Bổ sung quy định về tiêu chuẩn quốc tịch của đại biểu Quốc hội
Bổ sung quy định về tiêu chuẩn quốc tịch của đại biểu Quốc hội (ĐBQH), nêu rõ ĐBQH có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam là quy định đáng chú ý trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp thứ 37.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định Báo cáo thẩm tra Dự án luật (ảnh QH)
Theo Tờ trình, Ban soạn thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung 11/102 điều, khoản của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014. Qua thẩm tra, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với nội dung sửa đổi, bổ sung này.
Trong đó, bổ sung quy định về tiêu chuẩn quốc tịch của ĐBQH, về đánh giá hoạt động hằng năm đối với ĐBQH , việc xác định địa bàn cụ thể để đại biểu được chuyển sinh hoạt Đoàn ĐBQH thực hiện nhiệm vụ đại biểu nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thời gian qua.
Về tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách, Tờ trình nêu rõ, hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu, tuy nhiên quy định này không hạn chế việc có thể bố trí số đại biểu hoạt động chuyên trách nhiều hơn tỷ lệ nói trên.
Do đó, để thực hiện yêu cầu về tăng tỷ lệ Quốc hội hoạt động chuyên trách thì không cần thiết phải sửa đổi quy định của Luật mà tùy trong Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội của từng nhiệm kỳ sẽ xác định hợp lý tỷ lệ Quốc hội hoạt động chuyên trách phù hợp với yêu cầu và khả năng đáp ứng của bộ máy.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị sửa quy định của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng nâng tỷ lệ Quốc hội hoạt động chuyên trách lên mức cao hơn (37-40% hoặc 50%) để có cơ sở phấn đấu, sắp xếp cán bộ và quy định cơ cấu đại biểu một cách hợp lý, giảm số lượng đại biểu là người kiêm nhiệm.
Qua thẩm tra, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với loại ý kiến thứ nhất trong Tờ trình của Ban soạn thảo. Theo đó, đề nghị giữ nguyên quy định tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.
Cách quy định tỷ lệ tối thiểu như Luật hiện hành không ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách của Đảng mà tùy thuộc yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng nhiệm kỳ, sẽ xác định mức tăng tỷ lệ hoạt động chuyên trách một cách hợp lý trong các đề án bầu cử, có thể là 37% và cao hơn nữa.
Về bộ máy giúp việc của Đoàn ĐBQH, Dự luật quy định theo hướng có tính khái quát, không nêu tên Văn phòng Đoàn ĐBQH với tính chất là một đơn vị độc lập giúp việc cho Đoàn ĐBQH như trong Luật hiện hành. Việc sửa đổi, bổ sung theo hướng này sẽ bảo đảm để khi tổ chức bộ phận giúp việc Đoàn ĐBQH theo phương án nào (hợp nhất 02 văn phòng hay 03 văn phòng) thì cũng không bị vướng bởi quy định của Luật Tổ chức Quốc hội.
Video đang HOT
Về số lượng cấp phó và tỷ lệ Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trong Ban soạn thảo đang còn hai loại ý kiến khác nhau và chưa cụ thể hóa nội dung này vào trong dự thảo Luật.
Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xác định rõ cơ cấu của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thực tế cho thấy, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hiện nay đang có quá nhiều cơ cấu, chức danh: Chủ tịch/Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách, Ủy viên (trong Ủy viên lại có Ủy viên hoạt động chuyên trách tại các Đoàn ĐBQH và Ủy viên là ĐBQH kiêm nhiệm).
Do đó, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định cơ cấu của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội gồm 3 chức danh: Chủ tịch/Chủ nhiệm, các Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên (trong Ủy viên có Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Hội đồng, Ủy ban và các Ủy viên khác), do Hội đồng, Ủy ban làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, giá trị biểu quyết của từng thành viên là như nhau.
Về Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, đa số ý kiến cơ quan thẩm tra đề nghị quy định Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban gồm Chủ tịch/Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Hội đồng, Ủy ban (có thể gọi là Ủy viên thường trực hoặc Ủy viên chuyên trách).
