Bổ sung vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em vào công tác mặt trận 2021
Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp hơn.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu khai mạc hội nghị – Ảnh: MTTQ
Ngày 30-12 diễn ra hội nghị trực tuyến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ 6, khóa IX.
5 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022
Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết trong năm 2022, MTTQ Việt Nam triển khai 5 nội dung trọng tâm.
Trước hết, tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 và đẩy mạnh phong trào thi đua phục hồi phát triển kinh tế.
Tập trung chỉ đạo xây dựng 3 đề án và 1 chỉ thị trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định. Nâng cao thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội. Đa dạng hóa cách thức lắng nghe được nhiều ý kiến của các tổ chức thành viên, kịp thời tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Cùng với đó, tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.
Bà Hà Thị Nga nêu ý kiến trên thực tế hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em có chiều hướng tăng lên – Ảnh: MTTQ
Video đang HOT
Bổ sung nắm bắt dư luận xã hội về bạo lực, xâm hại, mua bán người
Nêu ý kiến tại hội nghị, bà Hà Thị Nga, chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đề nghị báo cáo kết quả công tác mặt trận năm 2021 cần bổ sung nội dung nắm bắt tình hình dư luận xã hội về vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, mua bán người. Trên thực tế, hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em có chiều hướng tăng lên và có diễn biến phức tạp hơn.
Bà cũng góp ý cần nhấn mạnh thêm mong muốn của người dân và cử tri gửi tới các bộ, ngành để có cơ chế căn cơ, lâu dài hơn hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống trong đại dịch COVID-19.
Cùng quan điểm, thiếu tướng Võ Sở, chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, cho rằng trước diễn biến của dịch, MTTQ cần lưu tâm đến vấn đề quan tâm, chăm lo người lao động bởi hiện nay, các khu công nghiệp, nhà máy, công xưởng là những nơi tập trung nhiều người.
“Vai trò của MTTQ Việt Nam cần được thể hiện mạnh mẽ hơn để phối hợp với các sở, ngành tại địa phương đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Đồng thời tổ chức rà soát những người lao động tự do bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh để có chính sách chăm lo, hỗ trợ cho người lao động vượt qua khó khăn trong cuộc sống” – ông nêu.
Trong công tác đối ngoại nhân dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Tài Phương, ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đề xuất Mặt trận cần tổ chức các đoàn chuyên trách đến thăm, tiếp cận cụ thể đời sống của các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các doanh nghiệp, trí thức, lãnh đạo hội đoàn.
Đặc biệt, gắn kết được trong 500.000 trí thức và khoảng 200.000 doanh nhân hoạt động ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội trên toàn cầu. Đồng thời, thể hiện vai trò của Mặt trận thông qua việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của kiều bào khi về sống hoặc đầu tư ở trong nước.
Tổ chức 21.728 cuộc giám sát
Theo báo cáo của MTTQ 58/63 tỉnh, thành phố, mặt trận các cấp đã tổ chức 21.728 cuộc giám sát, trong đó cấp tỉnh chủ trì giám sát 454 cuộc, cấp huyện giám sát 3.327 cuộc, cấp xã giám sát 17.947 cuộc.
Tổng số hoạt động giám sát, phối hợp với các cơ quan hữu quan là 29.027 cuộc. Trong đó có 3 chuyên đề giám sát tiếp công dân, giám sát cán bộ, đảng viên và giám sát Luật đất đai được triển khai trong hệ thống MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, đã kiến nghị nhiều nội dung xác đáng
Những người phụ nữ hết lòng vì dân trong mùa dịch COVID-19
Trong những ngày TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội, nhiều hội viên Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã không quản ngày đêm chăm lo công tác an sinh cho người dân.
Nhiều chị em đã trở thành F0, đối mặt với ranh giới sinh tử, nhưng ngay khi khỏi bệnh, các chị lại tiếp tục "lăn xả" vào công việc với mục tiêu "không ai bị bỏ lại phía sau".
Trong suốt mùa dịch vừa qua, các chị em hội phụ nữ đã thực hiện phân chia, vận chuyển quà an sinh để chăm lo tốt nhất cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Làm việc có ý nghĩa là hạnh phúc
Khi dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Phường 10 (Quận 4) đã không ngại khó khăn, nguy hiểm, xông pha đi đầu trong các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.
