiết kế đều được thiết kế phức tạp, tinh tế và tài tình. Ảnh: @Lady.
Đặc biệt, Công nương Salimah còn sở hữu chiếc vòng cổ kim cương xanh Begum Blue quý giá. Món đồ này được bán đấu giá 7,7 triệu USD và hiện ước tính có giá trị lên tới 1.230 USD. Begum Blue cũng xếp thứ 7 trong số 10 chiếc vòng cổ quý giá nhất thế giới. Ảnh: @Lady.
Sau khi dũng cảm bước ra khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc vào năm 1995, Công nương Salimah quyết định bán đấu giá tất cả món trang sức của mình. Điều này khiến Hoàng thân Aga Khan IV nổi giận và gửi đơn kiện vợ cũ. Ảnh: @Lady.
Tuy nhiên, tòa án đã phán quyết rằng đồ trang sức là quà tặng hôn nhân và là tài sản riêng của Salimah. Vì vậy, không ai có quyền can thiệp vào quyết định của bà. Đáng chú ý, toàn bộ số tiền bán đấu giá đều được Salimah đem đi làm từ thiện. Ảnh: @Lady.
Trước khi trở thành thành viên trong hoàng gia, Công nương Salimah từng là người mẫu thời trang nổi tiếng. Nhờ ngoại hình đẹp, bà thường xuyên xuất hiện trong các video quảng cáo trên truyền hình và được nhiều người mến mộ. Ảnh: Getty, Pinterest.
5 món nữ trang 'độc' Hoàng thân Philip tặng Nữ hoàng
Đối với Nữ hoàng Anh, người phụ nữ có lẽ đang sở hữu bộ sưu tập trang sức lớn nhất thế giới, không có gì quý giá hơn những món nữ trang được Hoàng thân Philip thiết kế và tặng riêng.
Bộ sưu tập mang đậm tính lịch sử của Nữ hoàng Elizabeth II bao gồm hàng chục vương miện, hàng trăm vòng tay và gần như mọi loại đá quý trên đời. Sau khi Hoàng thân Philip qua đời, những kỉ vật mà ông tặng bà - và kỉ niệm đi liền với chúng - càng trở nên đáng quý hơn bao giờ hết.
Trong suốt 73 năm bên nhau, Hoàng thân Philip đã thiết kế và mua nhiều trang sức cho Nữ hoàng - và thiết kế độc đáo của chúng thường phản ánh những khía cạnh riêng tư nhất trong mối quan hệ của họ.
Một trong những thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc đời họ là những năm sống ở Malta, từ 1949-1951, khi Công tước đang công tác ở Hải quân Hoàng gia, và cha của Nữ hoàng tương lai, Vua George VI, vẫn đang trị vì. Philip đưa phù hiệu Hải quân vào một số món đồ ông tặng cho vợ. Philip cũng có chung sở thích thiết kế nữ trang với ông cố là Hoàng thân Albert, phu quân của Nữ hoàng Victoria.
Vào tháng 2/1966, Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng thân Philip chụp ảnh bên chiếc xe ông yêu thích.
Trong Lễ Đăng quang năm 1953, Philip quỳ gối trước Nữ hoàng và thề sẽ là "người đàn ông trung thành trong cuộc đời và là cánh tay" của bà. Năm 1997, nhân dịp đám cưới Vàng, Nữ hoàng nói rằng Philip là "sức mạnh và giúp tôi giữ vững vai trò trong những năm qua, và tôi, cả gia đình, đất nước này và nhiều đất nước khác, nợ ông ấy món nợ lớn hơn những gì ông ấy nói, hay những gì chúng ta biết".
Sau đây là 5 món trang sức có nhiều ý nghĩa nhất mà Hoàng thân Philip tặng Nữ hoàng.
1. Ghim cài áo kỷ niệm những ngày đầu yêu nhau
Cuộc gặp quan trọng nhất của Philip và Công chúa Elizabeth diễn ra năm 1939, khi Elizabeth, lúc đó 13 tuổi, cùng bố mẹ đến thăm Trường Hải quân Hoàng gia Anh, nơi Philip, lúc đó 18 tuổi, đang theo học. Lúc đó, Philip chỉ coi Elizabeth là một cô bé, còn đối với Elizabeth, đó là tình yêu sét đánh. Bảo mẫu của Elizabeth, Marion Crawford, viết rằng Elizabeth "không rời mắt khỏi anh ấy'; còn em họ Margaret Crawford, viết rằng Nữ hoàng tương lai đã "yêu ngay từ lần đầu".
Chiếc ghim cài áo được Nữ hoàng đeo là món quà của chồng chế tác từ phù hiệu Hải quân.
Mối tình của họ nảy nở trong chiến tranh, khi Philip nghỉ phép về London. Một trong những món quà đầu tiên ông tặng bà là ghim cài áo kim cương có hình phù hiệu Hải quân, được Garrard chế tác. Philip phục vụ trong Hải quân cho đến khi Elizabeth trở thành Nữ hoàng, và trong những năm đầu đó, bà tự hào đeo chiếc ghim với cương vị vợ của lính Hải quân.
2. Nhẫn đính hôn gợi nhắc đến mẹ của Philip
Chuyện tình của công chúa Elizabeth và hoàng tử Philip bắt đầu nghiêm túc sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Họ thường xuyên được nhìn thấy đang nhảy cùng nhau ở các câu lạc bộ đêm ở London, và một trong những bài hát yêu thích của họ là 'People Will Say We're in Love'. Mùa hè năm 1946, Philip xin phép vua George VI hỏi cưới con gái ông. Nhà vua đồng ý, nhưng yêu cầu họ đợi sang năm sau, sau sinh nhật 21 tuổi của Elizabeth để tuyên bố công khai.
