Bộ sưu tập siêu xe, xe sang biển giả gây chấn động Việt Nam
Những chiếc xe sang vài tỷ đồng cho đến siêu sang có giá vài triệu đô hay siêu xe đều có điểm chung từng gây nhiều thị phi khi mang biển giả hay “chung biển” với xe khác.
Xe sang lại đi kèm chiếc biển số khủng luôn được nhiều tay chơi xe ao ước, cũng vì thế mà những chuyện bi hài liên quan đến chiếc biển kiểm soát trên những chiếc xe sang trọng có giá từ vài tỷ đồng, đến những chiếc xe thuộc giới thượng lưu như Maybach hay Rolls-Royce với mức giá không dưới 1 triệu đô tại thị trường Việt Nam, đều lôi cuốn người nghe những lúc trà dư tửu hậu.
Rolls-Royce Phantom với chiếc biển kiểm soát giả tứ quý 6 tại Đồng Tháp nổi tiếng nhất Việt Nam.
Trong những chiếc xe triệu đô mang biển số giả, có lẽ nhiều người vẫn chưa quên chiếc Rolls-Royce Phantom màu trắng muốt của tay chơi siêu xe khét tiếng Việt Nam Nguyễn Quốc Cường vào năm 2008. Khi đó chiếc xe trị giá gần 20 tỷ đồng này được gắn biển số 66S-6666 của Đồng Tháp và gây nên cơn chấn động trong giới chơi xe lẫn truyền thông.
Sau đó đích thân một lãnh đạo Công an Đồng Tháp ra lệnh truy nã đối với chiếc biển số toàn 6 này cũng như chiếc xe siêu sang. Có thể thấy việc trang bị chiếc biển số giả tứ quý 6 khi đó của tay chơi Gia Lai giúp chiếc xe siêu sang trở nên nổi tiếng trong cơn bão Rolls-Royce Phantom đổ bộ vào Việt Nam khi đó. Sau này khi nói đến scandal biển đẹp giả mạo, chiếc Phantom và biển số toàn 6 luôn được nhắc đến như một “điển hình”.
Rolls-Royce Ghost, Maybach 62S và Rolls-Royce Phantom year of the Dragon dùng chung biển số.
Trong số những chiếc xe dính nghi vấn chung biển có thể bắt gặp những biển số tứ hay ngũ quý đẹp mắt, trong đó biển toàn 1, 8 và 9 là những biển số bị “mượn” nhiều nhất. Lý do có thể bắt nguồn từ sự mê tín trong giới mê xe, nếu sở hữu những biển số tứ hay ngũ quý sẽ mang đến công việc làm ăn thịnh vượng, may mắn hay phát tài.
Bên cạnh đó cũng có những chiếc xe chung biển do cùng một chủ, chẳng hạn như ba chiếc xe siêu sang trị giá gần 60 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam của một đại gia Ninh Bình từng gây nhiều sóng gió trong giới truyền thông khi sử dụng chung biển 51A.058.88.
Ngoài ra, việc siết chặt những chiếc biển “trốn thuế” NN hay NG đã hết hạn nhưng chủ nhân vẫn cố tình sử dụng cũng bắt đầu cho việc hàng loạt các siêu xe và xe sang bị bắt. Nổi tiếng nhất là siêu bò Lamborghini Murcielago Lp 640 Roadster thuộc diện độc nhất vô nhị tại thị trường Việt Nam. Siêu xe bị tịch thu sau vụ công an quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội bắt quả tang đối tượng Ngô Trung Hòa cùng hai đối tượng khác về hành vi làm giả con dấu.
Video đang HOT
Siêu bò hàng độc Lamborghini Murcielago LP 640 Roadster bị tịch thu do liên quan biển giả.
Ngay thời điểm bị bắt siêu bò hàng độc mang trên mình chiếc biển kiểm soát giả 30V-2017. Trước đó, siêu xe này mang biển kiểm soát ngoại giao NG nhưng đã hết niên hạn sử dụng. Hay mới đây nhất một chiếc Bentley Continental GT đời đầu, bị lực lượng công an Đà Nẵng áp giải về đồn sau khi kiểm tra ngay trên phố.
Khi tra cứu trên trang cục đăng kiểm, biển kiểm soát 30A-569.99 mà chiếc Bentley GT mang trên mình lúc dạo phố tại Đà Nẵng thực chất của một chiếc ô tô khác mang nhãn hiệu BMW, nhiều người nghi vấn siêu xe này mượn biển và biển kiểm soát chính là nguyên nhân của vụ bắt giữ.
Maybach 57S của Minh “sâm” bị phát hiện mang biển giả ngay sau khi bị Bộ Công an bắt giữ.
Ngoài ra phong trào “mượn biển” tại Việt Nam khá phát triển. Mercedes E250 sử dụng biển ngũ quý 3 của Phantom Rồng.
Maybach 57S “Zeppelin”, Mercedes S500 và Range Rover Evoque cùng chung biển ngũ quý 8. Quyền sở hữu thuộc về chiếc Maybach
Đến lượt Range Rover Autobiography LWB mượn biển chiếc 57S gắn logo Zeppelin.
