Bộ sưu tập bảo vật của triều Nguyễn tại Lâm Đồng
Các bảo vật do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác lần đầu được Bảo tàng Lâm Đồng trưng bày phục vụ du khách tham quan, thưởng lãm.
Có 124 bảo vật cung đình triều Nguyễn được cung đình Huế chuyển giao cho bảo tàng Lâm Đồng. Các nhà khoa học cho rằng, các hiện vật có từ cung đình triều Nguyễn, được gia đình Vua Bảo Đại đưa từ Huế vào Đà Lạt sau năm 1945, do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác, có niên đại từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Bộ nấu ăn được sử dụng trong cung đình triều Nguyễn. Đây là quà tặng ngoại giao có xuất xứ từ châu Âu.
Trấn phong làm bằng bạc với các hoa văn rồng uốn lượn xung quanh, chính giữa phía trên nạm ngọc, chữ hán được mạ vàng. Vật dụng được Ngự xưởng chế tác nhân dịp Hoàng đế Bảo Đại sinh nhật 40 tuổi – “Vạn thọ tứ tuần đại khánh”.
Đỉnh ngọc được chế tác tinh xảo dùng trang trí trong thư phòng các đời vua triều Nguyễn.
Video đang HOT
Chén ngọc dát vàng. “Đây là bộ sưu tập quý hiếm, nhiều hiện vật được xếp vào nhóm độc bản, duy nhất có ở Bảo tàng Lâm Đồng, được chế tác thủ công rất tinh xảo, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật”, ông Phạm Hữu Thọ, Giám đốc bảo tàng Lâm Đồng, nói.
Thẻ bài ngọc do vua Khải Định ban cho Hoàng thái tử Vĩnh Thuỵ (vua Bảo Đại sau này) mặt trước khắc nổi 4 chữ hán “Khải Định trân bảo”, mặt sau khắc nổi 4 chữ “Đông cung Hoàng thái tử”.
Muỗng được nạm ngọc, đây là vật dụng quý thường chỉ được sử dụng trong các buổi yến tiệc của cung đình triều Nguyễn. Nhiều đồ vật trong hoàng cung nạm đá quý, bịt vàng, thiếp vàng đều được chạm khắc công phu, hoa văn tinh xảo.
Bình phong bằng gỗ được kết hợp hài hòa với hoạ tiết chạm khắc ngọc ở chính giữa
Nghiên mực bằng ngọc.
Cù lao dùng để nấu nước, do các thành viên trong Ngự xưởng chế tác.
Lọ ngọc dùng để trang trí trong thư phòng cung đình Huế, có xuất xứ từ thời nhà Thanh (Trung Quốc). Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là vật dụng trong quá trình ngoại giao hoặc buôn bán rồi được đưa vào sử dụng trong nhiều đời vua triều Nguyễn.
Đài sen bằng ngọc.
Ông Phạm Hữu Thọ, giám đốc bảo tàng Lâm Đồng cho biết, bảo tàng sẽ mở cửa phục vụ du khách từ đây cho đến quốc khánh 2/9. Trong thời gian tạm ngưng, bảo tàng sẽ bổ sung thêm các hiện vật và tiếp tục phục dụ du khách dịp Festival hoa cuối năm.
Khánh Hương – Duy Khôi
Theo VNE
Đến trang trại "triệu đô" mua nông sản và... du lịch
Với kỹ thuật sản xuất tiên tiến từ công nghệ Israel, trang trại của ông Lê Văn Út ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đã cho ra những sản phẩm nông sản sạch và đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn.
Đại gia "bén duyên" nghề nông
Trong lần đến Đà Lạt, ông Lê Văn Út - một doanh nhân ở TP.HCM được người quen đưa vào thăm quan vườn rau của một gia đình ở phường 8, TP.Đà Lạt. Ngay lần đầu vào đây, ông Út đã bị cuốn hút bởi mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để cho ra sản phẩm sạch và xuất khẩu. Quy trình sản xuất rau tự động, khép kín từ khâu ươm giống tới bảo quản sau thu hoạch và vận chuyển đi tiêu thụ. Ông Út lại được chủ vườn rau nhiệt tình tiết lộ lợi nhuận "khủng" từ mô hình sản xuất nông nghiệp này. Vậy là khi trở về nhà, ông Lê Văn Út bàn bạc với gia đình, lên Lâm Đồng mua đất đầu tư làm nông nghiệp.
