Bộ rễ cây nặng 25 tấn được trả giá 30 tỷ đồng
Chủ sở hữu của bộ rễ cây cổ thụ này là ông Mai Kiên – một chủ trại hòm ở phường 5, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng). Ông Kiên cho biết làm nghề kinh doanh gỗ đã 40 năm nhưng ông chưa bao giờ thấy bộ rễ cây nào to như thế. Để sở hữu bộ rễ khổng lồ, ông đã phải bỏ ra 35 triệu đồng.
Theo ông Kiên, ông mua bộ rễ này tại xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng với giá 35 triệu đồng. Khi đó mặc dù cây đã chết nhưng chỉ riêng bộ rễ đã nặng hơn 30 tấn.
Đó là bộ rễ của một cây bàng đá mọc trong một ngôi đình. Trước đó, cách đây 15 năm, ông Kiên đã hỏi mua cả cây bàng đá nhưng đình không bán. Cách đây hơn 2 năm, ông bỗng nhiên được người trong đình gọi tới mua cây, nhưng lúc đó cây bàng đã chết do quá trình bơm cát thi công một công trình ở đình.
Ông Kiên kể: “Lúc đầu cũng chẳng biết mua gốc cây này về làm gì, nhưng khi vào chùa thấy một số nhà sư điêu khắc những cây gỗ nhỏ thành nhiều tác phẩm đẹp nên tôi mới có ý định tạo ra một sản phẩm từ gốc và rễ cây cổ thụ này”.
Một số nhà khoa học và các bậc cao niên trong làng cho rằng gốc bàng đá này có tuổi đời khoảng từ 450 – 700 năm, chiều cao khoảng 40m, chu vi thân cây trên 10m, bộ rễ có đường kính khoảng 18m.
Sau khi mua xong, ông Kiên mất khoảng 1 tháng để thuê người đào xới, móc từng phần rễ nằm sâu dưới lòng đất rồi cắt từng mảnh để vận chuyển về nhà bằng xe cẩu với chi phí hơn 200 triệu đồng. Hiện bộ rễ được đặt trong nhà ông, hàng ngày đều có thợ rửa, lau chùi, gọt giũa tỉ mỉ để dần tạo nên một tác phẩm thiên nhiên hoàn mĩ.
Được biết, đến nay đã qua 1 năm chỉnh sửa mà mới chỉ 5% công trình được hoàn thiện, mặc dù mỗi ngày ông Kiên thuê tới 6 nhân công để xử lý cây. Dự kiến để hoàn thành xong tác phẩm theo ý tưởng phải mất vài năm nữa và số vốn đầu tư thêm khoảng 3 tỷ đồng.
Bộ rễ cây bàng đá của ông Mai Kiên sau khi chỉnh sửa, gọt giũa vẫn nặng trên 25 tấn
Nói về ý định sẽ tạo nên tác phẩm “siêu độc” từ bộ rễ khổng lồ này, ông Mai Kiên chia sẻ: “Mong ước của tôi là làm ra một cái gì đó nhằm tạo thêm nét đặc trưng cho vùng đất mình sinh ra và lớn lên. Vì thế sẽ cố gắng đầu tư nhằm đem đến cho mọi người chiêm ngưỡng một tác phẩm bằng gỗ cổ thụ”.
Cũng theo lời ông Kiên thì có nhiều người đã hỏi mua bộ rễ với giá rất cao nhưng không chưa đồng ý bán: “Việc sở hữu gốc cây này có lẽ là cơ duyên nên tôi không muốn bán nó. Chỉ muốn đem hết tình cảm của mình nhằm tạo ra một tác phẩm có hồn để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Khi mới đưa cây về xử lý đã có người đưa ra giá 3 tỷ nhưng tôi không bán. Vừa qua có một công ty ở Nha Trang ngã giá 12 tỷ và mới đây một ông chủ ở Đà Nẵng đưa ra mức giá 30 tỷ, tuy nhiên tôi chưa có ý định bán mà sẽ cố gắng hoàn thành tác phẩm với thời gian sớm nhất”.
Video đang HOT
Ước muốn của ông Mai Kiên là giữ nguyên dáng vẻ mộc mạc của bộ rễ tự nhiên. Việc chế tác đều dựa theo hình dạng của bộ rễ như màu sắc, khối u, hoa văn thay vì sử dụng những kỹ xảo để làm biến dạng các nét đẹp tự nhiên vốn có.
Một phần rễ được xẻ ra nhưng vẫn có kích thước rất lớn
Thân cây bàng đá sẽ được tận dụng vào việc chế tác đài hoa sen đặt trên bộ rễ
Ông Kiên cho rằng bộ rễ mang dáng con cọp, rắn, rùa, cá sấu, khỉ và các biểu tượng như Đức Phật Thích Ca, Phật Bà Quan âm…
Nhân Nguyễn – Nguyễn Hành
Theo Dantri
Nỗ lực cứu hàng nghìn "cây biểu tượng" của phố núi Pleiku
Có những năm, 70-80% lượng cây thông trên địa bàn TP Pleiku, Gia Lai (chiếm hơn 1.000 cây) bị bệnh dẫn đến thối hết đọt thông, nhưng thay vì chặt bỏ, cơ quan chức năng nơi đây chọn cách nỗ lực cứu cây và đã thành công.
