Bộ sậu Công ty địa ốc An Khang chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Ngày 13-6, Viện KSND Tối cao đã tiếp nhận hồ sơ điều tra bổ sung lần 2 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an về vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP đầu tư địa ốc An Khang (Công ty An Khang), TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Cáo trạng đề nghị truy tố 6 bị can gồm: Ngô Thị Minh Phượng, 55 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty An Khang; Trần Quý Dương, 36 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư An Trung; Đỗ Thùy Linh, 31 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty An Khang (con gái Phượng); Vương Quốc Hải, 36 tuổi, Phó Tổng Giám đốc Công ty An Khang; Vũ Quốc Tuấn, 45 tuổi, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường, TP Vũng Tàu và Nguyễn Trung Quốc, 40 tuổi, cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường, TP Vũng Tàu.
Trong số này, Vũ Quốc Tuấn, Nguyễn Trung Quốc bị đề nghị truy tố về tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can còn lại bị đề nghị truy tố về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan tố tụng, năm 2008 Công ty An Khang lập dự án Khu trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp tại phường 11, TP Vũng Tàu (dự án Metropolitan), với tổng diện tích đất sử dụng 430.000m2, tổng vốn đầu tư gần 9.800 tỉ đồng. Khi dự án mới chỉ được UBND TP Vũng Tàu phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và chưa hội đủ thêm các điều kiện hợp pháp, Công ty An Khang đã có chủ trương huy động vốn của khách hàng dưới hình thức ký hợp đồng góp vốn, thực chất là hợp đồng bán nền.
Từ cuối tháng 12-2010 đến tháng 12-2013, Công ty An Khang đã ký huy động góp vốn với 296 người, thông qua 333 hợp đồng, thu được 410 tỉ đồng. Trong số những đất nền đã bán có nhiều nền đất chồng lấn đất công và đất các hộ dân đang sử dụng hợp pháp.
Trong đó, Đỗ Thùy Linh ký 283 hợp đồng, thu gần 367 tỉ đồng; Vương Quốc Hải ký 30 hợp đồng, thu hơn 25 tỉ đồng; Đỗ Đức Chính ký 11 hợp đồng, thu gần 12 tỉ đồng. Về số tiền 410 tỉ đồng đã thu của khách hàng, Phượng, Dương đã sử dụng hơn 24 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng dự án và hoạt động thường xuyên của Công ty An Khang.
Dương được chia hơn 116 tỉ đồng và đã sử dụng mục đích cá nhân; còn Ngô Thị Minh Phượng chiếm hưởng hơn 269 tỉ đồng sử dụng cho bản thân. Tính tới thời điểm khởi tố vụ án, Công ty An Khang chưa có đất nền để bàn giao cho khách hàng như cam kết trong hợp đồng góp vốn.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Ngày mai xét xử "đại án" có kỉ lục số cán bộ hải quan hầu tòa
Hàng chục các bộ hải quan đã móc nối với doanh nghiệp để khai khống hồ sơ GTGT và hoàn thuế để chiếm đoạt và làm thất thoát của nhà nước hàng chục tỉ đồng...
Tin tức, theo lịch xét xử của TAND TP.HCM, ngày mai (8/6), phiên tòa sơ thẩm xét xử "đại án" kinh tế xảy ra tại Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn sẽ được mở. Theo đó có đến 43 bị can ra xét xử là cán bộ hải quan thuộc Cục hải quan TP.HCM và An Giang, trong tổng số 46 người, 3 người đã bỏ trốn. Con số bị can nguyên là cán bộ hải quan bị truy tố trong phiên tòa này được xem là kỉ lục lớn nhất từ trước đến nay.
Bị cáo Lê Dũng và Trần Thị Bích Tuyền
Theo cáo trạng, Lê Dũng (Lê Phi Long) - Giám đốc Cty Cổ phần thực phẩm công nghệ Sài Gòn (Cty có vốn Nhà nước) cùng đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của Nhà nước lên đến hơn 80 tỷ đồng.
