“Bò rừng” của Trung Quốc dễ dàng bị dìm xuống đáy biển
Tờ “South China Morning Post” cho biết, ngày 24-5 vừa qua, một chiếc tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) Trung Quốc mua từ Ukraina đã cập cảng Quảng Châu, nhiều khả năng nó sẽ được biên chế về Hạm đội Nam Hải, có phạm vi đảm nhiệm tác chiến chủ yếu trên biển Đông.
Các phương tiện truyền thông Hồng Kông cho biết, Đại Lục đã đầu tư 315 triệu USD để mua 4 chiếc tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới của Ukraina. Sở hữu 4 chiếc tàu được mệnh danh là “Bò rừng châu Âu” này, Trung Quốc hy vọng sẽ uy hiếp được các nước xung quanh, nhưng các chuyên gia quân sự cười nhạo cho rằng, nó chỉ là một thứ “đồ chơi khổng lồ”.
Người đứng đầu cơ quan quân sự Đài Loan trước đây là ông Ngũ Thế Văn khẳng định, tàu đổ bộ đệm khí không phù hợp để sử dụng trên biển Đông. Ông nói: “Hiện Bắc Kinh và một số quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông. Thế nhưng, phần lớn những hòn đảo này đều rất nhỏ, thậm chí có đảo chưa bằng một con tàu. Hơn nữa các đảo này đều lắm luồng lạch và đá ngầm nên Zubr khó mà tiến vào được”.
Zubr có vận tốc lên tới 60 hải lý/h nên khó có tàu nào đuổi kịp nó
Tạp chí “The Diplomat” có trụ sở tại Tokyo cho biết, tàu đổ bộ đệm khí Zubr có kết cấu 4 tầng, lượng giãn nước 555 tấn, hành trình tối đa 300 hải lý, tốc độ tối đa 60 hải lý/h, thời gian hành trình liên tục là 5 ngày, lượng vận tải tối đa 150 tấn.
“Bò rừng” có thể mang theo 3 xe tăng chiến đấu, hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh, hoặc 360 quân. Nó được trang bị hai khẩu súng máy AK-630 cỡ nòng 30 mm và hai pháo tên lửa đa nòng MS-227 140 mm. Nhìn chung, Zubr lớn gấp đôi loại tàu đổ bộ đệm khí hiện hải quân Nhật và Mỹ đang sử dụng.
Nhà quan sát quân sự của Ma Cao là ông Hoàng Đông cho biết, Senkaku cách Đại Lục hơn 200 hải lý, loại tàu này chỉ có phạm vi hành trình 300km, điều này có nghĩa là nó không thể hoàn thành hành trình đi – về cần thiết. Vì vậy, mỗi khi tác chiến Zubr cần phải có tàu chở dầu đi kèm.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh, lực lượng tự vệ trên không và trên biển của Nhật Bản có năng lực mạnh hơn so với Trung Quốc, khi Zubr vừa bén mảng đến Senkaku thì nó sẽ trở thành một con mồi cực lớn, rất dễ bị bắn chìm.
Ông Hoàng Đông phân tích, tốc độ tối đa của tàu đổ bộ đệm khí Zubr là 60 hải lý/h và nguyên tắc của tàu đổ bộ đệm khí không cho phép nó chạy chậm. Như vậy, trừ các tàu cao tốc ra, các chiến hạm của Trung Quốc đều có tốc độ tầm 30 hải lý sẽ không thể bắt kịp nó, khi đó Zubr buộc phải đơn độc tác chiến. Vì vậy, nó sẽ dễ dàng làm mồi cho máy bay và các tàu cao tốc tên lửa của đối phương.
“Bò rừng” có thể mang theo 3 xe tăng chiến đấu hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh, hoặc 360 quân
Một quan chức cao cấp của Ủy ban nghiên cứu chính sách Đài Loan cho biết, khả năng là tàu đổ bộ đệm khí Zubr sẽ trở thành phương tiện huấn luyện trong diễn tập đánh chiếm đảo của hải quân Trung Quốc. Ông nói: “Chiếc đầu tiên có thể sẽ trở thành phương tiện huấn luyện giống như tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay. Khi chế tạo hoặc mua sắm một loại trang bị, vũ khí mới, quân đội nào cũng cần nhiều thời gian để huấn luyện chiến, kỹ thuật; xây dựng mô hình tác chiến; sau đó lại phải xây dựng các mô hình hiệp đồng tác chiến trong cả hệ thống”.