Hiện tại, trên địa bàn TP Pleiku có 13.800 cây xanh với nhiều chủng loại, trong đó cây cổ thụ loại 3 là 183 cây với chiều cao hơn 12m, đường kính trung bình trên 50cm. Theo ông Vũ Đức Cường- Trưởng phòng Kỹ Thuật- Cty TNHH MTV Công trình đô thị TP Pleiku, hàng năm vào khoảng tháng 5, tháng 6, trên cây thông lại xuất hiện bệnh ong cắn lá thông, khiến đọt và lá non trên cây bị chết, làm cây giảm khả năng quang hợp; 7-10 ngày sau, thân cây sẽ bị đỏ và chết dần.
Quá trình tiến triển của bệnh rất nhanh, không chỉ vậy, bệnh ong cắn lá thông còn "lây lan" với tốc độ chóng mặt. Hiện trên địa bàn TP Pleiku có 1.575 cây thông, và có thể chỉ sau một vài tuần khi bệnh ong cắn lá xuất hiện thì có đến 70-80% số lượng cây bị bệnh. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì cây sẽ chết.
Thông cổ thụ ở phố núi Pleiku
Điều đáng nói, thông không chỉ là cây xanh bảo vệ môi trường sống của con người, mà từ lâu thông là một trong những loại cây được xem là biểu tượng khi nhắc đến phố núi Pleiku. Chính vì vậy, Công ty Công trình đô thị TP Pleiku đã tìm cách cứu chữa thành công cho cây thông. Việc này, không chỉ góp phần giúp thành phố trong xanh hơn mà hàng năm có hàng trăm cây được cứu sống cũng đồng nghĩa với việc sẽ giảm được nhiều chi phí trong công tác chặt bỏ và trồng mới cây.
Ông Cường chia sẻ, trong các loại cây đang trồng tại TP Pleiku thì cây thông dễ xuất hiện bệnh nhất. Vì vậy nhiều năm trước công ty đã được các cơ quan ban ngành cấp trên chỉ đạo phải tìm mọi cách để cứu sống cây. Qua một thời gian tìm tòi, công ty đã tìm ra được loại thuốc phù hợp để cứu cây. Vào mùa "dịch bệnh", cán bộ, nhân viên của công ty thường xuyên đi kiểm tra cây, khi phát hiện bệnh ong cắn lá sẽ tiến hành chữa trị kịp thời cho cây.
Nỗ lực chữa bệnh cho cây bởi nếu chặt bỏ, phải mất vài chục năm nữa thành phố mới có những cây to đẹp như thế này.
Việc chữa bệnh cho cây phải được thực hiện vào buổi tối từ 22 giờ đến 3 giờ sáng. Lúc này, các cán bộ, nhân viên của công ty tiến hành phun thuốc đặc trị cho cây trong vòng 7-10 ngày. Khi cây được "điều trị", chỉ hơn 10 ngày sau bệnh đã được chữa khỏi và cây bắt đầu ra lá non.
Theo ông Cường, nhờ nỗ lực này mà những năm gần đây, chỉ những cây đã quá già cỗi, thân bị mục ruỗng và chết mới bị chặt bỏ: "Chặt một cây thì biết bao giờ mới trồng lại được một cây khác cho nó lớn như thế, chính vì thế chúng tôi luôn cố gắng tìm cách cứu sống cây", ông Cường cho biết.
Phố núi xanh rợp bóng cây.
Cũng liên quan đến việc giữ cây xanh, tại QL14 (đoạn qua phường Yên Thế, TP Pleiku, Gia Lai) Ban quản lý dự án đường HCM đoạn TP Kon Tum- TP Pleiku đã quyết định "nắn" đường để giữ lại một cây gạo cổ thụ.
Ông Nguyễn Ngọc Báu- Giám đốc hiện trường của Ban quản lý - cho biết, theo thiết kế ban đầu, cây gạo này sẽ bị chặt hạ để con đường chạy thẳng qua. Tuy nhiên, trước khi đơn vị thi công chuẩn bị tiến hành, nhiều người dân bày tỏ tiếc nuối và lo lắng trước việc cây bị chặt bởi từ hàng chục năm nay, với người dân nơi đây, cây gạo đã trở thành một cây cổ thụ linh thiêng trong lòng họ.
Đường được nắn cong để giữ lại cây gạo cổ thụ.
Chính vì vậy, sau khi khảo sát kỹ lại, Ban quản lý đã quyết định nắn đường để giữ lại cây cổ thụ cho nhân dân.
Thiên Thư
Theo Dantri
50 cây cổ thụ hơn 50 năm tuổi đã được cứu như thế nào? Hơn 50 cây xà cừ cổ thụ mang đậm giá trị lịch sử ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã được "cứu sống" diệu kỳ. Đó là thành quả của sự lắng nghe, trân trọng ý kiến người dân kết hợp với quyết sách đúng đắn, cứng rắn của chính quyền địa phương với chủ đầu tư. Biết PV Dân trí - tờ...