Bổ sung điều tra vụ Ngô Thanh Long lừa 4 ngân hàng hơn 450 tỉ đồng
Ngô Thanh Long câu kết với chủ đầu tư lập 40 hồ sơ mua bán giả tạo các căn hộ, rồi dùng các hồ sơ này thế chấp, vay và chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng tiền của các ngân hàng.
Cơ quan cảnh sát điều tra kết luận Ngô Thanh Long lừa chiếm đoạt hơn 450 tỉ đồng từ 4 ngân hàng. ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH
Ngày 29.5, Cục CSĐT tội phạm kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) có kết luận điều tra bổ sung vụ án Ngô Thanh Long lừa đảo chiếm đoạt hơn 450 tỉ đồng của 4 ngân hàng gồm: TMCP Kỹ thương VN chi nhánh TP.HCM (Techcombank HCM), TMCP Hàng hải VN chi nhánh Sài Gòn (MSB Sài Gòn), TMCP Ngoại thương VN – Vietcombank chi nhánh Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ) và TMCP Đầu tư và phát triển VN – BIDV chi nhánh Cần Thơ (BIDV Cần Thơ).
Đồng thời, C46 giữ nguyên đề nghị truy tố 4 bị can gồm: Ngô Thanh Long (38 tuổi, trú TP.HCM), chủ các công ty: TNHH P&R Long Quân, TNHH MTV viễn thông Mê Kông, CP viễn thông Mê Kông 79, bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lê Duy Khương (35 tuổi, nguyên Giám đốc MSB Sài Gòn), Mã Quốc Phát (28 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng MSB Sài Gòn) và Nguyễn Nam Huân (30 tuổi, nguyên chuyên viên Phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp thuộc Techcombank HCM), bị đề nghị truy tố cùng tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng.
Điều tra viên nhận tiền chạy án?
Trước đó, tháng 2.2016, TAND TP.HCM đã đưa vụ án này ra xét xử sơ thẩm, nhưng đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm rõ việc có hay không điều tra viên nhận của Long 71.000 USD để chạy án, đồng thời tòa yêu cầu xác định lại số tiền do Nguyễn Nam Huân gây thiệt hại cho ngân hàng Techcombank HCM.
Video đang HOT
Quá trình điều tra bổ sung cho thấy, ngày 14.4.2011, khi đang làm việc với CQĐT Bộ Công an thì Long kêu bị đau bụng, nôn ói nên được đưa đến Bệnh viện 30.4 (Bộ công an) điều trị.
Từ ngày 14.4.2011 đến 23.4.2011, các chủ nợ liên tục đe dọa giết Long nên CQĐT phân công một số cán bộ đến bảo vệ Long, trong đó có ông N.Q. (cán bộ điều tra).
Long khai, do sợ bị khởi tố nên đã nhờ chạy án và đưa cho ông Q. 71.000 USD. Tuy nhiên các lần đưa tiền không có chứng từ chứng minh, cũng không ai chứng kiến. Ông Q. cũng không thừa nhận việc nhận tiền của Long. Vì vậy, kết luận điều tra bố sung khẳng định chưa đủ chứng cứ chứng minh ông Q. lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Long.
Đối với Huân, CQĐT nêu quan điểm, Huân đã không thực hiện thẩm định, kiểm tra thực tế hàng chục căn hộ theo quy định ngân hàng. Trong quá trình giải ngân, Huân không kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tài sản bảo đảm sau khi thế chấp, dẫn đến việc không phát hiện các hợp đồng mua bán các căn hộ River Garden là hợp đồng khống, gây thiệt hại cho Techcombank HCM hơn 80 tỉ đồng (trước đó kết luận điều tra xác định Huân phải chịu trách nhiệm hơn 100 tỉ đồng).
Lập 40 hồ sơ căn hộ giả lừa vay 302 tỉ
Quá trình điều tra bổ sung đã xác định Ngô Thanh Long là người thành lập và điều hành hoạt động kinh doanh của các công ty: TNHH P&R Long Quân (viết tắt Công ty Long Quân), TNHH MTV viễn thông Mê Kông (Công ty Mê Kông), CP viễn thông Mê Kông 79 (Mê Kông 79).
Trong quá trình kinh doanh, Long sử dụng tiền vay vào việc chi tiêu cá nhân và kinh doanh bị thua lỗ. Để che giấu và gầy dựng niềm tin với Vietcombank Cần Thơ và BIDV Cần Thơ, Long đã vay mượn các cá nhân và lấy tiền bán hàng (hàng mua từ khoản vay sau) để trả cho khoản vay trước, nên luôn thanh toán nợ đúng hạn với các ngân hàng này.