Rolls-Royce Wraith cùng Mercedes E400 mang biển khủng 56789. Trong đó biển thật thuộc về chiếc xe siêu sang Rolls-Royce.
Bộ ba siêu xe và xe sang chung biển. Trong đó biển thật thuộc về chiếc Mercedes.
Chiếc biển ngũ quý 6 từng gây nhiều tranh cãi khi trước đó thuộc sở hữu của chiếc Lexus RX 450h. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại biển kiểm soát này thuộc về Range Rover Autobiography.
Mercedes Maybach S600 có giá gần 10 tỷ đồng cùng chiếc biển kiểm soát ngũ quý 1 mượn của Range Rover đời 2013.
Bentley Continental GT mới đây bị lực lượng công an Đà Nẵng áp giải về đồn về nghi vấn mượn biển.
Theo Autopro/Trí Thức Trẻ
Phá cơ sở 'sản xuất' Suzuki Sport giả
Ngày 2.10, Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an Q.7 (TP.HCM) ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Minh Tân (23 tuổi, ngụ Cần Thơ), Trần Văn Phinh (50 tuổi, ngụ H.Hóc Môn) do liên quan đến vụ lắp ráp, tiêu thụ xe gắn máy không rõ nguồn gốc và làm giả giấy tờ, tài liệu của các cơ quan, tổ chức.
Tân ký vào biên bản
Theo thông tin ban đầu, đầu tháng 9.2015, trinh sát của Công an Q.7 phát hiện một cơ sở chuyên "lắp ráp" xe gắn máy Suzuki Sport do Tân điều hành. Để tránh sự chú ý của công an, Tân thuê căn nhà trên đường số 8, P.Tân Quy, Q.7 mở tiệm sửa xe gắn máy phía trước, khu vực phía sau sử dụng để lắp ráp và chứa xe Suzuki Sport "thành phẩm".
Sau khi thu thập khá đầy đủ chứng cứ, khoảng 14 giờ ngày 29.9, hàng chục trinh sát bất ngờ ập vào kiểm tra hành chính tiệm sửa xe của Tân và phát hiện 7 xe Suzuki Sport vừa mới được lắp ráp. Tại đây, cơ quan công an thu giữ 3 khung sườn xe máy, 5 lốc máy xe, 15 giấy chứng nhận xe gắn máy giả cùng nhiều dụng cụ, phụ tùng phục vụ cho việc lắp ráp xe gian. Đáng chú ý, qua xác minh, cơ quan công an xác định trong số 7 xe gắn máy trên có 4 xe đã được lắp ráp hoàn chỉnh gắn biển số giả. Qua đấu tranh, cơ quan công an thu giữ thêm 2 chiếc Suzuki Sport khác.
Số xe thu giữ mang biền số giả - Ảnh: Nguyên Bảo
Lắp ráp theo đơn đặt hàng
Tại trụ sở công an, bước đầu Tân khai nhận, trước đó, Tân "đầu quân" cho một ông chủ (ngụ Q.11, TP.HCM) chuyên lắp ráp Suzuki Sport giả bán cho dân chơi xe và mê tốc độ. Do Tân siêng năng làm việc, tiếp thu nhanh, được lòng ông chủ nên được truyền nghề. Cách đây vài tháng, ông chủ đóng cửa tiệm vì bị người dân phản ánh nên Tân về Q.7 thuê mặt bằng mở tiệm sửa xe làm bức "bình phong" để tổ chức lắp ráp xe gắn máy. Quy trình lắp ráp xe gắn máy được Tân thực hiện bằng các công đoạn thủ công, nhập lốc máy từ Campuchia về, sau đó ra chợ Tân Thành mua phụ tùng có sẵn.
Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh, Tân đục số khung, số máy đưa cho Phinh đi làm giấy tờ xe giả với giá 1,5 triệu đồng/xe. Mỗi ngày Tân có thể cho ra lò 3 xe. Theo lời khai của Tân, tổng chi phí lắp ráp cho một xe Suzuki Sport giả khoảng 18 triệu đồng, bán cho "cò" với giá 24 triệu đồng và bán ra thị trường hơn 30 triệu đồng... Tuy nhiên, theo giới chơi xe, mua bán "xe độc" ở TP.HCM, có thể do mẫu xe Suzuki Sport sử dụng động cơ 2 thì ngưng sản xuất từ năm 2006 nên trở thành "hàng hiếm". Vài năm trở lại đây, mẫu xe Suzuki Sport cũ nhưng còn mới (máy móc chưa đụng vào) được rao bán với giá cao ngất ngưởng từ 150 đến hơn 200 triệu đồng/xe. Hiện mẫu xe Spacy cũng đang "đình đám" tương tự.
Đàm Huy
Theo Thanhnien
Ngụy trang quân phục, biển đỏ giả để vận chuyển gỗ Để ngụy trang, 2 tài xế mặc trang phục màu xanh kiểu quân đội điều khiển xe biển đỏ để chở gỗ. Tuy nhiên, khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện toàn bộ giấy tờ đăng lý xe là giả. Hai tài xế mặc trang phục màu xanh giống trang phục quân đội và 1 trong 2 chiếc xe sử...