“Quy định như vậy vừa kế thừa cơ cấu của Thường trực Hội đồng, Ủy ban như Luật hiện hành, vừa giảm được 01 chức danh trong cơ cấu của Hội đồng, Ủy ban. Thực tế cho thấy, với cơ cấu gồm 3 loại chức danh như hiện nay, Thường trực Hội đồng, Ủy ban vẫn đang hoạt động có hiệu quả, vừa phát huy tốt trí tuệ của tập thể, vừa đề cao trách nhiệm của cá nhân”, Báo cáo thẩm tra nêu.
Phương Thảo
Theo PL&XH
Tranh luận việc giảm phó chủ tịch HĐND
"Quốc hội đang tăng đại biểu hoạt động chuyên trách, không nên đặt vấn đề giảm số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, nhất là phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh", Trần Văn Túy nói.
Hiện bí thư tỉnh đồng thời là chủ tịch HĐND, nhưng theo quy định một người không đồng thời giữ 3 chức vụ: Bí thư tỉnh, chủ tịch HĐND tỉnh, và trưởng đoàn ĐBQH.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt ra vấn đề trên khi cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương chiều 15/7.
Trong khi đó, đề xuất giảm phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh từ 2 người xuống còn 1 không nhận được sự tán thành của các đại biểu.
Giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết cơ quan soạn thảo và thẩm tra thống nhất đề xuất giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp ở từng loại đơn vị hành chính; giảm số lượng phó chủ tịch HĐND cấp huyện xuống còn 1 người.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Quốc hội.
Về số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cơ quan thẩm tra đề xuất 2 phương án.
Phương án 1, quy định lãnh đạo HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách, trường hợp chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách. Trường hợp chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách.
"Hai cơ quan soạn thảo và thẩm tra nghiêng về phương án này", ông Định cho biết.
Phương án 2 là giảm số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh từ 2 người xuống còn 1 người.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, cơ quan này cũng đồng tình với việc tăng số lượng phó chủ tịch UBND cấp xã loại II từ 1 người lên 2 người (hiện có khoảng 5.500 cấp xã loại II).
Tại sao giảm lãnh đạo ở cơ quan dân cử?
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh chủ trương và định hướng hoạt động của cơ quan dân cử là ngày càng tăng đại biểu hoạt động chuyên trách, nâng cao chất lượng hoạt động để thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Quốc hội.
Theo bà Ngân, trước đây, cấp tỉnh có 1 phó chủ tịch và 1 ủy viên thường trực HĐND, sau đó đưa lên thành 2 phó chủ tịch nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Vì thế bây giờ đề xuất giảm là không có cơ sở, nhiều ý kiến ở địa phương không đồng thuận với đề xuất này.
Bà Ngân cho rằng HĐND cấp huyện có thể giảm 1 phó chủ tịch nhưng ở cấp tỉnh phải cân nhắc.
"Chúng ta đang thực hiện bí thư tỉnh uỷ đồng thời là chủ tịch HĐND. Theo quy định, một người không đồng thời giữ 3 chức vụ (vừa là Bí thư, Chủ tịch HĐND, vừa làm Trưởng đoàn ĐBQH), như vậy thì Quốc hội khoá tới không có bí thư nào làm đại biểu Quốc hội?", Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Bà không đồng tình với quan điểm giảm phó chủ tịch HĐND tỉnh và đề nghị có thể báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Túy cũng chia sẻ ông chưa nghe ý kiến nào nói vướng khi có 2 phó chủ tịch HĐND.
"Nếu tăng phó chủ tịch UBND xã thêm 5.500 người là hợp lý thì tại sao cần phải giảm 63 người ở HĐND cấp tỉnh? Xu thế chung Quốc hội đang tăng đại biểu hoạt động chuyên trách, không nên đặt vấn đề giảm số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, nhất là phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh", ông Túy nói.
Làm rõ các băn khoăn này, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh cơ quan soạn thảo không đặt vấn đề giảm bên này, không giảm bên kia vì chủ trương giảm biên chế là thực hiện chung trong hệ thống chính trị.
Về những vấn đề liên quan nghị quyết Trung ương như giảm phó chủ tịch HĐND, đại biểu HĐND, Bộ trưởng Nội vụ đề nghị báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền.
Theo Zing.vn
Thường vụ Quốc hội chưa tán thành giảm còn 1 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh C ác ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không nhất trí với phương án đề xuất giảm Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh từ 2 người xuống còn 1 người. Chiều 15/7, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...