Thậm chí, để có thể yên tâm tham gia công tác chống dịch, chị Mai đã gửi đứa con trai 8 tuổi về nhà bà ngoại và đến nay cũng đã được hơn 4 tháng.
Chị Thanh Mai đi trao quà cho người già khó khăn vì dịch bệnh tại địa bàn. Ảnh: NVCC
Không chỉ làm các công việc được phân công, chị đã nhanh nhẹn liên hệ với doanh nghiệp, đơn vị để vận động kinh phí hay những suất cơm, những bao gạo, nhu yếu phẩm, rau củ quả... gửi đến người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Theo đó, chị đã vận động được 25 triệu đồng tiền mặt; 4 tấn gạo; 5,5 tấn rau, củ; 200kg đường; 100 thùng nước suối và hơn 800 phần quà nhu yếu phẩm, thuốc... Trước đó, mỗi ngày, chị còn vận động 1.200 suất cơm của các bếp ăn từ thiện để gửi đến các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, các khu vực bị phong tỏa.
"Tôi rời khỏi nhà từ lúc 5 giờ sáng mỗi ngày để kịp đến phường hỗ trợ tổ hậu cần tiếp nhận, phân chia lương thực, thực phẩm nhằm kịp thời mang đến trao cho các hộ dân vào sáng sớm. Gần trưa, tôi bắt đầu chuẩn bị nguyên vật liệu để nấu cơm trưa, cơm chiều cho anh em tham gia chống dịch. Tranh thủ nấu cơm xong, tôi lại đi siêu thị để mua đồ giúp người dân trong mùa dịch. Kết thúc công việc và trở về nhà, khi đó thường là 21 giờ, thậm chí có ngày tôi về đến nhà khi đã gần 2 giờ sáng. Mặc dù "mang tiếng" được về nhà, nhưng về đến nhà là tôi và chồng lại tranh thủ bàn bạc các công việc chăm lo an sinh cho người dân, bởi chồng tôi cũng là một cán bộ tại địa bàn và anh rất nhiệt tình, ủng hộ tôi tham gia các công tác chống dịch tại địa phương", chị Thanh Mai tâm sự.
Trong đợt dịch lần thứ tư, mỗi ngày, các chị em phụ nữ trong Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã nấu hàng ngàn suất cơm tặng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Trong hàng tháng trời tham gia chống dịch, có đôi lúc chị Thanh Mai cũng thấy mệt mỏi, nhất là khi nhận được tin 4 thành viên trong gia đình đều dương tính với virus SARS-CoV-2. "Thay vì lo lắng, bất an, vợ chồng tôi lại động viên nhau cùng cố gắng, mạnh mẽ để chiến đấu với dịch bệnh. Sau thời gian điều trị, được sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, các thành viên gia đình tôi cũng đã khỏi bệnh. Sau khi khỏi bệnh, vợ chồng tôi lại cùng nhau tiếp tục tham gia vào công tác chống dịch tại địa phương", chị Mai cho biết.
Theo chị Thanh Mai, mỗi người đều có cơ hội chọn cho mình một lẽ sống, nhưng đối với chị, lẽ sống mà chị đã và đang hướng đến là mỗi ngày được sống và làm việc ý nghĩa cho đời. Đó cũng là niềm hạnh phúc của chị. Chính nhờ sự hăng say, nhiệt tình với công việc, chị Mai cũng đã góp sức cùng địa phương hoàn thành tốt vai trò chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Không có thời gian để sợ
Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư vừa qua, người dân ở Phường 13 (Quận 6) cũng quá quen thuộc với hình ảnh của một cán bộ trẻ trung, nhiệt tình tham gia công tác chống dịch tại địa bàn. Đó là chị Nguyễn Thị Ngọc Linh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Phường 13. Theo đó, hàng ngày, chị Linh cùng với các chị em trong hội đã chia nhau chở từng túi gạo, bó rau, thùng mỳ... đến từng ngõ hẻm để phát cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, hộ dân đang bị cách ly, phong tỏa...
Công việc khuân vác hàng hóa khá vất vả, nhưng trong mùa dịch vừa qua, nhiều chị em đã trở thành những người khuân vác chuyên nghiệp.
Chị Ngọc Linh cho biết, mong muốn của các cán bộ cơ sở là chung tay cùng các cấp, ban ngành, đoàn thể chăm lo tốt nhất cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, người đang thực hiện cách ly y tế vì dịch bệnh COVID-19. Với phương châm "không để ai ở lại phía sau", tất cả chị em phụ nữ tại phường đều nhiệt tình, hăng sai tham gia rất nhiều công tác chống dịch, từ hỗ trợ công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phát quà an sinh cho người dân đến việc tham gia vận động kinh phí, thực phẩm từ các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm để đi chăm lo cho người dân.