Nhưng từ đầu năm 2008, công ty của Long mất khả năng trả nợ ngân hàng. Long biết rõ nếu tiếp tục vay tiền của Vietcombank Cần Thơ và BIDV Cần Thơ sẽ không trả nợ được vì hàng hóa kinh doanh bán dưới giá vốn, phải trả thêm nợ cá nhân, lãi ngân hàng… Để tiếp tục chiếm đoạt tiền ngân hàng, Long chỉ đạo nhân viên chỉnh sửa sổ sách theo dõi hàng tồn kho, công nợ phải thu và điều chỉnh số liệu kế toán để kết quả kinh doanh của Công ty Long Quân từ lỗ 18 tỉ đồng thành lãi hơn 2 tỉ đồng trong 1 năm. Sau đó, Long lập hồ sơ vay vốn Vietcombank Cần Thơ 120 tỉ đồng, vay BIDV Cần Thơ 80 tỉ đồng. Tính đến nay, Long mất khả năng chi trả dẫn đến chiếm đoạt của Vietcombank Cần Thơ hơn 72 tỉ đồng và BIDV Cần Thơ hơn 39 tỉ đồng.
Nắm rõ tình hình kinh doanh của các công ty Long Quân, Mê Kông 79 thua lỗ trong nhiều năm, nợ ngân hàng quá hạn nên các ngân hàng ở Cần Thơ không cho Long vay tiền, thì Long liền chuyển đến TP.HCM thành lập Công ty Mê Kông để vay tiền hai ngân hàng Techcombank HCM và MSB Sài Gòn.
Dù công ty làm ăn thua lỗ, Long vẫn tạo dựng hệ thống sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính giả, lập phương án kinh doanh không đúng thực tế để các ngân hàng tin tưởng tài chính công ty vững mạnh, và cho Long vay tiền.
Để có tài sản thế chấp vay tiền 2 ngân hàng này, Long thông đồng với Nguyễn Hải An, lập 40 hồ sơ mua bán giả tạo các căn hộ (của công ty An) cho Long và những người do Long chỉ định. Sau đó An trực tiếp thực hiện hoặc yêu cầu nhân viên ký văn bản phong tỏa các căn hộ để giúp Long dùng hợp đồng mua bán giả này thế chấp vay tiền ngân hàng. Tổng cộng Long đã chiếm đoạt của MSB Sài Gòn gần 44 tỉ đồng, và Techcombank HCM hơn 302 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, trong vụ án này, tổng cộng, Long đã chiếm đoạt của 4 ngân hàng trên hơn 450 tỉ đồng (cả gốc lẫn lãi).
Đối với các bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ ngân hàng, Cơ quan điều tra xác định các bị can đã không làm đúng các thủ tục kiểm tra, thẩm định thực tế tài sản thế chấp, đồng ý nhận các hợp đồng mua bán căn hộ khống để làm tài sản bảo đảm, gây thiệt hại hàng trăm tỉ cho các ngân hàng.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Đề nghị truy tố 5 nguyên cán bộ VRB
Cục CSĐT tội phạm kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an giữ nguyên đề nghị truy tố 5 bị can nguyên là cán bộ VRB.HCM.
Ảnh minh họa
Ngày 17.5, Cục CSĐT tội phạm kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an đã có kết luận điều tra bổ sung vụ án vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga, chi nhánh TP.HCM (VRB.HCM), đồng thời giữ nguyên đề nghị truy tố 5 bị can nguyên là cán bộ VRB.HCM.
Trước đó, vụ án được TAND TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm 3 lần - lần gần nhất là 30.9.2015 nhưng HĐXX đã tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung, yêu cầu Viện kiểm sát làm rõ thiệt hại mà các bị cáo phải chịu xảy ra tại VRB.HCM và vai trò của những cá nhân đã tạm ứng hơn 100 tỉ đồng từ Công ty TNHH SX-TM-DV-VT Minh Chí (TP.HCM, viết tắt Công ty Minh Chí), Công ty TNHH An Phúc (Bình Dương, Công ty An Phúc). Tuy nhiên, kết quả điều tra bổ sung vẫn xác định các bị can phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của VRB.HCM.
Các bị can gồm Trần Hoàng (55 tuổi), nguyên phó giám đốc; Lê Vũ Trường Sanh (43 tuổi) và Phạm Bá Chánh (44 tuổi, cùng là nguyên phó phòng quan hệ khách hàng); Trần Đình Diệu (34 tuổi), nguyên cán bộ phòng quan hệ khách hàng, cùng bị đề nghị truy tố tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng"; bị can Lê Nông (47 tuổi), nguyên Giám đốc VRB.HCM bị đề nghị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Giả thanh tra Bộ GD-ĐT lừa chạy điểm vào đại học Số tiền 335 triệu đồng chiếm được Hùng ăn nhậu, trả nợ, tiêu xài cá nhân... Ảnh minh họa Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46), Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Lê Kỳ Hùng (33 tuổi, ngụ Q.Tân Phú) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", Nguyễn Thị Ngọc...