Bộ răng khỏe mạnh nhờ cách tiêu hóa thức ăn của động vật nhai lại
Động vật nhai lại như bò đã phát triển một cách tiêu hóa thức ăn khác thường.
Mão răng của động vật nhai lại ít rõ rệt hơn so với các loài động vật ăn cỏ khác.
Chúng ăn thực vật, nhai thô và sau đó nuốt phần hỗn hợp nhai dở trước khi nôn ra nhiều lần và tiếp tục nhai. Theo các nhà khoa học, hành vi này mang lại lợi thế rõ ràng.
Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Gottingen (Đức) đã chỉ ra rằng, thức ăn nhão được nôn ra chứa ít sạn, cát và bụi cứng hơn nhiều so với thực phẩm mà loài vật này ăn lần đầu.
Quá trình này cũng bảo vệ răng không bị mài mòn trong quá trình ăn nhai. Điều này có thể giải thích tại sao mão răng của động vật nhai lại ít rõ rệt hơn so với các loài động vật ăn cỏ khác. Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia ( PNAS).
Các nhà nghiên cứu đã cho 4 con bò ăn cỏ trộn với cát trong vài ngày. Sau đó, nhóm nghiên cứu thu thập mẫu thức ăn thừa và phân. Họ đo hàm lượng silicat của từng mẫu. Các hợp chất từ cát và cỏ đặc biệt mài mòn răng vì độ cứng của chúng. Phân chứa lượng silicat tương đương với thức ăn cỏ trộn với cát. Trong khi đó, thức ăn được bò nôn ra chứa ít hơn đáng kể.
Video đang HOT
Lời giải thích duy nhất là silicat phải ở lại trong dạ dày, hay chính xác hơn là trong “dạ cỏ”. Dạ cỏ là khoang dạ dày lớn nhất ở động vật nhai lại. Đồng thời, là nơi thức ăn được vi sinh vật lên men và phân giải.
Quá trình nhai tốn nhiều công sức này một phần được thực hiện trên bã thức ăn đã được “rửa sạch” trong dạ cỏ. Do đó, răng của động vật nhai lại ít bị mòn hơn răng của ngựa. Đối với các nhà nghiên cứu, quan sát này có ý nghĩa vì động vật nhai lại có thân răng tương đối thấp.
Phương pháp tiêu hóa này có nghĩa là răng vẫn hoạt động lâu hơn. Điều đó giải thích hình dạng đặc biệt của răng ở động vật nhai lại: Không có áp lực tiến hóa nào để tạo ra nhiều vật liệu răng hơn.
Giáo sư Jurgen Hummel – Nhóm Dinh dưỡng Động vật nhai lại của Trường Đại học Gottingen cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi giải thích một khía cạnh cơ bản nhưng ít được nghiên cứu về quá trình nghiền thức ăn ở động vật ăn cỏ lớn. Từ đó, góp phần hiểu biết về chức năng và sự tiến hóa của răng”.
Ngoài việc hiểu được sinh lý học của quá trình tiêu hóa, kết quả còn thú vị đối với cổ sinh vật học. Cụ thể, răng được bảo quản tốt dưới dạng hóa thạch và thường cung cấp manh mối quan trọng nhất trong việc tái tạo lại động vật ăn cỏ sơ khai và môi trường của chúng.
'Dựng tóc gáy' trước cảnh rắn hổ mang chúa nôn ra trứng
Một người dân ở Ấn Độ đã ghi lại được khoảnh khắc rắn hổ mang chúa cố nôn ra 6 quả trứng chim do không thể tiêu hóa hết vì tham ăn.
Con rắn hổ mang chúa tham lam đã cố gắng nuốt hết 7 quả trứng chim quá khổ so với dạ dày của nó.
Tuy nhiên, do không thể tiêu hóa hết nên rắn hổ mang chúa đành chấp nhận nôn ra gần hết số trứng mà nó vừa cố gắng tống vào dạ dày.
Phải rất đau đớn và khó khăn để rắn hổ mang chú nôn ra 6 quả trứng này.
Quả trứng đầu tiên mà rắn hổ mang chúa nôn ra.
Cảnh tượng này khiến người ta liên tưởng tới việc rắn hổ mang đang đẻ trứng bằng miệng.
Ắt hẳn việc nôn ra trứng này sẽ khó khăn hơn việc nuốt chúng vào.
Chưa đầy một phút sau, rắng hổ mang chúa đã nôn ra được 6 quả trứng.
Clip: Sư tử bay người hạ gục hươu cao cổ và cái kết bất ngờ ở phía sau Dù đã hạ gục được hươu cao cổ con nhưng con sư tử cái vẫn phải bỏ chạy bạt mạng vì sự xuất hiện của hươu cao cổ mẹ. Khi đang lang thang kiếm ăn, con sư tử cái bất ngờ phát hiện thấy một con hươu cảo cổ con đang nằm nghỉ trên đất. Nhận thấy đây là một cơ hội tốt,...