Bị can Lê Dũng (nguyên Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn) và 5 thuộc cấp bị truy tố về các tội: "Buôn lậu", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Tiếp tay doanh nghiệp (DN) chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), 31 cán bộ, công chức hải quan ra tòa vì tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Nhiều chủ doanh nghiệp, lao động tự do cũng bị cáo buộc tội "Buôn lậu", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Môi giới hối lộ". Trong đó có Trần Thị Bích Tuyền (Giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và TNHH Đại Đắc Tài) bị truy tố về các tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Buôn lậu" và "Đưa hối lộ".
Theo hồ sơ, Trần Thị Bích Tuyền là mắt xích quan trọng trong đường dây trên. Lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của nhà nước ra nước ngoài và hoàn thuế GTGT cho DN. Tuyền đã lên kế hoạch chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Tuyền móc nối với Lâm Tuấn Phát (Giám đốc Công ty CP Cảnh Phong) lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng sang Campuchia rồi sử dụng làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Tuyền và Phát thống nhất tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề "hợp tác" với Lê Dũng (Giám đốc Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn, có 51% vốn nhà nước).
Hàng chục hóa đơn được ký khống để các đối tượng lợi dụng chiếm đoạt tài sản
Từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2013, Lê Dũng ký 145 hợp đồng ngoại thương khống với nội dung bán thuốc lá và các mặt hàng thực phẩm khác cho Tuyền thông qua pháp nhân của 2 công ty do Tuyền quen biết ở Campuchia. Tổng giá trị các hợp đồng là 1.375 tỷ đồng, thuế GTGT là hơn 134,5 tỷ đồng.
Sau khi có hồ sơ khống, Dũng, Tuyền cùng đồng phạm đã lập hồ sơ xin hoàn thuế 80,3 tỷ đồng rồi bỏ túi số tiền trên. Liên quan tới các bộ hồ sơ khống, Dũng và Tuyền đã móc nối với các cán bộ, công chức hải quan Cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang để có thể hợp thức hóa các thủ tục.
Khai nhận với lực lượng chức năng, Tuyền cho biết đã đưa cho Lâm Thị Thủy (đã bỏ trốn) 4 tỷ đồng để Thủy chuyển số tiền trên cho Nguyễn Văn Biên (nguyên Chi cục trưởng Chi cục hải quan Cửa khẩu Khánh Bình) và thuộc cấp.
Cụ thể, ông Biên nhận 244,1 triệu đồng; Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công (khi đó đều là Phó chi cục trưởng) hưởng lợi 116 triệu đồng. Chính vì đã nhận hối lộ nên 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá được thông quan dễ dàng.
Vào tháng 9/2014, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) kiểm tra 2 container của Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn. Số hàng ghi trong tờ khai xuất khẩu là thuốc lá điếu hiệu Craven A, trọng lượng 3.000 thùng, trị giá hơn 23 tỷ đồng. Song kết quả kiểm tra thực tế xác định, hàng chứa trong 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng, chỉ có giá trị 190 triệu đồng.
Khi 2 container trên bị bắt giữ, Hứa Châu (nguyên giám đốc Công ty Lâm Kim Ngọc) đã cung cấp hơn 2.000 thùng thuốc lá đóng vào trong 2 container vận chuyển lên Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 để đánh tráo 2 container gạo nhưng bị phát hiện.
Cơ quan chức năng sau đó tiếp tục mở rộng điều tra thì phát hiện thêm hàng loạt sai phạm của Tuyền và đồng phạm. Tổng số tiền mà các đối tượng trên chiếm đoạt là gần 150 tỷ đồng.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử 43 cán bộ hải quan sẽ mở vào 8h sáng mai (8/6) và kéo dài hơn 15 ngày.
Báo điện tử Người Đưa tin sẽ cập nhật thông tin xét xử đại án kinh tế trên.
PVMN
Theo_Người Đưa Tin
Truy tố cựu chủ tịch ngân hàng cùng các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.100 tỉ đồng Ngày 13-5, Viện KSND tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 36 bị can về 2 tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, và tội danh Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một số nhân vật đáng...