Bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia
Trong khuôn khổ phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng nay 15-9, UBTVQH đã xem xét, quyết định bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia (DTQG).
Việc bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia là phù hợp với mục tiêu của dự trữ quốc gia quy định tại Điều 3 Luật Dự trữ quốc gia và phù hợp với tiêu chí mặt hàng dự trữ quốc gia quy định tại Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia
Tờ trình của Chính phủ về vấn đề này nêu rõ, để đáp ứng nhu cầu về vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh cũng như đáp ứng yêu cầu trong các tình huống khẩn cấp về y tế; trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia.
Giải trình thêm về vấn đề này, Tờ trình cho biết, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, nguồn vật tư, thiết bị y tế dự trữ thường xuyên tại các cơ sở y tế không đủ đáp ứng. Do vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cũng như chủ động đáp ứng yêu cầu khẩn cấp về y tế trong các tình huống đột xuất do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn và các tình huống quốc phòng, an ninh xảy ra trong tương lai, việc bổ sung thêm nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia là rất cần thiết.
Việc bổ sung quy định này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của dự trữ quốc gia quy định tại Điều 3 Luật Dự trữ quốc gia và phù hợp với tiêu chí mặt hàng dự trữ quốc gia quy định tại Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia; hơn nữa, còn làm cho pháp luật về dự trữ quốc gia đồng bộ, thống nhất với pháp luật về phòng, chống bệnh dịch truyền nhiễm, vì tại Điều 61 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã có quy định: “Nhà nước thực hiện việc dự trữ quốc gia về kinh phí, thuốc, hóa chất, thiết bị để phòng, chống dịch. Việc xây dựng, tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia để phòng, chống dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia”.
Thay mặt Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Hải đã trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp.
Ông Nguyễn Đức Hải cho biết, cơ quan thẩm tra thống nhất về sự cần thiết ban hành Nghị quyết về bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia. Việc Chính phủ trình UBTVQH xem xét, ban hành Nghị quyết nêu trên là đúng thẩm quyền. Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ cho phép ban hành Nghị quyết theo thủ tục rút gọn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Hải lưu ý thêm: “Sau khi Nghị quyết được UBTVQH thông qua, Chính phủ cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn quy định chi tiết Danh mục hàng vật tư, thiết bị y tế được bổ sung vào Danh mục hàng Dự trữ quốc gia. Văn bản này cần quy định cụ thể danh mục gồm các hàng hóa như thuốc phòng chống dịch bệnh, hóa chất khử khuẩn, khử trùng nguồn nước, làm sạch môi trường, các thiết bị thiết yếu…; đồng thời, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng vật tư, thiết bị y tế thuộc danh mục này. Bảo đảm việc mua sắm, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật”.
Đề xuất dừng dự trữ quốc gia kho thuốc bảo vệ thực vật 258 tấn, giá trị 42 tỷ đồng
Do việc dự trữ thuốc bảo vệ thực vật khá tốn kém, lại gây nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, Bộ NNPTNT vừa có công văn số 3697/BNN-KH gửi Bộ Tài chính đề nghị dừng dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật.
Công văn do Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh ký nêu rõ, theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia và Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia, Bộ NNPTNT được giao quản lý các nhóm mặt hàng: hạt giống cây trồng; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất khử khuẩn, khử trùng, xử lý nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản; thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Bộ NNPTNT kiến nghị dừng dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật do dịch hại cây trồng ít xuất hiện. Ảnh: I.T
Hiện, tổng giá trị hàng dự trữ quốc gia tồn kho đến 31/3/2020 đạt khoảng 430 tỷ đồng.
Những năm qua, công tác quản lý hàng dự trữ quốc gia của Bộ NPTNT đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và đã thực sự phát huy hiệu quả trên thực tiễn; góp phần hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả thiên tai; đảm bảo an sinh xã hội và ổn định đời sống nông dân.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, từ năm 2011 đến nay, thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia không được các địa phương đề nghị hỗ trợ bởi các lý do: Dịch hại cây trồng ít xuất hiện và bùng phát; một số địa phương có điều kiện đã chủ động kinh phí để xử lý khi dịch xảy ra.
Mặt khác, thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại, thời gian sử dụng ngắn (từ 2-3 năm) nên phải thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch luân chuyển hàng dẫn tới phát sinh chi phí, tốn kém cho ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, tồn kho dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật gần 258 tấn, với giá trị khoảng 42 tỷ đồng.
Từ thực tiễn nêu trên, Bộ NNPTNT đã có Công văn số 1560/BNN-KH ngày 02/3/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi Danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Ngày 24/3/2020, Văn phòng Chính phủ có Phiếu chuyển số 442/PC-VPCP chuyển Bộ Tài chính xem xét, xử lý kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ngày 04/5/2020, Bộ Tài chính đã có Công văn số 5343/BTC-TCDT về dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật.
Sau khi nhận được ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn là Cục Bảo vệ thực vật nghiên cứu, tham mưu đề xuất đối với các ý kiến của Bộ Tài chính.
Mua bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng vật tư nông nghiệp Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Ảnh: Trần Luận.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, trong khoảng 10 năm gần đây, sinh vật gây hại cây trồng ít xuất hiện và bùng phát.
Một số địa phương có công bố dịch nhưng cũng đã tự chủ ngân sách của địa phương hỗ trợ nông dân phòng chống dịch nên không đề nghị Trung ương cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.
Việc dự trữ bằng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật cụ thể cũng hạn chế và không linh hoạt trong công tác chống dịch trong điều kiện sinh vật gây hại cây trồng có những diễn biến bất thường, trái với quy luật, phát sinh những sinh vật gây hại mới.
Mặt khác, thuốc bảo vệ thực vật là hóa chất độc hại, có thời gian sử dụng ngắn (2-3 năm) nên phải thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch luân chuyển hàng năm, việc này dẫn đến phát sinh chi phí và tốn kém cho ngân sách nhà nước.
Do đó, việc dự trữ thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay không thực sự hiệu quả.
Vì vậy, trong công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT tiếp tục đề nghị dừng dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật.
Nếu được các cấp có thẩm quyền chấp thuận như kiến nghị tại Công văn số 1560/BNN-KH ngày 02/3/2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ có văn bản đề nghị các địa phương chủ động phòng, chống dịch hại cây trồng bằng nguồn kinh phí của địa phương.
Trong trường hợp cần sự hỗ trợ của Trung ương, Bộ NNPTNT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về "Cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh".
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc dừng dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật.
Kiểm soát mua sắm trang thiết bị y tế tránh thất thoát, tiêu cực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội đề nghị Bộ Y tế kiểm soát tốt việc mua sắm trang thiết y tế ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp, tránh để xảy ra thất thoát, tiêu cực Bộ Y tế được yêu cầu chủ động rà soát toàn bộ việc mua sắm trang thiết bị y tế, bảo đảm đúng quy...