Bộ sưu tập Celine Xuân Hè 2019: Kỷ nguyên mới mang dấu ấn Hedi Slimane
Mang tầm nhìn khác với người tiền nhiệm, Giám đốc sáng tạo Hedi Slimane đã hoàn toàn biến Celine thành “mảnh đất” sáng tạo của riêng mình. BST Celine mùa này khiến giới mộ điệu xôn xao khi vừa ra mắt.
Vừa qua, NTK Hedi Slimane đã giới thiệu bộ sưu tập đầu tay cho Celine tại một trong những biểu tượng lịch sử nổi tiếng của Pháp, Hôtel des Invalides, nơi chôn cất vua Napoleon. Được mong đợi ở màn ra mắt tại ngôi nhà mới, song hiệu ứng từ bộ sưu tập Celine lần này khiến người hâm mộ phải đặt câu hỏi về tương lai sắp tới của nhà mốt Pháp.
Bộ sưu tập Celine Xuân – Hè 2019 dưới thời Giám đốc sáng tạo Hedi Slimane mang một diện mạo hoàn toàn khác.
Lấy cảm hứng chủ yếu từ giới trẻ và phong cách thời trang unisex, bộ sưu tập Celine Xuân – Hè 2019 với tên gọi Paris La Nuit gồm 96 thiết kế dành cho cả nam và nữ. Đây cũng là lần đầu tiên thương hiệu Celine sản xuất đồ cho nam giới. Bên cạnh đó, những thiết kế mang đậm dấu ấn của cựu Giám đốc sáng tạo Phoebe Philo như chiếc quần dài ống suông, áo choàng lụa, quần áo dệt kim và những đường cắt may ngẫu hứng đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó là chiếc đầm da cực ngắn, tay phồng cực đại cảm hứng từ thập niên 80.
Thiết kế tay phồng từ thập niên 80 và những chiếc váy siêu ngắn xuất hiện xuyên suốt bộ sưu tập Celine.
Hedi đã thay đổi hoàn toàn hình ảnh một cô gái thanh lịch, tinh tế theo như DNA của Celine dưới thời Phoebe Philo.
Bộ sưu tập Celine năm nay có thêm những thiết kế dành cho nam. Được biết, Hedi đã xây dựng một xưởng may riêng để phục vụ đối tượng khách hàng mới của hãng.
Giới mộ điệu cho rằng có quá nhiều điểm tương đồng với nhà mốt Saint Laurent trong bộ sưu tập Celine lần này. Các thiết kế tinh tế, thanh lịch và mang hơi thở nghệ thuật đương đại của Philo đã nhường chỗ cho chiếc áo khoác da, quần skinny jeans và sequin. Đây thực sự là “một chương mới”cho Celine, theo đúng như lời Hedi Slimane trả lời phỏng vấn với tờ báo Le Figaro.
Không khó để nhận ra điểm tương đồng của bộ sưu tập Celine Xuân – Hè 2019 với các thiết kế từ thương hiệu Saint Laurent.
Thành trì 80 năm của Saint Laurent vẫn còn sức ảnh hưởng lớn đến Hedi Slimane.
Video đang HOT
Hedi thừa nhận tầm nhìn và phong cách của anh và Phoebe Philo, người đã tiếp quản Celine trong 10 năm với không ít thành tựu, hoàn toàn không giống nhau. Tuy nhiên, “bạn không bước vào một nhà mốt để bắt chước người tiền nhiệm của mình”, Hedi khẳng định.
Mặc dù muốn mang lại một hình ảnh Celine hoàn toàn mới, điều đó không đồng nghĩa với việc nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế người Pháp sẽ xóa bỏ hoàn toàn quá khứ: “Mục tiêu không phải là đi ngược lại hoàn toàn với những gì họ (người tiền nhiệm) đã làm. Đó là một nhận xét sai lệch. Tôn trọng có nghĩa là bảo tồn tính toàn vẹn của mỗi cá nhân, đồng thời nhận ra những thứ thuộc về một người khác bằng nhận thức trung thực”. Như một cách tôn trọng lịch sử, Hedi đã đặt tên thiết kế túi xách đầu tiên, The 16, theo tên của trụ sở chính và xưởng vẽ trong một lâu đài có từ thế kỷ 17 tại 16 Rue Vivienne.