Sản xuất nông sản ở trang trại Kiến Huy được ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Duy Hậu
"Kiến Huy sử dụng phân bón hữu cơ, "kiêng kỵ" các chất hóa học, đồng thời trồng thêm nhiều loại cây đối kháng để hạn chế các loại côn trùng gây hại trên cây trồng". Anh Nguyễn Phượng
Tháng 2.2016, ông Út tìm mua được 3ha đất tại thôn Đạ Đum 2, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 20km. Bao quanh khu đất là rừng thông, nguồn nước suối từ rừng chảy ra rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch. Được sự tư vấn của những người thân quen ở Đà Lạt, ông Út lập trang trại rau sạch Kiến Huy và tiếp tục mở rộng diện tích. Đến nay, trang trại của ông đã có diện tích lên tới trên 12ha.
Sạch để xuất khẩu và du lịch
Mục tiêu sản xuất mà trang trại của ông Lê Văn Út hướng tới là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sạch, vì sức khỏe người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu bằng những hợp đồng với đối tác ổn định, lâu dài. Bên cạnh đó, xây dựng trang trại trở thành mô hình tham quan nông nghiệp cho du khách khi tới Đà Lạt.
Để xác định loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, ông Út đã nhờ chuyên gia nghiên cứu phân tích mẫu đất, nguồn nước trong vùng. Dựa trên kết quả này, trang trại Kiến Huy đã lựa chọn những cây trồng phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trang trại đầu tư 4ha nhà kính kiên cố, thông thoáng, với hai hệ thống tưới song song gồm phun sương làm mát và tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây. Khi nhiệt độ trong nhà kính vượt quá điều kiện cho phép, có thể gây bất lợi cho cây trồng thì hệ thống phun sương làm mát sẽ hoạt động. Các chất dinh dưỡng, phân bón được hòa trực tiếp vào nước để chăm sóc, nuôi cây.
Trang trại còn tự ươm và xử lý ngay từ khi cây non vừa nảy mầm, đảm bảo cây trước khi đưa ra trồng phải đạt chất lượng tốt nhất, có khả năng kháng bệnh, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng. Hiện, trang trại trồng gần chục giống cà chua, gần 1ha ớt chuông, 5.000m2 dâu tây, 1.000m2 dưa pepino, 4,5ha cam... Các sản phẩm ở đây được bán với giá cao hơn ở thị trường từ 50-100% tùy từng loại rau quả.
Anh Nguyễn Phượng - quản lý trang trại và chịu trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho biết: Trang trại Kiến Huy trồng rau, cây trái theo tiêu chuẩn VietGAP để cho ra sản phẩm sạch, an toàn cho người dùng. Ngoài việc đầu tư công nghệ sản xuất của Israel (khoảng 220 triệu đồng/1.000m2) còn đòi hỏi việc sản xuất phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Hiện, trang trại đã đầu tư lên đến hơn 50 tỷ đồng và từ giữa năm 2016 đã cung cấp nông sản ra thị trường. Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng nhờ sự đầu tư hiện đại cùng với những sản phẩm nông sản chất lượng cao, tất cả các loại cây trồng trong trang trại Kiến Huy đều phát triển rất tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Kiến Huy đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách khi tới Đà Lạt.
Theo Danviet
Kỷ luật cảnh cáo Chánh thanh tra thành phố xây dựng sai phép UBND TP Đà Lạt vừa ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt chính quyền đối với ông Lê Hoàng, Thành ủy viên, Chánh Thanh tra TP Đà Lạt. Trước đó, ông Hoàng đã bị kỷ luật về mặt Đảng do xây dựng công trình sai phép. Theo đó, ông Lê Hoàng đã cố ý vi...