Bổ sung quyền của Chủ tịch nước đối với các lực lượng vũ trang
Dự thảo Hiến pháp mới trình Quốc hội chiều 20/5 rút phương án quy định bổ sung quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại luật đã được thông qua. Đề xuất không quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội cũng không được chấp nhận.
Bản báo cáo về viêc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân do Chủ tịch UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nguyễn Sinh Hùng ký có một số nội dung thay đổi trong chương quy định về Chủ tịch nước, Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Cụ thể, về thẩm quyền của Chủ tịch nước đối với hoạt động lập pháp, báo cáo liệt kê ý kiến đề nghị bổ sung quy định trước khi công bố luật, Chủ tịch nước tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, đề nghị Quốc hội xem xét lại luật đã được Quốc hội thông qua (như thể hiện trong một phương án của bản Dự thảo trình UB Thường vụ Quốc hội xem xét trước đó).
Giải trình về quan điểm này, đại diện Ban Biên tập dự thảo Hiến pháp sửa đổi nêu rõ, theo nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước. Tuy nhiên, Chủ tịch nước lại do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Chủ tịch nước đã tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và ban hành luật. Theo hướng lập luận này, Chủ tịch nước có quyền nêu ý kiến không tán thành trong quá trình thảo luận, xây dựng luật.
Do vậy, cơ quan soạn thảo quyết định loại bỏ phương án quy định quyền phủ quyết luật của Chủ tịch nước khỏi dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này.
Video đang HOT
Về thẩm quyền của Chủ tịch nước đối với hoạt động hành pháp, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tán thành với phương án “dung hòa” giữa các hướng thiết kế về vấn đề bổ sung quyền cho Chủ tịch nước. Cụ thể, “Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.
Như vậy, Chủ tịch nước không thể yêu cầu Chính phủ họp bàn và chủ trì những cuộc họp về bất cứ vấn đề nào Chủ tịch nước quan tâm nhưng cũng không chỉ khuôn hẹp trong quy định chỉ được yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Ở góc độ khác, cơ quan soạn thảo lại “mở tối đa” quyền của Chủ tịch nước so với các hướng thể hiện trước đó. Đó là về nội dung “nới” thẩm quyền phong hàm cấp tướng và bổ nhiệm các chức danh trong quân đội.
Chủ tịch nước được khẳng định là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang. Nhiều ý kiến đề nghị ngoài thẩm quyền phong hàm, cần bổ sung quy định về thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân; đồng thời, ngoài việc bổ nhiệm, cần bổ sung việc miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị.
Loại ý kiến thứ 2 cho rằng phải quy định thêm thẩm quyền quyên bô nhiêm, miên nhiêm, cách chức các chức vụ tư lênh Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn và tương đương vì đây là các chức danh chỉ huy quân đôi, chứ không phải chức danh quản lý nhà nước.
Tiếp thu cả 2 hướng đề xuất này, UB Dự thảo đã chỉnh lý trình Quốc hội phương án bổ sung các trường hợp về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân trong các lực lượng vũ trang nhân dân và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị đối với Chủ tịch nước cho đầy đủ và phù hợp.
Đại biểu Dương Trung Quốc (phải) trao đổi thêm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong giờ nghỉ.
Đối với Chương VII – Chính phủ, ý kiến góp ý của chính cơ quan này đề nghị không quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội không được đồng ý dù Chính phủ đã biện giải, trong chức năng “hành pháp” và “hành chính” đã thể hiện rõ trách nhiệm của Chính phủ chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyêt do Quốc hội thông qua. Theo đó, về bản chất, việc Chính phủ tổ chức thực thi Hiến pháp, pháp luật chính là hoạt động chấp hành ý chí của nhân dân được thể hiện trong các đạo luật do Quốc hội ban hành, phù hợp với nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất và thuộc về nhân dân.
Việc không quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, theo quan điểm này, sẽ làm rõ hơn vai trò hành pháp và sự phân công quyền lực cho Chính phủ trong quan hệ với Quốc hội, bảo đảm tính độc lập tương đối, sự kiểm soát của cơ quan hành pháp đối với cơ quan lập pháp, tạo cơ sở để Chính phủ chủ động, năng động hơn trong quản lý, điều hành.
Tuy nhiên, Ban Biên tập dự thảo Hiến pháp sửa đổi cho rằng, Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra. Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội được nhân dân uỷ quyền ban hành Hiến pháp, luật, nghị quyết, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thiết lập nên các cơ quan hiến định trong bộ máy nhà nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Do đó, Chính phủ là cơ quan hành pháp có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo công tác với Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.
“Vấn đề này đã được quy định trong các bản Hiến pháp trước đây. Trong thực tế vừa qua, quy định này chưa thấy có gì vướng mắc, cản trở hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ” – UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp “chốt” lại quan điểm, bác ý kiến đề xuất của Chính phủ.
Quốc hội sẽ có trọn 1 ngày làm việc tại tổ (ngày 27/5) để thảo luận về bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi mới và thêm trọn 2 ngày (từ 3 – 4/6) để thảo luận tại hội trường, có truyền hình trực tiếp về nội dung này.
“Bỏ qua” quyền phúc quyết Hiến pháp Về đề nghị Hiên pháp phải được trưng câu ý dân (hoặc phúc quyết) sau khi được Quốc hội thông qua, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, thực tiễn công tác lập hiến ở Việt Nam cho thấy, nhân dân tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình lập hiến, từ việc tổng kết thi hành Hiến pháp đến việc xây dựng và tham gia ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội thông qua. Do đó, về thực chất, dự thảo sửa đổi Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, quy định Quốc hội thông qua Hiến pháp không trái với nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mặt khác, trưng câu ý dân vê Hiên pháp là viêc hê trọng nên cân phải được cân nhắc môt cách toàn diên, phù hợp với tình hình, đặc điêm của từng giai đoạn phát triên của đất nước. Do đó, trong số 2 phương án đưa ra trong bản dự thảo lần trước, dự thảo vừa được trình Quốc hội chỉ giữ lại hướng quy định “việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định”.
Theo 24h
Việt Nam khẳng định chủ quyền biển, đảo từ hàng ngàn năm trước
Ngày 9/5, tại Đồng Nai, Hội Luật gia và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị giới thiệu về lịch sử chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Tại hội nghị, nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nói chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đã được khẳng định từ hàng ngàn năm trước và hiện nay dân tộc ta đang kế thừa những giá trị mang tính liên tục của lịch sử để tiếp tục gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cũng theo nhà sử học Dương Trung Quốc, từ nhà Lê, vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời nhà Nguyễn cũng tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa...
Mới đây, tại triển lãm "Đồng Nai hướng về biển, đảo", tỉnh Đồng Nai cũng đã giới thiệu bốn tấm bản đồ cổ và 14 bản đồ của các nhà sưu tầm trong và ngoài nước khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Theo xahoi
ĐBQH Hoàng Hữu Phước: "Bài viết sai lầm chỉ là chuyện cá nhân" Câu chuyện bài viết "Tứ đại ngu" về ĐBQH Dương Trung Quốc của ông Hoàng Hữu Phước một lần nữa dược đưa ra chất vấn khi tiếp xúc cử tri. Nói về trách nhiệm, ông Phước cho rằng đó là việc cá nhân, kiệm một lời xin lỗi cử tri. Trong kỳ tiếp xúc cử tri của tổ 1, Đoàn Đại biểu Quốc...