Hedi đặt tên thiết kế túi xách đầu tiên theo tên của trụ sở chính như một cách tôn trọng di sản thương hiệu, song điều đó dường như vẫn chưa đủ.
Dù hàng ghế đầu có nhiều nhân vật nổi tiếng như Karl Lagerfeld, Catherine Deneuve, Lou Doillon, Joséphine de La Baume, Alexa Chung, ca sĩ Lady Gaga – người sở hữu chiếc túi The 16 đầu tiên, bộ sưu tập Celine Xuân – Hè 2019 đã khiến người hâm mộ trung thành không khỏi tiếc nuối. Họ thất vọng vì không còn thấy một Celine tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ bằng những thiết kế giàu mỹ cảm, đầy sáng tạo và mang đậm dấu ấn riêng như trước. Sự ra đi của Phoebe Philo dường như để lại một khoảng trống quá lớn.
Người hâm mộ cảm thấy tiếc nuối cho thời kỳ hưng thịnh của Celine trong với dấu ấn của Phoebe Philo một thập kỷ qua.
Trong khi đó, số ít lại hiểu cho áp lực tăng doanh thu của một người kế nhiệm mới. Chủ tịch LVMH và Giám đốc điều hành Bernard Arnault tuyên bố vào tháng 1 năm nay, Celine sẽ đạt được ít nhất từ 2,3 tỷ đến 3,4 tỷ đô la Mỹ trong vòng 1 năm. Con số này vượt qua những gì Philo đã làm cho Celine trong suốt 10 năm qua khi doanh thu chỉ đạt ở con số 828 triệu USD. Do đó, Slimane, người đã giúp Saint Laurent đạt doanh thu 1,39 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016 (tăng hơn 150% so với năm 2012) đã tận dụng thế mạnh và những di sản đã đạt được khi còn giữ vị trị giám đốc sáng tạo tại Saint Laurent.
Ví dụ của Celine chứng minh rằng các thiết kế mang giá trị nghệ thuật cao là yếu tố cần nhưng chưa đủ để tăng doanh thu cho một công ty.
Theo tác giả Landon Peoples của trang Refinery29: “Ít nhất là ngay bây giờ, phụ nữ cần Celine của-quá-khứ hơn bao giờ hết. DNA và tác động của nó trong các chiến dịch #MeToo và Time Up không thể rõ ràng hơn”. Vì thế, Landon cho rằng “việc ra mắt của Slimane có vẻ là một khởi đầu sai lầm trong thời gian nên là giai đoạn lịch sử nhất của Celine”.
Theo elle.vn
Dấu ấn của các nhà thiết kế Trung Quốc tại Tuần lễ Thời trang New York 2019
Không chỉ chinh phục giới mộ điệu bằng những bộ sưu tập đầy mê hoặc, các nhà thiết kế Trung Quốc còn góp phần thay đổi tư duy thời trang của làng mốt trong tương lai.
Trước thềm Tuần lễ Thời trang New York, làng mốt được chứng kiến các nhà thiết kế Trung Quốc lần lượt đổ xô về kinh đô thời trang nước Mỹ để chuẩn bị cho một trong những sự kiện nổi bật nhất mùa mốt Xuân - Hè 2019. Là sự kiện thời trang thường niên, New York không chỉ là thánh địa dành cho các nhà mốt tên tuổi mà còn là bệ phóng của những gương mặt mới muốn tạo dấu ấn trên bản đồ thời trang thế giới.
Với sự góp mặt của 33 nhà thiết kế cùng các thương hiệu đến từ Trung Quốc, Tuần lễ Thời trang New York 2019 đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành công nghiệp thời trang nước này. Danh sách các thương hiệu đình đám quy tụ tại sự kiện năm nay có thể kể đến Bosideng, JNBY, Semir cùng các nhà thiết kế hàng đầu như Jason Wu, Taoray Wang và Vivienne Hu.
