Bố ra đi, cậu bé xin ăn nuôi em và chữa bệnh cho mẹ
Trong xã hội, trẻ em luôn được ưu tiên, chăm bẵm hết mực và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển.
Thế nhưng có những em nhỏ dù đang tuổi ăn tuổi lớn vẫn phải mưu sinh giữa cái nắng gần 40 độ C để kiếm tiền nuôi gia đình. Những trường hợp đó khiến dân tình xem xong không khỏi nghẹn ngào.
Cậu bé ngồi giữa nắng gần 40 độ C để xin ăn. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok N.L)
Cách đây không lâu, TikToker N.L đã chia sẻ đoạn video ngắn về em nhỏ phải xin ăn để nuôi em, chăm mẹ. Cụ thể, trong lúc cô đang đi xe máy thì thấy em ngồi nép vào thanh chắn ở đường. Tội nghiệp cậu bé lang thang xin ăn, N.L liền dừng xe xuống hỏi thăm. Khi được hỏi về gia cảnh, cậu tiết lộ bố ra đi từ khi còn rất nhỏ. Kể từ đó, cậu phải lo cho đứa em 8 tuổi và 9 tuổi đang đi học.
Nữ TikToker thương cậu bé nên đã đi mua dép tặng. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok N.L)
Cô hỏi thăm hoàn cảnh của cậu và cảm thấy rất xót xa. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok N.L)
Chỗ dựa duy nhất của em bây giờ là mẹ cũng xảy ra chuyện. Sự cố khiến mẹ bị thương ở chân và chẳng thể làm gì. Thậm chí, mỗi ngày bà còn cần thêm chi phí để trị liệu nên mọi thứ trong gia đình đổ dồn lên cậu bé còn chưa trưởng thành.
Cậu vui sướng khi được nữ TikToker tặng dép. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok N.L)
Ra đường xin ăn nhưng cậu chỉ có chiếc mũ bảo hiểm rách nát để “làm nghề”. Thậm chí đôi dép hay cái áo dài để mặc cũng chẳng có. Khi được N.L hỏi vì sao không đi dép, cậu liền ngại ngùng đáp vì bản thân không có tiền. Thương cậu bé, nữ TikTok đã đến cửa hàng gần nhất để mua cho em đôi dép mới và một ít bánh, sữa. Thấy trời quá nắng, cô lại tặng cậu bé thêm chiếc áo dài có kèm cả mũ.
Cậu còn được cô tặng thêm áo chống nắng. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok N.L)
Cậu không dám ăn bánh, chỉ xin uống hộp sữa vì muốn để dành quà mang về cho em. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok N.L)
Nhận được món quà, cậu vô cùng sung sướng. Thậm chí khi được cho bánh cậu còn chần chừ chẳng dám ăn. Hỏi ra mới biết, từ sáng giờ cậu chưa có gì bỏ vào bụng nhưng muốn để dành phần bánh này để về nhà ăn cùng các em. Cậu chỉ dám xin 1 hộp sữa để uống trước cầm hơi.
Cô phải năn nỉ mãi cậu mới lấy tiền. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok N.L)
Sau khi trò chuyện một lúc, TikToker N.L đã cho cậu 200 nghìn đồng. Khi thấy vậy, cậu ngại ngùng bởi lẽ trước đó đã được cô cho rất nhiều. N.L phải ăn nỉ mãi, cậu mới chịu lấy và nở nụ cười thật tươi, hứa về nhà sẽ khoe với mẹ nay có dép mới, áo mới và đầy quà bánh nữa.
Cậu vui vẻ chào tạm biệt ân nhân của mình. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok N.L)
Được biết, với cuộc sống mưu sinh như vậy cậu không hề biết chữ và cũng chẳng được đi học nhưng cậu bé vẫn sẵn sàng hi sinh mọi thứ để kiếm tiền, nuôi 2 em đang được xã hội trợ cấp tới trường. Câu chuyện về bé trai khiến chúng ta suy ngẫm và có góc nhìn khác về cuộc sống.
Anh giết em ruột, dìm thi thể vì mâu thuẫn việc chăm mẹ: Bác thông tin vợ bị can tử vong
Đồng thời, công an cũng bác thông tin "bắt giam con trai và cháu nội của nghi phạm Tròn".
