Bộ sưu tập ‘Hermès của gen Z’ gây tranh cãi
Bộ sưu tập Xuân – Hè 2022 của thương hiệu mới do nhà mốt Thụy Sĩ thành lập nhận tranh cãi trái chiều từ giới mộ điệu.
Theo Highsnobiety, các thương hiệu bắt đầu trẻ hóa hướng đi để phục vụ nhu cầu đối tượng khách hàng thuộc thế hệ gen Z, trong đó có Vetements.
Sau thời gian dài ấp ủ, nhà mốt Thụy Sĩ chính thức công bố nhãn hàng mới VTMNTS với tinh thần trẻ trung hơn. Tên gọi của hãng lấy từ những ký tự đầu in hoa của thương hiệu chủ quản.
Nhà mốt Thụy Sĩ mong muốn trở thành Hermès dành cho gen Z.
Theo chia sẻ của giám đốc sáng tạo Guram Gvasalia, phong cách của dòng quần áo mới sẽ lấy cảm hứng chủ đạo từ trang phục nam giới và may đo theo tinh thần cổ điển nhưng dành cho mọi giới tính. Phom dáng rộng rãi, phù hợp với xu hướng trong thời gian gần đây.
“Ngành công nghiệp thời trang bị chi phối bởi các tập đoàn lớn và thế hệ trẻ không có cơ hội quyết định. Chúng tôi bắt đầu một cuộc cách mạng nhỏ và tung ra những thương hiệu có giá trị hơn dành cho thế hệ trẻ”, nhà thiết kế bày tỏ.
Thực tế, Vetements so sánh mục tiêu của VTMNTS sẽ trở thành Hermès dành cho gen Z. Định hướng của thương hiệu chính là mang đến cho giới trẻ sự hiểu rõ về vẻ sành điệu trong việc ăn mặc, cùng mức giá thấp.
Để khẳng định hướng đi bền vững của thương hiệu mới, Vetements đã ra mắt bộ sưu tập Xuân – Hè 2022 với 100 thiết kế cùng tầm nhìn phủ sóng đối tượng khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Tham vọng của Guram Gvasalia thể hiện rõ khi ông mong muốn sau vài mùa mốt, giới trẻ chỉ mặc đồ của VTMNTS trong cuộc sống hàng ngày, như cách giới mộ điệu ưa chuộng các sản phẩm của Hermès. Mục đích của thương hiệu là tái định nghĩa sự sang trọng truyền thống cho thế hệ tiếp theo.
Nhà thiết kế cho hay: “Chúng tôi muốn ngành công nghiệp thời trang tốt hơn. VTMNTS là thương hiệu dành cho những người mặc quần áo cho mình, không phải cho bất cứ ai. Chúng tôi không muốn giới trẻ phải diện những bộ trang phục có logo to in thương hiệu chỉ để chứng minh đẳng cấp và nói cho mọi người họ đang khoác trên người trang phục của nhãn hàng nào”.
Thiết kế nằm trong BST Xuân – Hè 2022 của VTMNTS.
Thậm chí, giám đốc sáng tạo của nhà mốt Thụy Sĩ còn cho rằng các thiết kế VTMNTS sẽ đi theo tinh thần cao cấp của Vetements với phom dáng được may đo chỉn chu, cùng kỹ thuật thủ công trên từng sản phẩm.
Tuy nhiên, bộ sưu tập của nhãn hàng nhận luồng tranh cãi trái chiều của giới mộ điệu. Nhiều người nhận định các thiết kế của hãng có sự đa dạng cho nhiều đối tượng khác nhau, với phom dáng chỉn chu theo định hướng cao cấp cùng mức giá rẻ.
Số còn lại cho rằng sản phẩm của VTMNTS không khác gì những bộ sưu tập trước đó của thương hiệu chủ quản.
“Tôi không thấy sản phẩm có gì ấn tượng, chỉ là phiên bản khác Vetements với mức giá thấp hơn để người mua dễ tiếp cận dòng thời trang mới. Tất cả việc này chỉ là cách đánh bóng tên tuổi của hãng”, người dùng mạng xã hội bình luận.
