Bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A
Bộ Y tế đã ký, ban hành Quyết định 219/QĐ-BYT về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Bảng thông tin về dịch viêm phổi do virus corona tại sân bay Tegel, Berlin, Đức, ngày 28/1/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 29/1, lãnh đạo Bộ Y tế đã ký, ban hành Quyết định 219/QĐ-BYT về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Quyết định nêu rõ, bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiềm nhóm A theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Các hoạt động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao (thuộc nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007).
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, ban hành./.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Vào viện điều trị tiểu đường, 2 tuần sau nghi nhiễm virus corona
Người nhà bệnh nhân cho biết các bác sĩ không đưa khuyến cáo về việc giữ an toàn sức khỏe, tránh lây nhiễm dịch viêm phổi do virus corona.
Theo chị Li Ruiqi, con gái bà Zhang Jianli (48 tuổi), gia đình nghi ngờ mẹ bị nhiễm chéo virus corona tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Trước đó, bà Zhang (bệnh nhân tiểu đường) được chỉ định phẫu thuật tại đây nhưng không nhận bất kỳ cảnh báo nào về việc ngừa lây nhiễm virus corona.
Hai tuần hậu phẫu, bệnh nhân Zhang có một số biểu hiện nghi nhiễm virus corona dù không tới chợ hải sản Huanan - nơi được cho là ổ bùng phát của virus corona.
Số người lây nhiễm virus corona trên toàn cầu đã lên tới gần 8.000 người, trong đó có 170 ca tử vong. Ảnh: SCMP.
"Vào thời điểm phẫu thuật, không có nhân viên y tế nào khuyến cáo chúng tôi cẩn trọng với corona. Họ cũng không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào", chị Li nói.
Hiện bà Zhang không thể nhập viện xét nghiệm và điều trị vì tất cả bệnh viện tại Vũ Hán đều quá tải.
"Chúng tôi còn phải chờ đợi bao lâu nữa? Bệnh viện có nên rõ ràng trong cách ly người nhiễm virus corona và các bệnh nhân khác hay không?", Li viết trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Các quan chức ở Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc đang bị chỉ trích nặng nề vì không thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn lây truyền virus corona từ người sang người khi phát hiện dịch bệnh. Đến 20/1, thông tin này mới được cảnh báo khi bác sĩ phổi Zhong Nanshan, người đã phát hiện ra SARS vào năm 2003 tiết lộ các nhân viên y tế đã bị lây nhiễm.
China Youth Daily đưa tin Lu Xiaohong, một bác sĩ tại Bệnh viện Vũ Hán số 5, cho biết ngay từ ngày 25/12, cô đã nghe thông tin về 2 nhân viên y tế được cách ly vì bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân. Cô Lu đã cảnh báo hiệu trưởng một trường trung học gần đó hủy bỏ các buổi khám sức khỏe cho học sinh với bệnh viện đó để đề phòng lây lan.
Theo bác sĩ Lu, nhiều bác sĩ tại Trung Quốc không có kinh nghiệm về các bệnh truyền nhiễm. Chỉ cần bác sĩ thiếu cảnh giác, sức ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ rất khủng khiếp, theo SCMP.
Hiện, số người lây nhiễm virus corona trên toàn cầu đã lên tới gần 8.000 người, trong đó có 170 ca tử vong. Tại Việt Nam, tính đến 15h20 ngày 30/1, có 3 trường hợp là công dân Việt Nam dương tính với virus corona gồm 2 người ở Hà Nội, 1 ở Thanh Hóa.
Theo Zing
Tăng cường các biện pháp ứng phó tình huống có ca nghi mắc virus Corona Sở Y tế tỉnh Hải Dương vừa triển khai các phương án chủ động ứng phó với tình huống bệnh viêm đường hô hấp do virus Corona có nguy cơ do bệnh nhân nghi mắc bệnh trên địa bàn tỉnh. Hình ảnh chụp phổi của bệnh nhân. Ảnh: HD Theo đó, Sở Y tế tỉnh Hải Dương yêu cầu các cơ sở khám...