Tham gia nhiều công việc cùng lúc, chị cũng không biết mình bị nhiễm virus SARS-CoV-2 từ lúc nào. Đến khi phát hiện mình mắc COVID-19, thì cả gia đình chị đã có 8/9 người trở thành F0.
"Thực sự lúc đó tôi không nghĩ gì ngoài việc phải chuẩn bị hành trang, thuốc men cho các thành viên trong gia đình để chuẩn bị đi cách ly. Tôi có lo nhưng không có thời gian để sợ. Vì quen với công tác hội phụ nữ nên khi trở thành F0, thay vì ủ rũ, tôi tìm giải pháp trấn an tinh thần cho tất cả mọi người. Tôi lên kế hoạch cụ thể chăm sóc cho từng người và cả bản thân mình. Lúc đó, tôi lo nhất là mẹ tôi, vì mẹ tôi có bệnh nền và mới bị tai biến năm ngoái", chị Linh kể lại.
Chị Ngọc Linh (bìa trái) đi trao quà an sinh cho người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly. Ảnh: NVCC
"Khi cả nhà trở thành F0, mọi người cũng bị chia ra tứ phương, mỗi người mỗi nơi nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên động viên nhau qua điện thoại để cùng nhau vượt qua dịch bệnh. Khi đó, nhà tôi chỉ còn một thành viên không bị mắc COVID-19 nên ai cũng cố gắng bảo vệ sức khỏe cho em ấy. Hoàn cảnh gia đình tôi khi đó giống như cả nhà đang trong một cuộc đua, ai cũng quyết tâm giữ cho người còn lại không bị nhiễm, nhất định không thể thua COVID-19. May mắn là mọi người đều khỏi bệnh và bình an trở về an toàn", chị Linh vui vẻ cho biết.
Dù mắc COVID-19 nhưng chị Linh vẫn không để công việc của Hội bị gián đoạn trong thời gian cách ly điều trị. Theo đó, chị vẫn vạch ra các kế hoạch cần thiết và bố trí các cán bộ còn lại tiếp tục duy trì công việc của Hội. "Trong lúc bị bệnh, tôi chỉ ngưng tham gia công việc trực tiếp tại cơ sở, nhưng tôi vẫn điều hành trực tuyến cho các đồng nghiệp ở nhà. Tôi còn thường xuyên nhắn tin thăm hỏi, động viên cán bộ hội khi làm việc. Khi vận động được nhà hảo tâm hỗ trợ quà cho người dân, tôi vẫn kết nối, bàn giao lại cho các cán bộ hội khác để công việc không bị đứt gãy. Cũng may mắn có các dì, các chị thay mình gánh vác, mọi việc chăm lo an sinh cho người dân trong thời gian tôi đi cách ly, chữa bệnh đều thuận lợi", chị Linh kể thêm.
Chị Ngọc Linh luôn vui vẻ, yêu đời và hăng say với các công việc chăm lo an sinh cho người dân trong mùa dịch. Ảnh: NVCC
Ngay sau khi khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly tại nhà, chị Linh và 3 thành viên trong gia đình đã cùng một số F0 đã khỏi bệnh khác thành lập nhóm "F0 khỏi bệnh giúp đỡ F0 mắc mới". Công việc của nhóm là tư vấn, động viên, hỗ trợ, chăm sóc cho các F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà và F0 test nhanh dương tính chưa kịp đưa đi cách ly cùng với sự tham vấn của bác sĩ chuyên môn tại Bệnh viện An Bình và Bệnh viện Nhi đồng 1.
"Các F0 đã khỏi bệnh ít có nguy cơ tái nhiễm, với kinh nghiệm bản thân, họ có thể là điểm tựa vững vàng cho các F0 tại cộng đồng, góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên đang quá tải ở thời điểm đỉnh dịch", chị Linh cho biết.
Xóa sổ đường dây đưa người trốn đi nước ngoài Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an ngày 30/9 cho biết, đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" xảy ra tại Thanh Hoá, Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng và các tỉnh. Căn cứ vào hành vi phạm tội của các đối tượng, Cơ quan ANĐT Bộ Công...