Bỏ ra 37,2 tỷ mua nhà thi hành án: 5 năm, chờ đến bao giờ?
Tỉnh Lâm Đồng vừa cho rằng, Chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc bị truy tố, nên việc giao tài sản phải chờ kết quả của Tòa
Báo chí đã nhiều lần đưa tin về việc mua bán được bắt đầu từ đầu năm 2009 với bên bán là Chi cục Thi hành án dân sự TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) thực hiện việc đem bán tài sản gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có diện tích 3.430,76 m2 tại địa chỉ số 357 phố Phan Đình Phùng, phường 2, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Bên bên mua tài sản là Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt.
Mảnh đất Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt trúng đấu giá. (Ảnh: DĐDN) Theo 17 bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bà Phạm Thị Hồng, trú tại địa chỉ số 357 phố Phan Đình Phùng, phường 2, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng phải thi hành án với tổng số tiền hơn 86,6 tỷ đồng, 68,5 lượng vàng 24K và lãi suất chậm thi hành án, chưa kể các khoản tiền án phí. Do bà Hồng không tự nguyện thi hành, Chi cục THADS thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tiến hành kê biên nhà, đất tại tại số 357 Phan Đình Phùng và ủy quyền cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng bán đấu giá tài sản.
Ngày 20/9/2009, Công ty Phương Trang đã trúng đấu giá và nộp đủ số tiền mua tài sản trên 37,2 tỷ đồng. Sau đó bà Phạm Thị Hồng có đơn khiếu nại về việc định giá, bán đấu giá tài sản.
Do còn có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung vụ việc, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành để thống nhất và giải quyết dứt điểm vụ việc.
Vì sao Bộ chỉ đạo, tỉnh không thực hiện?
Video đang HOT
Ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, ngày 9/10/2014, Đoàn công tác của lãnh đạo Bộ Tư pháp đã làm việc với đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng, các cơ quan tại địa phương và thống nất giao Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Lâm Đồng, Chi cục Thi hành án Dân sựn thành phố Đà Lạt xây dựng kế hoạch cưỡng chế giao tài sản cho Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt. Để đôn đốc và triển khai việc thi hành giao tài sản đấu giá, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án Dân sự đã tiếp tục ban hành nhiều văn bản đề nghị Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng quan tâm, chỉ đạo tổ chức cưỡng chế giao tài sản xong trước ngày 23/12/2014.
Theo ông Trần Tiến Dũng, ngày 6/1/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ra thông báo kết luận số 04/TB-UBND “Giao Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện nội dung chỉ đạo; tham mưu, báo cáo tổng hợp tình hình và đề xuất UBND tỉnh xem xét cho ý kiến tổ chức cưỡng chế sau Tết âm lịch”.
Ngày 14/2/2015, Bộ Tư pháp tiếp tục có Công văn đề nghị Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho tiến hành cưỡng chế giao tài sản cho công ty Phương Trang.
“Tuy nhiên, đến ngày 20/3/2015, UBND tỉnh Lâm Đồng có Công văn số 1254/UBND-NC gửi Bộ Tư pháp, nội dung cho rằng theo cáo trạng số 35/VKSTC- C6(P4) ngày 27/8/2014 của cơ quan Điều tra Viện KSNDTC truy tố chấp hành viên Nguyễn Long Vân, là chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó việc giao tài sản cần chờ kết quả của Tòa đối với sai phạm của Chấp hành viên”- ông Dũng nói./.
Minh Hòa
Theo_VOV
Không thi hành án được vì đương sự... dọa tự tử
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi viện dẫn lý do này để giải thích cho việc chậm thi hành bản án có hiệu lực pháp luật đã 9 năm qua.
Mới đây, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản trả lời khiếu nại của ông Lâm Thanh Việt (xã Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi) về việc chậm thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật cách đây 9 năm. Theo đó, Cục THADS tỉnh này trả lời việc chậm THA là do vụ việc này phức tạp, người phải THA nhiều lần đòi tự tử, kiên quyết không chịu giao đất, cả gia đình chống đối THA.