Jason Wu... (Ảnh: Getty Images)
...và Vivienne Hu (phải) là hai trong số những nhà thiết kế Trung Quốc góp mặt tại Tuần lễ Thời trang New York 2019 (Ảnh: Fashionmaniac)
Giữ cương vị Trưởng khoa Thời trang tại một trong những trường đào tạo thiết kế và nghệ thuật lâu đời nhất nước Mỹ Parsons, NTK kỳ cựu Simon Collins cũng từng là giám đốc sáng tạo của các nhãn hiệu nổi tiếng như Nike, Polo và Zegna.
Trước sự đổ bộ của loạt các nhà thiết kế Trung Quốc tại những sự kiện thời trang hàng đầu thế giới, Simon Collins chia sẻ: "Tôi cho rằng họ vẫn chưa khai thác hết các thế mạnh của mình. Vấn đề mà các nhà thiết kế và nhãn hàng thời trang Trung Quốc đang gặp phải chính là họ tổ chức rất nhiều buổi trình diễn, nhưng đôi khi, họ chọn hợp tác với đội ngũ ê-kíp chưa thật sự "mát tay". Đa số khách mời đến thưởng lãm đều là người Trung Quốc bản xứ. Do đó, bản thân họ vẫn chưa nhận lại được những gì mình xứng đáng".
Simon Collins đưa ra những lập luận sắc sảo về ngành công thiệp thời trang Trung Quốc. (Ảnh: Mireya Acierto)
NTK Simon Collins cũng cho rằng: "Giới mộ điệu dường như đã không còn mặn mà với nguồn cảm hứng thời trang mang âm hưởng Trung Hoa. Việc các nhà thiết kế tham chiếu các chất liệu mang đậm tinh thần Trung Quốc như ngầm khẳng định nhà thiết kế đó đến từ đất nước triệu dân. Họ nên học cách tư duy phóng khoáng hơn".
Khác với Trung Quốc, ngành công nghiệp thời trang phương Tây không đặt nặng vấn đề kết nối khách hàng với thiết kế trang phục thông qua các yếu tố văn hóa nổi bật. Taoray Wang chính là một trong những nhà thiết kế Trung Quốc thành công trong việc kể câu chuyện thời trang của chính mình bằng ngôn ngữ và tư duy cởi mở.
Nhà thiết kế Trung Quốc Wang Tao là "ẩn số" tạo nên thành công của thương hiệu Taoray Wang trên thị thường thời trang quốc tế (Ảnh: Dia Dipasupil/Getty Images)
Simon Collins chia sẻ: "Khi chiêm ngưỡng bộ sưu tập của Taoray Wang, những đôi mắt tài tình của các tín đồ sành mốt sẽ không thể nhận ra đây là những trang phục đến từ một nhà thiết kế Trung Quốc. Ngành công nghiệp thời trang Trung Quốc bao hàm nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo, tuy nhiên, các nhà thiết kế không nên áp đặt những yếu tố này vào tư duy của khách hàng".
Ra mắt lần đầu tiên tại Tuần lễ Thời trang New York 2014, NTK Wang Tao và thương hiệu thời trang cùng tên đã từng bước chinh phục giới mộ điệu và trở thành một trong những điểm nhấn đặc biệt của sự kiện thời trang nổi bật này.
Các thiết kế trang phục từ thương hiệu Taoray Wang luôn mang đậm hơi thở thời trang quốc tế. (Ảnh: Imaxtree)
Đồng quan điểm với Simon Collins, NTK Wang Tao cho biết: "Dưới góc độ của một thương hiệu thời trang nhắm đến thị trường toàn cầu, đối tượng khách hàng sẽ không được đánh giá bằng các yếu tố chủng tộc hay quốc tịch. Khách hàng của tôi thường đến từ nhiều quốc gia khác nhau, có học thức và đam mê dịch chuyển. Vì vậy, họ trân trọng sự đa dạng văn hóa, có tư duy cởi mở và dám thử những điều khác biệt".
Trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang New York 2019, bộ sưu tập mới nhất của Taoray Wang đã phá vỡ những chuẩn mực về màu sắc của các thiết kế suit khi bổ sung các gam màu sinh động như xanh dương và hồng, bên cạnh bảng màu chủ đạo trắng-đen-xám.
