Bổ sung dinh dưỡng cho người ốm như thế nào?
Cơ thể mệt mỏi, chân tay không muốn cử động, miệng đắng, nuốt khó sợ ăn chán ăn, tinh thần không minh mẫn luôn bi quan… đó là tình trạng chung của những bệnh nhân khi bị ốm hoặc mới ốm dậy.
Người ốm nên ăn thế nào?
Chăm người bệnh đã khó để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe lại càng khó hơn. Bởi sau một thời gian bị bệnh, cảm giác mệt mỏi luôn đeo bám, ngại vận động, chán ăn, ngại giao tiếp… Hầu hết mọi người sau khi bị ốm chỉ thích ngồi hoặc nằm một chỗ vì họ có cảm giác mệt mỏi, hụt hơi khi phải đi lại. Điều này dẫn đến tình trạng kém tiêu hóa, không có cảm giác đói, chán ăn, sợ ăn. Cùng với đó tâm lý chung của nhiều người khi chăm người ốm là hay cho người bệnh ăn trứng gà. Trứng gà là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi vừa ốm dậy, sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng vì trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella trong lòng đỏ trứng.
Người ốm nên ăn những thực phẩm nấu mềm, dễ tiêu như: Cháo súp sữa…
Chế độ ăn uống có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, người bệnh nên kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ. Theo BS Nguyễn Xuân Nguyên – Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Xanh Pôn tư vấn: Bệnh nhân ngoài việc ăn các sản phẩm nhiều năng lượng thì luôn phải ăn đủ cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Không nên ăn các sản phẩm khó tiêu như: bánh chưng thịt rán, bơ… mà phải ăn kèm hoa quả như: cam rau xanh cá thịt… Một trong những lưu ý hàng đầu khi chăm người bệnh là cần phải cho bệnh nhân uống đủ nước để đào thải các độc tố do thuốc men gây ra. Khi chế biến thực phẩm cần phải mềm, nấu như: cháo, súp, sữa… Nếu cần có thể cho ăn thành nhiều bữa và thời gian ăn nên kéo dài hơn bình thường để giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn.
Dinh dưỡng tập luyện phương thuốc thiết yếu để hồi phục sức khỏe
Bên cạnh việc ăn uống hợp lý trong gia đình thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm dạng bột cũng như dạng nước bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Theo TS Phạm Thúy Hòa – Viện dinh dưỡng Quốc gia: Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng được các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Nhưng khi sử dụng phải chú ý vì hiện nay trên cộng đồng số người có khả năng không có men Lactose trong cơ thể không phải là ít. Ví dụ khi uống sữa bò hoặc dùng các sản phẩm có sữa bò sẽ có cảm giác đầy bụng, sôi ruột, dị ứng, tiêu chảy. Tốt nhất nên sử dụng các loại đậu đỗ đặc biệt là đậu nành là loại thực phẩm quý nó cho một hàm lượng đạm cao hơn cả thịt, cao hơn cả mỡ, một hàm lượng các vitamin và khoáng rất cao so với các thực phẩm từ thức ăn động vật.
Video đang HOT
Bổ sung dưỡng chất kết hợp tập luyện sẽ giúp người ốm nhanh chóng hồi phục sức khỏe
Cũng theo tư vấn của BS Nguyễn Xuân Nguyên: Với bệnh nhân suy kiệt khi phải ăn nhiều bữa có thể uống bổ sung thêm đặc biệt với bệnh nhân nằm viện không có điều kiện phục vụ nhiều như ở gia đình thì những sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng là sự lựa chọn yên tâm nhất cho người bệnh.
Theo 24h
9 thói quen gây hại cho sức khỏe
Những thói quen tưởng chừng có lợi cho cơ thể như đánh răng sau mỗi bữa ăn, sử dụng nước rửa tay... lại có thể gây hại cho cơ thể bạn.
1. Sử dụng gel rửa tay
Nếu bạn thường xuyên sủ dụng gel rửa tay thì bạn thì nên thay đổi thói quen này và hạn chế dùng chúng trừ khi bạn đang ở trong một nơi đặc biệt dễ bị lây bệnh như bệnh viện... Nước rửa tay có chứa triclosan, có thể làm gia tăng vi khuẩn và kháng virus thuốc kháng sinh. Vì vậy, bạn nên lưu ý chọn cho mình loại nước rửa tay phù hợp, thành phần của nó nên có chứa ít nhất 60% cồn, sẽ giúp tiêu diệt 99% vi khuẩn khi tiếp xúc.
