Bổ sung dinh dưỡng sau phẫu thuật
Làm thế nào để bổ sung năng lượng hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể mau phục hồi sau phẫu thuật là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Khó hồi phục nếu sai phác đồ dinh dưỡng
Hiện nay nhiều người trong chúng ta đang mắc một sai lầm khi chăm sóc người nhà ốm đó là sau khi ốm mệt hoặc trải qua một kỳ phẫu thuật sẽ cho người bệnh ăn thật nhiều từ thô đến tinh hoặc bổ sung quá nhiều vitamin, dưỡng chất… với một suy nghĩ đơn giản ăn như thế mới mau hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật nếu không được chăm sóc sức khỏe đúng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến những biến chứng cho vết mổ như lâu lành, nhiễm trùng, bung vết mổ…
Để nhanh lành vết mổ, điều quan trọng là người bệnh phải ăn uống đầy đủ chất đạm. Chất đạm tốt có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, chim cút…
Chất béo: Các chất béo trong cá hay thủy hải sản là chất béo tốt mà người bệnh nên ăn. Không ăn hoặc rất hạn chế ăn chất béo từ động vật như lợn, chó, gà, vịt… Tránh ăn nước béo trong nước dùng phở, bún, tránh ăn da gà, vịt.
Chất xơ: Trái cây và rau quả tươi chứa cả chất dinh dưỡng và chất xơ, rất cần thiết để giúp lành vết mổ. Thức ăn chứa chất xơ đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh táo bón, một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật ổ bụng. Thức ăn chứa nhiều chất xơ là: bánh mì nâu và bánh mì đen làm từ ngũ cốc. Cùng với đó Vitamin C là một chất chống ôxy hóa, giúp nhanh lành vết mổ và nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Những thực phẩm giàu vitamin C là cam, bưởi, chanh, rau ngót, dâu tây, kiwi, rau xanh các loại. Beta-caroten là chất có ở thức ăn, mà cơ thể sẽ biến thành vitamin A, rất quan trọng cho việc hình thành mô sẹo, làm nhanh lành vết thương. Các thực phẩm chứa nhiều beta-caroten mà bệnh nhân nên ăn là cà rốt, đu đủ, gấc, khoai lang, bí đỏ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng một trong những lưu ý hàng đầu khi chăm người bệnh là cần phải cho bệnh nhân uống đủ nước để đào thải các độc tố do thuốc men gây ra. Khi chế biến thực phẩm cần phải mềm như: cháo, súp, sữa… Nếu cần có thể cho ăn thành nhiều bữa và thời gian ăn nên kéo dài hơn bình thường để giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn.
Sau phẫu thuật cơ thể người ốm cần chế độ dinh dưỡng khác biệt
Giải pháp cho người bệnh khó ăn
Video đang HOT
Một chế độ chăm sóc đặc biệt cho người bệnh sẽ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân gặp khó khăn ăn uống sau khi phẫu thuật. Nếu bị táo bón có thể gây ra thiếu cảm giác ngon miệng. Khi đó, người bệnh cần báo với bác sĩ phẫu thuật để được hướng dẫn cách làm giảm táo bón.
Bên cạnh việc ăn uống hợp lý trong gia đình thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm dạng bột cũng như dạng nước bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng thì tất cả mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng được các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Nhưng khi sử dụng phải chú ý vì hiện nay trên cộng đồng số người có khả năng không có men Lactose trong cơ thể không phải là ít. Ví dụ khi uống sữa bò hoặc dùng các sản phẩm có sữa bò sẽ có cảm giác đầy bụng, sôi ruột, dị ứng, tiêu chảy. Tốt nhất nên sử dụng các loại đậu đỗ đặc biệt là đậu nành là loại thực phẩm quý nó cho một hàm lượng đạm cao hơn cả thịt, cao hơn cả mỡ, một hàm lượng các vitamin và khoáng rất cao so với các thực phẩm từ thức ăn động vật.
Với bệnh nhân suy kiệt khi nằm viện không có điều kiện phục vụ nhiều như ở gia đình thì những sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng có bổ sung chất xơ FOS hỗ trợ tiêu hóa là sự lựa chọn yên tâm nhất cho người bệnh.
SẢN PHẨM DINH DƯỠNG CAO NĂNG LƯỢNG CALOSURE
- Bổ sung FOS – Hỗ trợ tiêu hóa.
- Bổ sung các thành phần Acid amin và Vitamin cần thiết cho cơ thể
- Không đường Lactose – Không gây tiêu chảy ở người thiếu men Lactase.
Sản phẩm phù hợp với: Người ốm yếu; Người cần tăng cân; Người cao tuổi, tiêu hóa kém, khó nhai nuốt; Người có nhu cầu năng lượng cao.
Địa chỉ liên hệ: Công ty CP Sữa Sức Sống Việt Nam/VitaDairy
Điện thoại tư vấn: 04. 35562389 – 01263112222
Nhà B9 – Khu đô thị Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.