Theo ông Lâm Thanh Việt, năm 2006 TAND tỉnh Quảng Ngãi đã xét xử vụ tranh chấp di sản thừa kế do cha ông và các anh em khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông L.M chia khối di sản đang quản lý cho các đồng thừa kế. Bản án số 01/2006 ngày 11.1.2006 của TAND tỉnh Quảng Ngãi tuyên vợ chồng ông M có nghĩa vụ chia một phần mảnh vườn tại xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa cho các đồng thừa kế, trong đó cha ông Việt được sử dụng gần 200m2 đất.
Sau khi án có hiệu lực, cha ông Việt đã có đơn yêu cầu THA và tháng 4.2006, Cục THADS tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định THA.
"Tưởng như vậy cha tôi sẽ nhận được phần di sản thuộc về mình. Thế nhưng từ đó đến nay, bản án nói trên vẫn chưa được thi hành với nhiều lý do thoái thác từ phía Cục THADS tỉnh. Hiện nay cha tôi đã mất mà bản án vẫn chưa được thi hành trong khi điều kiện THA đảm bảo. Giờ Cục THADS lại đưa ra lý do đương sự chống đối, đòi tự tử để biện minh cho sự tắc trách của mình. Nói như vậy không lẽ cứ dọa tự tử là có thể chiếm được tài sản của người khác" - ông Việt bức xúc.
Luật sư Cao Quang Thuần, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án có giá trị bắt buộc các cá nhân, tổ chức, kể cả các cơ quan nhà nước phải chấp hành. Cơ quan THA có trách nhiệm tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa. Thực tiễn có nhiều bản án dù đã có hiệu lực rất lâu nhưng do không có điều kiện THA như người bị THA không có tài sản, tài sản dùng để THA bị tranh chấp nhưng chưa giải quyết được... Tuy nhiên, nếu điều kiện THA đảm bảo nhưng không thể thi hành được với lý do người bị THA chống đối thì đó không phải là lý do phù hợp với quy định của pháp luật.
"Những người có hành vi cố tình không chấp hành án, không THA, gây cản trở việc THA thì có thể bị xử lý về các tội theo quy định tại các điều 304, 305, 306 BLHS" - luật sư Thuần nhận xét.
Dọa tự tử không phải là lý do chính đáng để hoãn THA
Theo quy định của pháp luật về THADS hiện hành, lý do người phải THA dọa tự tử không phải là lý do để thủ trưởng cơ quan THA ra quyết định hoãn THA. Luật quy định rất rõ nếu người phải THA có điều kiện thi hành mà không tự nguyện THA thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như kê biên phát mại tài sản, trục xuất người và tài sản để giao cho người được THA...
Thực tế có trường hợp người phải THA cố tình trây ỳ, chống đối quyết liệt như cố thủ, đe dọa tự tử, đe dọa đến tính mạng của cán bộ THA. Khi gặp phải những trường hợp này, chấp hành viên phải sử dụng các biện pháp vận động, thuyết phục, phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương động viên, thuyết phục đương sự. Nếu họ vẫn không nghe thì phải áp dụng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được THA.
Với những vụ có tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị của địa phương thì cơ quan THA phải báo cáo với ban chỉ đạo THA cùng cấp và cơ quan THA cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo. Nếu chấp hành viên không làm hết trách nhiệm của mình, để vụ việc kéo dài không có lý do chính đáng mà gây thiệt hại cho đương sự thì phải bồi thường, thậm chí còn có thể bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.
Ông Hồ Quân Chính, Phó phòng Nghiệp vụ 1, Cục THADS TP.HCM
Theo_Dân việt
Hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ cựu Chi cục trưởng ra quyết định trái luật Do vắng mặt những người kháng cáo, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Chi cục trưởng ra quyết định trái luật. Sáng 4/3, Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao đưa bị cáo Trịnh Ngọc Chung (SN 1959, trú ở phố Hàng Điếu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - Cựu Chi cục trưởng Chi cục Thi hành...