Philip nhờ nhà kim hoàn Philip Antrobus ở London, từng làm cho mẹ ông, Công chúa Alice, và chú là Lord Mountbatten, làm nhẫn đính hôn cho ông. Công chúa Alice đưa Philip một chiếc vương miện kim cương cổ, kim cương của chiếc vương miện này được lấy ra để cho vào chiếc nhẫn. Trên chiếc nhẫn là một viên kim cương 3 carat được cố định bằng bạch kim, hai bên là một số viên kim cương nhỏ hơn. Nữ hoàng đeo chiếc nhẫn lần đầu vào ngày 10/7/1947, ngày Cung điện chính thức tuyên bố về việc đính hôn của họ.
Chiếc nhẫn đính hôn của công chúa Elizabeth.
3. Món quà cưới
Ngày tổ chức đám cưới là 20/11/1947. Elizabeth được tặng rất nhiều quà, nhưng một trong những món quà được bà trân trọng nhất là chiếc vòng tay được Philip tặng mà bà đeo ở Canada năm 1957. Philip đã dùng những viên kim cương còn lại từ vương miện của mẹ để cho vào chiếc vòng tay tặng vợ mới cưới.
Không lâu sau đám cưới, Philip viết thư cho mẹ: "Lilibet là 'điều' duy nhất trên thế giới là thật đối với con, và tham vọng của con là hàn gắn hai người chúng con thành một thể thống nhất". Nữ hoàng đeo chiếc vòng tay thường xuyên trong khi trị vì. Trong những năm gần đây, bà cho Kate mượn vòng tay này.
Chiếc vòng tay đính kim cương của Nữ hoàng.
4. Vòng tay mang ký hiệu viết tắt tên hai người kỷ niệm 5 năm ngày cưới
Kỷ niệm 5 năm ngày cưới năm 1952, cuộc sống của Elizabeth và Philip đã thay đổi nhiều. Họ giờ đây là phụ huynh của Charles (sinh năm 1948) và Anne (sinh năm 1950). Vua George VI qua đời tháng 2 năm đó, Elizabeth trở thành Nữ hoàng. Hoàng thân Philip từ bỏ sự nghiệp Hải quân để phụng sự Nữ hoàng. Họ chật vật tìm kiếm sự cân bằng trong vai trò của mình, vừa là vợ chồng, vừa là Nữ hoàng và phu quân. Philip sau đó chia sẻ rằng: "Tôi nghĩ bài học chính mà chúng tôi học được là lòng khoan dung chính là nguyên liệu quan trọng nhất của bất kỳ cuộc hôn nhân hạnh phúc nào... và bạn có thể nhìn từ tôi để biết rằng Nữ hoàng có thừa khoan dung".
Chiếc vòng tay vàng Philip thiết kế tặng bà.
Để kỷ niệm dịp này, Philip thiết kế chiếc vòng tay vàng và nhờ Boucheron chế tác. Chiếc vòng tay có phù hiệu Hải quân của Philip bằng kim cương, hai bên là hai thập giá bằng đá sapphire, có lẽ là tượng trưng cho lá cờ Hy Lạp. Một thập giá bằng ruby, có lẽ tượng trưng cho lá cờ Anh, bên cạnh là hai bông hồng York, biểu tượng của tước hiệu đầu tiên của Elizabeth. Tất cả những biểu tượng này được gắn kết bởi các mắt xích vàng hình chữ E và P gắn kết vào nhau. Nữ hoàng đeo chiếc vòng tay này khi tham dự buổi lễ Nhà thờ của Dòng Thánh Micheal và Thánh George ở Nhà thờ St Paul năm 2008.
5. Trâm hồng ngọc 'Venus'
Trâm cài Venus.
Năm 1959, Philip thành lập Giải thưởng Công tước Edinburgh dành cho Thiết kế Thanh lịch, và đứng đầu ban giám khảo. Giải thưởng có mục tiêu là vinh danh chất lượng và tính nguyên bản của một sự vật, cũng như sự đóng góp của nhà thiết kế đối với ngành thiết kế và giáo dục thiết kế.
Andrew Grima là nhà kim hoàn duy nhất thắng giải thưởng này. Trang sức của Grima độc nhất, táo bạo và giúp thay đổi cách mọi người nhìn nhận nữ trang trong những năm sau chiến tranh. Năm 1966, Philip ghi nhận đóng góp của Grima trong việc nâng cao danh tiếng trên toàn cầu của trang sức Anh hiện đại. Philip mua chiếc trâm 'Venus' từ bộ sưu tập của Grima để tặng Nữ hoàng. Chiếc ghim được làm bằng vàng, đá ruby màu và kim cương. Nữ hoàng đeo trong những bức hình kỷ niệm 70 năm ngày cưới của bà và Philip năm 2017. Bà cũng từng đeo chiếc trâm khi đến thăm Innsworth, Gloucestershire năm 2015.
Bức ảnh về Nữ hoàng Elizabeth cùng Hoàng thân Philip vào năm 1953.
Trang sức Long Beach Pearl tạo điểm nhấn ở show Fashion Voyage Dưới ánh mặt trời Phú Quốc, loạt trang sức của Long Beach Pearl tôn vẻ lộng lẫy cho các bộ sưu tập tại Fashion Voyage. Các nghệ nhân ưu tú của thương hiệu Long Beach Pearl mất 6 tháng sáng tạo ba bộ sưu tập trang sức: "The Wind", "The Sun" và "The Sea". Bà Bùi Thị Mỹ Cảnh - nhà sáng lập...