Bộ ra dự thảo thông tư thi/xét thăng hạng giáo viên lúc này có nên?
Chưa thực hiện được chuyển xếp lương mới, thời gian hưởng lương mới quá ngắn, việc ban hành dự thảo Thông tư về thi, xét thăng hạng liệu có cần thiết?
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ban hành quy định về mã số, tiêu chuẩn xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập có hiệu lực từ 20/3/2021.
Sau khi chùm Thông tư trên ban hành đã có rất nhiều bài viết phản ánh bất cập của chùm Thông tư trên về chuyển hạng, giáng hạng, chuyển xếp lương, thời gian giữ bậc, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp,…
Cũng có nhiều bài viết đề nghị dừng việc chuyển lương theo các thông tư trên vì có quá nhiều bất cập.
Hầu hết ở các địa phương đều chưa chuyển xếp lương theo Thông tư mới
Thực tế trên các diễn đàn mạng thì chỉ có một số rất ít các địa phương có chia sẻ một số quyết định chuyển xếp lương (chưa được kiểm chứng).
Còn tại các địa phương khác thì việc chuyển xếp lương vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Gần đây, ngày 28/5 Bộ Nội vụ ban hành công văn số 2499/BNV-CCV về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức trong đó có đề xuất về việc cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức. Sắp tới có thể mỗi cấp học, bậc học chỉ có 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Nhưng hiện nay, việc quy định về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên vẫn chưa được cụ thể hóa.
Do đó, đến giai đoạn này hầu như tại tất cả các địa phương chưa thực hiện được việc chuyển xếp lương mới theo chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT trên vì lý do là có nhiều bất cập, bất hợp lý.
Chưa thực hiện được chuyển xếp lương mới, thời gian hưởng lương mới quá ngắn nên việc ban hành một dự thảo Thông tư về thi, xét thăng hạng giai đoạn này liệu có cần thiết?
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Nếu được ban hành, Thông tư mới về thi/xét thăng hạng sẽ “thọ” được bao lâu?
Hiện nay chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT chưa được áp dụng, các địa phương hầu hết chưa có các quyết định chuyển xếp lương theo Thông tư mới trên.
Trong khi đó, Dự thảo Thông tư Quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập hiện nay đang trong giai đoạn dự thảo lần 2, lấy ý kiến rồi có thể có dự thảo lần 3,…
Video đang HOT
Nếu được đồng ý, thông qua thì cũng cần một thời gian để nó chính thức có hiệu lực.
Sau đó, phải có văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi hướng dẫn của địa phương, thành lập hội đồng thi/ xét thăng hạng,…
Như vậy về quy trình để khi đi vào thực tế, tổ chức thi/ xét thăng hạng vẫn còn một thời gian dài.
Bằng chứng là trước đây khi có các Thông tư 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BNV-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Nhưng từ thời điểm đó đến nay, hầu như có rất ít các địa phương tổ chức thi, xét thăng hạng, do đó mới có nhiều bức xúc có nhiều giáo viên có trình độ đại học, đạt các tiêu chuẩn nhưng lại hưởng lương trung cấp, cao đẳng gần 10 năm nay.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo lần này ban hành dự thảo Thông tư thi, xét thăng hạng lần này là không còn phù hợp bởi vì đến ngày 01/7/2022 nếu không có gì thay đổi, cán bộ, giáo viên, nhân viên sẽ được sắp xếp lương theo vị trí việc làm, hưởng lương theo hiệu quả công việc theo Nghị quyết 27/NQ-TW, khi đó không còn hệ số lương, không còn hạng chức danh nghề nghiệp,..
Do đó thời gian từ đây đến khi lấy ý kiến, được Thông qua, chờ hướng dẫn,… thì đã hết thời gian, thì Thông tư này cũng có thể “chết yểu”.
Tại sao phải xây dựng và ban hành một dự thảo Thông tư về việc thi, xét thăng hạng khi biết thời gian tồn tại của nó rất ngắn?
TIếp tục kiến nghị dừng xếp lương theo các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT
Giống như ý kiến của nhiều nhà giáo trong nhiều bài viết, do bất cập của chùm thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT là rất lớn, gây nhiều bức xúc trong giáo viên nên tiếp tục xin được kiến nghị dừng việc chuyển xếp lương theo các thông tư này.
Hiện nay, hàng ngàn giáo viên cả nước có bằng đại học trên dưới 10 năm vẫn hưởng lương trung cấp, cao đẳng đang rất bức xúc, nên chỉ xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo cho họ được chuyển xếp lương, thăng hạng theo Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT. Đây là việc làm cần thiết, hợp lý nhất hiện nay.
Giáo viên hiện nay chỉ bức xúc ở việc không được thăng hạng theo các Thông tư 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BNV-BGDĐT, nếu chuyển xếp lương mới theo các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT là đi từ bất cập, bất công này đến bất công khác lớn hơn.
Việc ban hành thêm một Thông tư mới về thi, xét thăng hạng như dự thảo đang lấy ý kiến trong giai đoạn này theo quan điểm của người viết là không cần thiết; hiệu lực, thời gian tồn tại của nó cũng không lâu nên kính mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cho tạm dừng và cho giáo viên được thi, xét thăng hạng theo Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT là giáo viên đã cảm ơn Bộ rất nhiều.