Ảnh: Imaxtree
Các gam màu tươi sáng như hồng nude và vàng nhạt bắt nhịp cực ngọt cùng phom dáng cổ điển của những bộ suit trứ danh của Taoray Wang. (Ảnh: Imaxtree)
Trả lời phỏng vấn về bộ sưu tập lần này, Wang Tao cho biết: "Nguồn cảm hứng để tôi sáng tạo nên các thiết kế chính là những khách hàng của tôi. Khi cùng bàn luận về thời trang, họ đều hỏi liệu tôi có thể sử dụng các gam màu ấn tượng hơn cho các thiết kế mới được không. Tôi nghĩ đã đến lúc nhìn nhận nghiêm túc về những khách hàng của mình - những phụ nữ thành đạt trong công việc, đồng thời cũng là những tín đồ trung thành của phong cách nữ tính".
Danh sách khách hàng toàn những gương mặt đình đám của Taoray Wang (Ảnh: Dia Dipasupil)
Taoray Wang là một trong những nhà thiết kế yêu thích của Tiffany Trump (Ảnh: Dia Dipasupil)
Cùng với chuỗi các cửa hàng đặt tại Thượng Hải và Bắc Kinh, thương hiệu Taoray Wang sẽ bắt đầu mở rộng chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế khi khai trương cửa hàng mới tại khu phố Soho, New York.
Là giám đốc phát triển kinh doanh của một trong những tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc JD, Harlan Bratcher chịu trách nhiệm chính trong việc đưa các thương hiệu thời trang phương Tây đến với thị trường Trung Quốc. Xuất hiện tại một hội thảo về thời trang cùng Simon Collins và Wang Tao, ông Bratcher chia sẻ: " Khi dạo bước trên những con phố sầm uất của Thượng Hải, Bắc Kinh hay Hàng Châu, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều người khoác lên mình các thiết kế đến từ những thương hiệu xa xỉ như Valentino, Balenciaga, YSL. Tôi cho rằng hơn 60% khách hàng của các thương hiệu thời trang cao cấp tại Trung Quốc nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30".
Thời trang cao cấp đang đón chào nhu cầu bùng nổ từ các khách hàng trẻ Trung Quốc (Ảnh: Imaxtree)
Khi bàn về tương lai của ngành công nghiệp thời trang Trung Quốc, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành bán lẻ thời trang, ông Bratcher nhận định: "Trung Quốc là một thị trường đầy hứa hẹn khi sở hữu 500 triệu dân thuộc thế hệ Millennials (trong độ tuổi từ 19 đến 35). Với trình độ học thức cao, thế hệ Millennials được dự đoán sẽ là những khách hàng tiềm năng của các sản phẩm thời trang cao cấp". Ông cũng đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc không có các thương hiệu nổi tiếng với độ phủ sóng toàn cầu như bia TsingTao.
NTK Wang Tao chia sẻ: "Sẽ mất nhiều thời gian để các thương hiệu cũng như các nhà thiết kế Trung Quốc làm được điều tương tự. Đặc biệt, nền kinh tế Trung Quốc chỉ mới bắt đầu khởi sắc trong giai đoạn 10 đến 15 năm trở lại đây. Tôi tin rằng, trong vài năm tới, chúng ta sẽ có bước chuyển mình. Bên cạnh đó, vấn đề không chỉ nằm ở các nhà thiết kế. Khách hàng cũng cần thời gian để tìm hiểu, chấp nhận và tin tưởng các thương hiệu thời trang".
Theo elle.vn
Mùa Thu trở nên "nóng" hơn bao giờ hết với xu hướng giày tia lửa Giày tia lửa là mẫu giày có thể tạo được điểm nhấn "xuất thần" cho mọi cô gái sở hữu. Khoảng 6 năm trước, giày tia lửa của hãng thời trang Prada đã tỏa nhiệt "hừng hực" trong BST Xuân - Hè 2012 với tên gọi Women and Car Engines. Đúng như tên gọi của BST, những đôi giày được lấy cảm hứng...