Ngày 15/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố vụ án, bắt khẩn cấp Phạm Văn Tròn (67 tuổi, trú tại phường Tân Xuyên, TP.Cà Mau)) để điều tra về hành vi giết người.
Cùng ngày, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin vợ bị can Phạm Văn Tròn tử vong khi hay tin chồng bị bắt khẩn cấp để điều tra hành vi giết em. Tuy nhiên, theo nguồn tin của PV VOV, vào trưa 16/4, điều tra viên còn làm việc trực tiếp với vợ của bị can Tròn.
Cơ quan điều tra cũng bác bỏ thông tin "bắt giam con trai và cháu nội của ông Tròn" và khẳng định thông tin lan truyền trên các trang mạng xã hội là sai sự thật.
Đến thời điểm này, cơ quan điều tra chưa chứng minh vụ việc có đồng phạm. Những lời khai của nghi can Tròn khớp với hiện trường vụ án.
Ngày 16/4, báo Tiền phong ghi nhận thông tin từ lãnh đạo UBND phường Tân Xuyên, TP. Cà Mau cho biết, nghi can Phạm Văn Tròn trong quá trình sinh sống tại địa phương không xảy ra xích mích với ai. Ông Tròn có miếng vuông cặp ranh với người em ruột là ông Phạm Văn N. (45 tuổi, ngụ ấp Bào Nhàn, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).
"Trước đây, ông Tròn là Chi hội Trưởng Chi hội cựu chiến binh khóm 1, phường Tân Xuyên nhưng ông đã nghỉ công tác cách đây khoảng 3 năm nay do bị tai biến nhẹ", vị lãnh đạo phường Tân Xuyên thông tin thêm.
Tạm giữ nghi can trong vụ án xác chết bị dìm dưới vuông tôm
Tạm giữ nghi can trong vụ án xác chết bị dìm dưới vuông tôm. Nguồn: Báo Cà Mau
Về nguyên nhân sát hại em ruột của bị can Tròn, báo Thanh niên đăng tải kết quả điều tra ban đầu của công an cho biết, ông Phạm Văn N. nuôi dưỡng mẹ già 90 tuổi và người chị gái bị bệnh.
Ông Nhỏ rất kỹ tính trong việc nuôi mẹ bệnh nên đề nghị anh, chị em khi đến nhà nuôi, chăm sóc mẹ thì phải ngồi cạnh mẹ canh chừng. Từ đó, giữa ông Tròn và ông N. thường xảy ra tranh cãi. Ông Tròn ấm ức trong lòng và lên kế hoạch giết em ruột.
Ông Tròn bỏ sẵn cây trên bờ, gần chòi giữ vuông tôm của ông N., chờ cơ hội ra tay.
Để thực hiện ý đồ, ông Tròn chuẩn bị cây gỗ để sẵn ở bờ vuông tôm của ông N., chờ cơ hội ra tay.
Khoảng 8 giờ ngày 11/4, khi ông Nhỏ đi ra vuông thì ông Tròn dùng cây đập ông Nhỏ ngã xuống vuông tôm rồi dùng rựa chém ông Nhỏ.
Khi phát hiện em ruột đã chết, ông Tròn kéo thi thể khỏi đó khoảng 50 m rồi dìm xuống đáy vuông tôm và dùng 2 thanh sắt, 4 cây nạng gỗ cố định thi thể lại. Sau đó, ông Tròn mang hung khí đi giấu, riêng chiếc xe máy của ông N., ông Tròn đẩy xuống kênh trước nhà mình.
Để tạo chứng cứ ngoại phạm, ngay trong ngày 11/4, ông Tròn đưa vợ đến một bệnh viện ở TP.Cà Mau điều trị và ở bệnh viện đến khi cơ quan CSĐT bắt giữ.
Mẹ của ông Tròn đã qua đời sau khi thi thể của ông N. được tìm thấy và đưa về nhà.
Đẻ hai đứa cách nhau thật xa, sau này đứa lớn nuôi đứa nhỏ là suy nghĩ "không thể nuốt nổi"? Câu chuyện "nuôi em" của một Gen Z vừa chia sẻ trong một group khiến cư dân mạng tranh cãi dữ dội. Mới đây trong một hội nhóm của Gen Z, một cô bạn có tên viết là L.H.U đã chia sẻ bài đăng, kể lại chuyện bản thân thường xuyên bị bố mẹ nhà ở nhà nói về việc sau này lớn...