Vetements được thành lập vào năm 2014 tại Thụy Sĩ bởi hai nhà sáng lập Demna Gvasalia và Guram Gvasalia. Những thiết kế của thương hiệu hầu hết đều là sản phẩm gợi nhớ phong trào những năm 1990 qua kiểu áo hoodie oversized, quần nỉ cách tân và các sản phẩm định hình cầu vai quá khổ cho người mặc.
Vetements cũng hướng đến đối tượng khách hàng trẻ kể từ khi ra mắt thương hiệu.
H&M tung bộ sưu tập kết hợp Black Pink, netizen chê 'phèn như hàng chợ'
Các thiết kế trong bộ sưu tập chủ yếu có phong cách khỏe khoắn với màu đen - hồng chủ đạo, logo Black Pink được in nổi bật.
Ngày 8/7, H&M tung bộ sưu tập giới hạn hợp tác với Black Pink. Các thiết kế có màu sắc chủ đạo là đen, hồng, trắng giống như concept chính của nhóm. Bộ sưu tập hướng đến đối tượng giới trẻ với những kiểu dáng năng động, cá tính, cũng là phong cách mà Black Pink theo đuổi.
Các thiết kế trong bộ sưu tập.
Bên cạnh áo thun, áo nỉ, quần nỉ, Black Pink x H&M còn có cả những món phụ kiện như túi xách, khăn bandana, khẩu trang... Tất cả đều có kiểu dáng đơn giản, với điểm nhấn chính là logo hoặc hình in của girlgroup hàng đầu đến từ Hàn Quốc.
Thiết kế trong BST Black Pink x H&M chủ yếu là áo phông, đồ nỉ, váy thun...
Hình của nhóm được in đơn giản lên mặt trước của những chiếc áo phông.
Ngay khi vừa ra mắt, bộ sưu tập khiến các Blink "đứng ngồi không yên". Trên Twitter, chủ đề về bộ sưu tập này được bàn luận rôm rả. Nhiều người khen ngợi những thiết kế của bộ sưu tập trông rất xinh xắn và dễ ứng dụng, từ màu sắc đến kiểu dáng đều không kén người mặc. Ngay cả khi không phải fan của Black Pink, các cô gái cũng có thể sẽ yêu thích những items này.
Tuy nhiên các fan Việt lại không mặn mà với bộ sưu tập. Trên các diễn đàn, nhiều người bày tỏ sự thất vọng khi các mẫu thiết kế trông "nhạt nhẽo", thậm chí thua cả mẫu mã của hàng fanmade. "Như mấy cái đồ bán ở shop phụ kiện idol Kpop ngày xưa; Trông phèn quá, lên Shopee cũng có mẫu in chữ y chang; Thà để dành tiền mua đồ từ YG Select còn chất lượng hơn; Mấy mẫu này giống như nhập hàng Taobao rồi in thêm logo Black Pink là xong...", nhiều fan bình luận gay gắt.
Ảnh chụp bộ sưu tập tại một cửa hàng của H&M.
Bên cạnh đó, trong một số hình ảnh được các fan chụp tại cửa hàng của H&M, các mẫu trang phục thực tế bên ngoài cũng không được long lanh như ảnh quảng cáo. Dù vậy, với sức hút của Black Pink, nhiều mẫu trong bộ sưu tập cũng đã cháy hàng nhanh chóng.
Black Pink x H&M hiện vẫn bán trên website của hãng và một số cửa hàng như Mỹ, Hàn Quốc, Hong Kong, Trung Quốc, Philippines, Mexico... Mức giá của các sản phẩm được đánh giá là trung bình. Bạn có thể mua một chiếc áo thun với giá 300k, áo nỉ 600k, phụ kiện chủ yếu có giá dưới 200k.
Những kiểu giày không nên diện cùng suit Các thiết kế như dép Crocs, sandal khiến bộ trang phục của nam giới mất đi tính thẩm mỹ và sang trọng. Theo GQ , bộ suit đẹp cần được may vừa vặn với cơ thể nam giới. Chiều dài của tay áo và chân phải ngang mắt cá. Ngoài ra, độ rộng của bộ suit cần đảm bảo yếu tố thoải mái...