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Nghê Lạc Hùng đã từng thừa nhận, do nhu cầu sử dụng ít nên hải quân Trung Quốc không cần quá nhiều tàu đổ bộ đệm khí. Nhưng vì là một cường quốc hải quân đang nổi, nên bắt buộc Trung Quốc phải có tàu đổ bộ loại này để hoàn thiện kho vũ khí tác chiến trên biển của hải quân.
Theo ANTD
Trung Quốc lên tiếng vụ "ngư dân bị bắn chết" trên Biển Đông
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Bắc Kinh sẽ ủng hộ mạnh mẽĐài Loan trong trường hợp căng thẳng leo thang sau vụ một ngư dân Đài Loan bị lính tuần duyên Philippines bắn chết tuần trước.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, theo tờ báo này, Bắc Kinh sẽ thể hiện sự hỗ trợ một cách thận trọng để tránh bị coi là lợi dụng căng thẳng nhằm phục vụ mục đích thống nhất đất nước.
Bộ Ngoại giao và và Văn phòng Nội vụ của Hội đồng nhà nước ở Bắc Kinh cũng lên án mạnh vẽ vụ bắn ngư dân hôm thứ năm vừa qua tại vùng nước mà Philippines và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền, cho rằng khu vực này cũng nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Bắc Kinh.
"Chúng tôi yêu cầu Philippines điều tra kỹ lưỡng vụ việc và cung cấp các chi tiết cần thiết", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu tại Bắc Kinh vào hôm qua, 13/5.
Giáo sư Xu Bodong, Giám đốc Viện Đài Loan của Đại học Công Đoàn Bắc Kinh cho biết, Bắc Kinh có thể sẽ đẩy mạnh tuần tra ở Biển Đông nếu Philippines không đưa ra một câu trả lời thỏa đáng cho Đài Loan.
Ông Li Jiaquan, một nhà nghiên cứu cấp cao chuyên về các vấn đề Đài Loan tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh cũng có thể ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Đài Loan lên Philippines bởi điều này giúp thắt chặt thêm quan hệ với Đài Loan.
Đài Loan cảnh giác
Gần đây có nhiều kêu gọi Đài Loan và đại lục gần gũi nhau hơn để bảo vệ lợi ích chung. Điển hình là việc các nhà hoạt động ở đại lục kêu gọi nỗ lực chung với Đài Loan trong tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản tại vùng biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, chính quyền Đài Loan dường như đang phải cảnh giác với bất kỳ sự tham gia nào của Trung Quốc đại lục.
Ông David Lin, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết: "Cho đến nay chúng tôi không có ý định làm việc với đại lục về vấn đề này".
Ông nói thêm rằng Đài Loan đang cố gắng để thảo luận với Philippines về hiệp định đánh bất cá trong một thời gian dài nhưng mối quan tâm của Manila về thái độ của Bắc Kinh đã cản trở các cuộc đàm phán.
Đồng quan điểm, ông Shuai Hua-min, một nhà lập pháp của Đài Loan cho biết, hai bên làm việc riêng với nhau trong việc bảo vệ quyền lợi trong vùng biển tranh chấp sẽ hợp lý hơn.
Giáo sư Alexander Huang Chieh-cheng thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược tại Đại học Tamkang ở Đài Loan cho biết, Đài Bắc sẽ không lựa chọn hợp tác với đại lục vì "điều này sẽ thu hút mối quan tâm của Hoa Kỳ, nước không muốn Đài Loan và Trung QUốc hợp tác trong vùng biển tranh chấp".
Ông Xu Xue, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Đài Loan của Đại học Hạ Môn cho biết, Bắc Kinh và Đài Bắc nhận thức được rằng bất cứ hành động nào của đại lục trong tranh chấp chủ quyền có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Washington, Manila và Đài Bắc.
Theo vietbao
Mỹ điều F-22 áp chế Su-30, Nhật dùng F-15J tấn công hủy diệt Chuyên gia quân sự Mỹ tin tưởng 1 chiếc F-22 sẽ cầm chân vài chiếc thậm chí là hàng chục máy bay Trung Quốc, để tiêm kích bom F-15 của Nhật tấn công hủy diệt. Sau khi Mỹ quyết định điều động máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới F-22 đến Nhật Bản, Tuần san "Công nghệ hàng không vũ trụ"...