Website: http://vitadairy.com.vn.
Sản phảm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Theo TPO
5 lỗi "chết người" khi kết hợp thuốc thông dụng
Nhiều người thường vô tình kết hợp các loại thuốc tưởng chừng vô hại như dầu cá, vitamin, khoáng chất, ngừa thai với thuốc theo toa mà không lường trước được hậu quả. Dưới đây là 5 lỗi kết hợp thuốc có thể khiến người bệnh nguy hiểm.
Vitamin tổng hợp và thuốc theo toa
Các loại vitamin tổng hợp vốn chứa rất nhiều thành phần có sẵn, nhiều nhãn hiệu còn cung cấp thêm nhiều chất khác trong viên vitamin như DHA, khoáng chất, chất bảo vệ hệ miễn dịch...). Các chuyên gia cho rằng càng nhiều dưỡng chất trong vitamin tổng hợp, rủi ro tương tác với thuốc theo toa của bạn càng cao. Theo một thống kê từ trang khảo sát ConsumerLab 2011, hơn 25% các chai, lọ ghi lượng vitamin, khoáng chất ghi trên nhãn không phù hợp với liều lượng tiêu chuẩn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không an toàn nếu chẳng may vô tình kết hợp thuốc bổ liều cao với những loại thuốc theo toa, chẳng hạn Vitamin K và chất làm loãng máu hoặc thuốc sắt và thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp.
Uống cây cỏ ban (St. John's Wort) và thuốc ngừa thai có thể làm giảm tác dụng ngừa thai
Cây cỏ ban (St. John's Wort) và thuốc ngừa thai
Các chuyên gia cho biết những loại thảo dược trị trầm cảm này có thể làm giảm tác dụng của các đơn thuốc trị bệnh tim, ung thư, thuốc chống dị ứng và thuốc ngừa thai. Ngoài báo cáo về trường hợp mang thai ngoài ý muốn khi kết hợp hai loại thuốc, một nghiên cứu của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) cũng tìm thấy uống 300 mg St. John's Wort 3 lần mỗi ngày (liều lượng khuyến cáo điều trị trầm cảm) còn làm thay đổi cấu trúc hóa học của thuốc tránh thai.
Vitamin B và Statin
Niacin - hay còn được biết với tên Vitamin B - được sử dụng như phương thuốc tự nhiên trị các bệnh từ mụn trứng cá đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, loại thuốc bổ này có thể gây hại cho cơ bắp nếu bạn kết hợp với thuốc statin làm giảm cholesterol. Cả vitamin B và statin đều làm suy yếu cơ ở mức độ khiến bệnh nhân dễ bị chuột rút hoặc đau nhức. Nhưng nếu hai loại thuốc này kết hợp lại sẽ gây nhiều phản ứng khó lường. Trong một nghiên cứu tim 2013, 20% số người uống niacin và statin cùng lúc sẽ có các phản ứng như phát ban, khó tiêu, trong đó 29 người bị teo cơ do bệnh cơ (myopathy).
Hạn chế kết hợp omaga-3 với thuốc làm loãng máu
Thuốc thông mũi và thuốc huyết áp
Thuốc thông mũi, đặc biệt chứa pseudoephedrine (Allegra D và Mucinex D) thắt các mạch máu, giúp bạn giảm sưng và giảm chảy mũi. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể thắt chặt quá các mạch máu trong cơ thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, chống lại thuốc trị huyết áp và nguy hiểm cho người có huyết áp cao, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cảnh báo. AHA cũng cảnh báo nhiều loại thuốc trị cảm cúm trên thị trường hiện nay chứa thuốc thông mũi, trong đó có các thương hiệu thuốc nhỏ mắt Clear, Visine, Afrin, Sudafed...
Omega-3 và thuốc loãng máu
Bổ sung Omega-3 là việc làm cần thiết, có lợi cho tim nhưng loại axit béo này còn làm loãng máu. Theo trung tâm nghiên cứu Cleveland, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin hoặc aspirin, bạn có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu lạm dụng Omega-3. Nếu dùng liều cao, Omega-3 có thể gây chứng đột quỵ chảy máu. Khi bạn bị chảy máu do kết hợp hai loại dược phẩm trên, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn xử lý. Nhiều loại thảo mộc và khoáng chất có tác dụng làm đông máu như trà hoa cúc.
Theo L. Thoa (Người lao động/Shape Magazine)
Đến thăm người bệnh phải rửa tay Hạn chế tình trạng lây chéo, nhiễm khuẩn trong bệnh viện, Bộ Y tế ra thông tư 18, hiệu lực từ đầu tháng 12, yêu cầu nhân viên y tế, người bệnh, người nhà đến thăm đều phải rửa tay. Bộ đã tổ chức hội nghị hướng dẫn thực hiện thông tư này cho các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc....