Bổ sung thành viên BCĐQG phòng, chống dịch bệnh virus Corona
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 216/QĐ-TTg bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
Ban Chỉ đạo họp triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh do virus nCoV gây ra. Ảnh VGP/Trần Mạnh
Cụ thể, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia gồm:
1. Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo.
2. Ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo.
3. Ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành viên.
4. Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Thành viên.
5. Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Thành viên.
Trước đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona trên toàn quốc.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chỉ đạo việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp của Bộ Y tế phòng, chống dịch bệnh này.
Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các cấp có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh.
Thành lập 4 tiểu ban chống dịch nCoV
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra vừa ký Quyết định số 80/QĐ-BCĐQG về việc thành lập các tiểu ban chống dịch.
Quyết định nêu rõ, thành lập 04 Tiểu ban chống dịch để tham mưu, giúp việc cho Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) gồm:
1. Tiểu ban Giám sát.
2. Tiểu ban Điều trị.
3. Tiểu ban Truyền thông
4. Tiểu ban Hậu cần.
Tiểu ban Giám sát do ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng tiểu ban; ông Hoàng Đăng Nhiễu, Phó Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng, Phó trưởng Tiểu ban; ông Nguyễn Văn Thống, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, Phó trưởng Tiểu ban.
Thành viên Tiểu ban Giám sát gồm đại diện các Bộ: Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo và các thành viên khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan cử theo đề nghị của Trưởng tiểu ban.
Tiểu ban Điều trị do ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng tiểu ban; ông Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, Phó trưởng Tiểu ban; ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Phó trưởng Tiểu ban.
Thành viên Tiểu ban Điều trị gồm đại diện các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải và các thành viên khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan cử theo đề nghị của Trưởng tiểu ban.
Tiểu ban Truyền thông do ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Trưởng tiểu ban; ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Tiểu ban.
Thành viên Tiểu ban Truyền thông gồm đại diện các Bộ, cơ quan: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các thành viên khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan cử theo đề nghị của Trưởng tiểu ban.
Tiểu ban Hậu cần do ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng tiểu ban; bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Phó trưởng Tiểu ban; ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Tiểu ban.
Thành viên Tiểu ban Hậu cần gồm đại diện các Bộ: Y tế, Tài chính, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải và các thành viên khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan cử theo đề nghị của Trưởng tiểu ban.
Các Tiểu ban thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo chống dịch các cấp và các nhiệm vụ do Trưởng ban chỉ đạo giao.
Trưởng các Tiểu ban có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Tiểu ban, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu ban.
Theo danviet.vn
Dịch virus corona: Hà Nội xử lý rác thải y tế theo quy trình nào?
Trong khi chờ các cơ quan chức năng ban hành quy trình xử lý chất thải tại những nơi có dịch, Urenco Hà Nội yêu cầu các đơn vị xử lý chất thải tuân thủ quy trình ứng phó như dịch Sars năm 2003.
Những ngày qua, một số tuyến phố ở Hà Nội xuất hiện tình trạng khẩu trang y tế dùng để chống viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) bị vứt bỏ vương vãi dưới lòng đường, vỉa hè, góc tường, thậm chí ngay sát các điểm thu gom, xử lý rác thải nhưng khẩu trang y tế vẫn bị vứt bừa bãi quanh các điểm tập kết rác.
Chị Nguyễn Thị Thủy - Công nhân vệ sinh môi trường thuộc tổ 16, Xí Nghiệp Môi trường Đô thị 4 (Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường Đô thị Hà Nội - Urenco) cho biết, tình trạng này đã diễn ra nhiều ngày gần đây. "Những chiếc khẩu trang này do người dân thiếu ý thức ném ra đường, chúng tôi rất mệt với những trường hợp như thế này. Đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh nCoV đang diễn ra hiện nay"- chị Thủy nói.
Khẩu trang y tế được vứt đống ở khắp các con đường ở Hà Nội.
Theo đại diện Urenco Hà Nội, lượng rác trước Tết từ ngày 23 Tháng Chạp đến 29 Tết tăng đến 50%. Sau đợt Tết, bắt đầu từ mùng 2 Tết đến nay, lượng rác sinh hoạt tiếp tục tăng trên 30%.
Không chỉ đối mặt với lượng rác tăng nhiều lần, công nhân môi trường đang là đối tượng dễ bị ảnh hưởng, lây nhiễm bởi dịch nCoV diễn ra phức tạp. Nhiều công nhân cho biết, do tiếp xúc với nhiều nguồn rác nên đa số công nhân đều tự trang bị thêm khẩu trang, cồn rửa tay để phòng bị cho cá nhân và người thân trong gia đình.
Cùng với đó, các Công ty môi trường đều đã có tập huấn, tuyên truyền để cán bộ công nhân viên tự bảo vệ sức khỏe bản thân.
Urenco Hà Nội cũng vừa có công văn yêu cầu toàn bộ cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm túc các biện pháp chống dịch cho cá nhân theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Đặc biệt, đối với người lao động thu gom chất thải y tế và công nhân thường xuyên tiếp xúc với rác thải phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động.
Đặc biệt, trong khi chờ các cơ quan chức năng ban hành quy trình xử lý chất thải tại những nơi có dịch, Urenco Hà Nội yêu cầu các đơn vị xử lý chất thải tuân thủ quy trình ứng phó như dịch Sars năm 2003.
Được biết, hiện Urenco Hà Nội đang xử lý chất thải y tế cho một số bệnh viện của Hà Nội như: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Xanh Pôn...
"Công ty đã có công văn gửi Sở Y tế, các bệnh viện đề nghị phải phân tách riêng các loại rác từ nguồn bệnh nhân có nguy cơ nhiễm dịch. Trước khi thu gom công nhân mặc bảo hộ, khẩu trang, kính, ủng an toàn. Trước khi thu gom phun khử khuẩn đậm đặc, khi thu gom đưa lên thùng tiếp tục phun diệt khuẩn. Quy trình xử lý chất thải được phân tách riêng, hấp sấy bằng nhiệt độ cao trước khi xử lý"- đại diện Urenco cho hay.
Theo danviet.vn
Hà Nội:Cách ly thêm 3 người nghi nhiễm nCoV ở Thanh Xuân, Long Biên TP.Hà Nội vừa cách ly thêm 3 trường hợp mới nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) ở quận Long Biên và Thanh Xuân. Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, tính...