2. Thử nghiệm với các sản phẩm chăm sóc da
Đôi khi vì quá sốt ruột để làm đẹp mà bạn sẽ trở thành "vật thử nghiệm" cho các sản phẩm làm đẹp. Sản phẩm nào cũng phải mất thời gian thì mới hiệu quả nhưng bạn thì không chờ được nên đã dùng thật nhiều hoặc thay đổi sản phẩm chăm sóc da liên tục. Đây có thể là nguyên nhân gây nên bệnh Rosacea, gây nguy hiểm cho da mặt nếu không được điều trị.
Các sản phâm chăm sóc da đôi khi là nguyên nhân gây bênh cho da mặt
3. Đi dép xỏ ngón
Theo Jordana Szpiro, bác sĩ phẫu thuật chân ở Boston, "dép xỏ ngón không có hỗ trợ nhiều về cấu tạo, đệm gót chân khiến đôi chân dễ bị đau, tổn thương các dây thần kinh xung quanh khớp chân, tạo nhiều áp lực lên các ngón chân khi di chuyển". Ngoài ra, đi dép xỏ ngón, bàn chân dễ bị tổn thương cũng như bị cháy da, bắt nắng.
4. Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Đánh răng ngay lập tức sau mỗi bữa ăn có vẻ như là một cách tuyệt vời để giữ sức khỏe răng miệng của bạn. Nhưng điều này lại không hề tốt cho răng. Thực phẩm có thể để lại axit trên răng, làm suy yếu men răng vì vậy đánh răng trong khi men ở trong tình trạng suy yếu sẽ chà đi lớp men răng. Vì vậy, bạn chỉ nên súc miệng với nước sau mỗi bữa ăn và đánh răng 2 lần/ ngày.
Đánh răng sau môi bữa ăn có thê làm suy yêu men răng
5. Thể dục với những bài tập quen thuộc
Bạn chọn cách giảm cân bằng những bài tập quen thuộc và lười thay đổi nó. Tuy nhiên, nếu việc này diễn ra lâu dài thì hiệu quả mà mà nó đem lại sẽ không cao. Bạn nên thay đổi và làm mới những hoạt động thể dục của mình, điều này sẽ giúp bạn giảm được nhiều calo hơn.
6. Bỏ ăn buổi sáng, tập trung buổi tối
Nhiều phụ nữ bỏ ăn sáng do không có thời gian hoặc muốn giảm lượng calo để buổi tối có thể ăn uống thoải mái với gia đình. Tuy nhiên việc này lại dễ dẫn đến tình trạng béo phì bởi bạn sẽ luôn có cảm giác thèm ăn và có thể ăn quá nhiều vào cuối ngày. Do đó, bạn nên ăn những đồ ăn nhẹ giàu dinh dưỡng vào buổi sáng hay trưa để không bị "cám dỗ" bởi bữa tối nhiều calo và hàm lượng chất béo cao.
7. Chỉ uống nước đóng chai
Bạn nghĩ nước đóng chai sẽ tốt cho cơ thể so với nước tự đun và có thể tránh được những vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi nước đóng chai không chứa fluoride. Nếu uống nước đóng chai quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu hụt fluoride, có thể dẫn đến sâu răng.
8. Làm sạch với các sản phẩm khử trùng
Làm sạch ngôi nhà bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa có tính chất kháng khuẩn cao. Điều này có thật sự tốt? Rebecca Sutton, Tiến sĩ, nhà khoa học cao cấp cho biết: "có nhiều bằng chứng cho thấy rằng các hóa chất trong những chất tẩy rửa khử trùng được gọi là hợp chất amoni bậc bốn - có thể dẫn đến bệnh hen suyễn".
Không chỉ thế, các sản phẩm hóa chất làm sạch còn chứa butoxyethanol 2 - một chất gây ung thư, ethoxylates alkylphenol - có thể phá vỡ nội tiết tố và ethanolamines - có thể gây ra bệnh suyễn.
9. Bổ sung dinh dưỡng
Mọi người thường bổ sung dinh dưỡng mà không thật sự hiểu mình có thiếu hoặc thực sự cần chúng hay không. Và đôi khi, việc tăng cường chất dinh dưỡng lại có tác dụng ngược lại, ví dụ, bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây độc cho bào thai, vitamin C liều lượng lớn gây rối loạn đường tiêu hóa, B6 có thể gây tổn thương thần kinh...
Do đó, thay vì việc dùng thuốc, các sản phẩm chức năng bổ sung vitamin bạn nên cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng cách làm phong phú các bữa ăn hàng ngày.
Theo Nguyễn Hằng (Afamily)
Cách làm nước ép trái cây bổ dưỡng Một cốc nước ép trái cây không những cung cấp năng lượng hoạt động cho cả ngày, xua đi cái nóng oi bức của mùa hè mà còn là "trợ thủ" đắc lực cho vẻ tươi sáng khỏe mạnh của làn da. Giá trị dinh dưỡng Nước ép hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và enzyme tốt hơn rất nhiều...