Tài liệu tham khảo:
Dự thảo Thông tư tại địa chỉ:
https://docs.google.com/viewerng/viewer?url=https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDT/Attachments/1553/Dự thảo 2 (đăng mạng – chính thức).docx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên mòn mỏi chờ điều chỉnh chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của Bộ
Hy vọng trong 87 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của viên chức đang được Bộ Nội vụ rà soát thì chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ được bỏ.
Ngay từ thời điểm ra đời của các Thông tư 01/02/03/04/ 2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên công lập ở cả 4 cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) thì giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập đã ồ ạt đăng ký đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo hạng đang đảm nhận.
Thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên cũng không dạy yếu đi (Ảnh minh họa: A.N)
Dù chỉ học ít ngày và phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ để lấy về một chứng chỉ kẹp hồ sơ cho đủ quy định thì nhiều thầy cô giáo cũng bấm bụng theo học.
Trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có hàng loạt bài viết của các nhà giáo phản ánh những bức xúc cũng như gửi gắm những tâm tư nguyện vọng đến cấp có thẩm quyền với mong muốn được xóa bỏ những "giấy phép con" đang hành giáo viên cơ sở.
Những bài viết ấy được chia sẻ trên khắp các diễn đàn giáo dục với hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận và trở thành diễn đàn nóng.
Ngày 10/6 Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 3845/VPCP-TCCV về việc các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.
Công văn nêu rõ: Yêu cầu các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành:
- Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý cho phù hợp, bảo đảm cắt giảm những chứng chỉ bồi dưỡng mang tính hình thức, không phù hợp, trong đó có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với yêu cầu, tính chất hoạt động nghề nghiệp của công chức, viên chức.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản số 2499/BNV-CCVC báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ đã đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. [1]
Những loại chứng chỉ nào liên quan đến đội ngũ nhà giáo được rà soát theo hướng cắt giảm?
Ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà Giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã nhấn mạnh không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.
Điều nhiều nhà giáo thắc mắc nhất lúc này là trong 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ bỏ chứng chỉ nào và giữ lại chứng chỉ nào trong khi nhiều thầy cô giáo đã có chứng chỉ và số khác thì chuẩn bị đi học lấy chứng chỉ.
Đề xuất bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng
Chùm Thông tư 01;02;03;04/2021 quy định mỗi hạng, giáo viên phải có một chứng chỉ chức danh ứng với hạng ấy như giáo viên hạng III gần như phải có chứng chỉ hạng III; giáo viên hạng II cần có chứng chỉ chức danh hạng II và giáo viên hạng I có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I.
Cũng do những quy định về hạng giáo viên chưa rõ ràng, không ít thầy cô giáo đã học sai hạng nên dù có trong tay tới 2 chứng chỉ nhưng theo quy định vẫn còn thiếu chứng chỉ.
Trong thực tế, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là quy định vô lý nhất đối với các nhà giáo hiện nay. Có người đã đi dạy hàng chục năm, người gần về hưu đã có kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm (đã trở thành kỹ xảo), đã có biết bao thành tích giáo dục, đào tạo ra biết bao thế hệ học sinh mà trong số đó nhiều em đạt thành tích đặc biệt xuất sắc thì nay vẫn phải cần một cái chứng chỉ.
Những câu hỏi: Giáo viên có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì chất lượng giáo dục có được nâng lên? Và thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên có dạy yếu đi không?
Câu trả lời sẽ là, chứng chỉ chức dnah nghề nghiệp đối với những nhà giáo chúng tôi lúc này chỉ có tác dụng kẹp hồ sơ cho đủ quy định chứ hoàn toàn không thể giúp các thầy cô nâng cao chất lượng dạy học.
Bởi thế, nếu không có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc dạy học của chúng tôi.
Việc quy định giáo viên phải có chứng chỉ nghề nghiệp hiện nay chỉ làm cái "hầu bao" của nhà giáo bị ảnh hưởng, dẫn đến chất lượng cuộc sống bị giảm sút chứ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chất lượng giáo dục.
Vậy tại sao ta không thể bỏ hẳn quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên hiện nay? Hoặc là, những nội dung cần dạy cho giáo viên nên được đưa vào giảng dạy ở các trường sư phạm.
Vì thế, các nhà giáo chúng tôi vẫn đang hy vọng trong 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp của viên chức đang được Bộ Nội vụ rà soát thì chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ được xóa bỏ.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://laodong.vn/giao-duc/bo-gddt-thong-nhat-viec-giam-chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-voi-giao-vien-915864.ldo
[2]https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bo-may-hanh-chinh/Cong-van-3845-VPCP-TCCV-2021-cac-loai-chung-chi-boi-duong-doi-voi-cong-chuc-vien-chuc-477183.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
'Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không có lỗi, nhưng...' Việc quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là việc phải làm theo Luật Viên chức và các luật, quy định liên quan khác để nhằm đổi mới nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, xếp lương cho giáo viên. TS. Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận...