Bộ sưu tập nghiên mực cổ của ông chủ may 8X
Ông chủ nhà may Chi Silk ở Huế sở hữu hơn 80 nghiên mực cổ thuộc loại phong phú nhất, nhì Việt Nam về niên đại cũng như tầng lớp sử dụng.
Tình cờ đi sưu tập đồ cổ, anh Lê Thiện Gia (33 tuổi, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế) mua được chiếc nghiên mực bằng đá có họa tiết độc đáo. Biết nghiên mực là một trong “Văn phòng tứ bảo”, gắn liền với sự học của đất nước qua nhiều thế hệ, anh Gia bắt đầu sưu tập về trưng bày tại nhà. 18 năm qua, anh đã sưu tầm hơn 80 nghiên mực cổ được làm bằng đá, sứ, gốm…
Trong bộ sưu tập nghiên mực của anh Gia có chiếc được tạo hình rồng, chiếc hình quả đào tiên hay cây đa cổ thụ… Hình dáng, hoa văn, họa tiết của mỗi chiếc nghiên vừa nói lên độ tuổi, vừa thể hiện xu hướng mỹ thuật, giai cấp sử dụng.
Chiếc nghiên mực làm bằng đá đen, không có họa tiết nào đặc biệt, anh Thiện Gia cho rằng, người sử dụng nó thuộc tầng lớp bình dân.
Chiếc nghiên mực có từ đời Minh được làm bằng đá Đoan Khê, đến nay chỉ cần hà hơi là ra mực.
Video đang HOT
Chiếc nghiên mực thời nhà Nguyễn xung quanh được mạ vàng. Theo anh Gia, đây là nghiên mực của vương công quý tộc.
Một chiếc nghiên mực làm bằng đá đời nhà Trần.
Nghiên mực bằng gốm làm theo hình con cua, được cho là thời nhà Mạc.
“Mỗi chiếc nghiên mực nói lên nhiều điều về chủ nhân sử dụng nó. Như chiếc này người sử dụng chắc là thầy đồ, viết nhiều, nghiên mực vì thế bị thủng một lỗ”, anh Gia chia sẻ.
Chiếc nghiên mực làm bằng đá được khắc họa tiết rồng thời nhà Nguyễn.
Một chiếc nghiên bằng đá được khắc chữ Hán Nôm ở phía sau. Theo anh Gia, bên cạnh sử dụng các nghiên mực lớn, người xưa cũng dùng nghiên mực có hình dáng nhỏ để tiện mang theo bên mình.
Võ Thạnh
Theo VNE
Đài tưởng niệm tử sĩ trong thế chiến thứ nhất ở Huế được trùng tu
Bia Quốc Học, nơi tưởng niệm binh sĩ Pháp và Việt Nam bỏ mạng khi giúp nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất đang được bóc tách để tu bổ.
Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong hay còn gọi là Bia Quốc Học nằm bên bờ nam sông Hương, đối diện trường THPT Quốc Học (Thừa Thiên Huế).
Đài có hình dáng là một bình phong lớn, hai tầng, có mái che, xây trên nền hai bậc thềm, chính giữa có hình huy chương, treo trên một tấm kim thánh. Thân và bệ đài được trang trí hoạ tiết rồng, lân, chữ thọ... mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Mặt trước đài khắc tên 31 người Pháp và 78 người Việt Nam. Theo thời gian, đài đã xuống cấp, bong tróc sơn vữa, một số tên tử sĩ bị đục xoá.
Công trình Bia Quốc Học nằm bên bờ Nam sông Hương. Ảnh: Võ Thạnh.
Ông Nguyễn Cẩn, Giám đốc Trung tâm Công viên Cây xanh Huế, cho hay Bia Quốc học sẽ được gia cố nền, lan can. "Lớp vữa bong rộp được bóc tách và tô trát lại như ban đầu. Các ngói, sành sứ trang trí hư hỏng sẽ được lợp lại bằng ngói ống men. Tên tuổi của binh sĩ sẽ được giữ nguyên", ông nói.
Đây là công việc nằm trong cụm dự án chỉnh trang cảnh quan công viên dọc bờ nam sông Hương, kinh phí khoảng 700 triệu đồng. Việc trùng tu dự kiến hoàn thành trước dịp Tết Nguyên Đán.
Lớp vữa bong rộp được bóc tách. Ảnh: Võ Thạnh.
Bia Quốc Học là công trình kiến trúc độc đáo được thực dân Pháp khởi công xây dựng ngày 12/5/1920 và hoàn thành tháng 9 cùng năm, nhằm tưởng niệm các binh sĩ người Pháp và người Việt Nam ở Trung kỳ bỏ mạng khi giúp nước Pháp đánh quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trước khi xây dựng, kiến trúc, kiểu dáng của đài tưởng niệm được thảo luận cẩn trọng nhằm bảo đảm các yếu tố văn hoá truyền thống, hài hoà với môi trường, không gian kiến trúc của sông Hương, Trường Quốc Học... Hội đồng xây dựng gồm 12 người đã chọn bản vẽ của ông Tôn Thất Sa, giáo viên trường Bá công Huế.
Võ Thạnh
Theo VNE
Rời bệnh viện, cha bất lực nhìn con nhảy cầu tự tử Khi băng qua cầu Dã Viên (TP. Huế), người con trai nói với cha mình là đi vệ sinh rồi bất ngờ nhảy xuống sông tự tử. Người cha bất lực nhìn con nhảy cầu trong nỗi đau đớn, tuyệt vọng. Theo đó, vào khoảng 14h chiều 31/10, người đi đường tá hỏa nhìn thấy cảnh tượng một nam thanh niên nhảy từ...