Bỏ ra 3 phút mỗi ngày, học cách người Nhật kích thích trí THÔNG MINH cho con 0 3 tháng tăng vượt bậc!
Nhật Bản được biết đến như một quốc gia sản sinh ra nhiều người thông minh. Sở dĩ như vậy là do người Nhật có bí quyết riêng: Họ biết được thời điểm từ 0 – 3 tháng tuổi là giai đoạn mà trẻ em có khả năng tiếp nhận lớn nhất:
0-3 tháng tuổi là giai đoạn mà trẻ em phát triển 5 giác quan tốt nhất. Các bậc cha mẹ Nhật luôn suy nghĩ làm thế nào để kích hoạt tối đa thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.
Vị giác
Nhấp vào khăn một ít nước mát, nước lạnh, nước ngọt, nước mặn và nước chua. Chấm vào đầu lưỡi cho bé cảm nhận thử. Đây là cách rất tốt để kích hoạt vị giác.
Thị giác
Xung quanh giường của trẻ sơ sinh nên có những bức tranh cảnh quan nổi tiếng thế giới. Bạn nên để bé trong một môi trường nhiều màu sắc phong phú. Trên kệ, bày đồ chơi có màu sắc tươi sáng, hoặc các khối gỗ.
Nếu con bạn là dưới một tháng tuổi, để cho nó nhìn vào những bức hình kẻ sọc đen và trắng, 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60-90 giây. Khả năng tập trung sẽ có liên quan đến mọi thứ phải học sau đó. Đó là nền tảng của việc học.
Ở dưới 9 tháng tuổi, hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ. Trẻ nhỏ không thể phân biệt được các màu đỏ, xanh lá cây, và màu vàng. Nếu trong 6 tháng tuổi, bé đã chán sọc ngang và sọc, chuyển sang sọc với lưới nhỏ hơn (từ 6 cm xuống đến 2 cm). Nếu em bé của bạn không còn quan tâm, cho bé nghỉ vài ngày hoặc vài tuần.
Video đang HOT
Bạn nên dán các chữ cái gần giường của bé. Các chữ cái nên được in màu đỏ, to, rõ ràng. Trẻ sẽ quen dần với mặt chữ khi bé lớn lên. Cho bé nhìn bảng chữ cái, mỗi ngày một lần, 2-3 giây mỗi lần, và lặp lại.
Thính giác
Tiếp theo, bạn nên cho bé nghe nhạc mỗi ngày. Mỗi lần nghe khoảng 15 phút, và 30 phút mỗi ngày. Cho bé nghe các bài nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Khi bé nghe nhạc, bé bế nằm và đu đưa nhẹ nhàng theo nhịp nhạc. Cần lưu ý rằng nếu trẻ nghe băng hay đĩa CD trong một thời gian dài, bé sẽ bị trơ lì do tiếp xúc với âm thanh điện tử nhiều hơn mà không phải tiếng nói thực sự của cha mẹ.
Điều quan trọng là phải nói chuyện nhiều với bé của bạn sau khi sinh. Khi cho bé ăn, thay tã, hoặc tắm, nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Trong khi thay tã lót, nắm tay và nói rằng “Đây là bàn tay, bàn tay, bàn tay”, liên tục trong vài ngày rồi đổi sang các bộ phận khác trên cơ thể. Thời gian khác, giơ quả bóng hoặc búp bê, và nói “Đây là quả bóng, quả bóng, quả bóng”, “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê”. Đó là cách để dạy em bé của bạn.
Khứu giác
Hãy để em bé ngửi hương thơm của hoa. Sau dần, bé sẽ có xu hướng hướng người về phía mùi thơm. Nếu trẻ được ngửi các mùi khác nhau, khứu giác sẽ phát triển rất nhạy.
Xúc giác
Kể từ khi sinh ra, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kỹ lưỡng trong bộ nhớ những gì bé thấy, những gì bé nghe được để hình thành tư duy rõ ràng trong não.
Bú sữa mẹ, đây là bài học cảm nhận đầu tiên của trẻ sơ sinh. Hãy cẩn thận quan sát chuyển động của bé khi tìm vú mẹ, ngậm núm vú trong miệng và mút sữa. Ở lần đầu tiên, bé thường chạm cằm hoặc mũi của mình vào bộ ngực của mẹ và khó để đưa núm vú vào miệng của mình một cách chính xác. Nhiều bà mẹ sử dụng bàn tay để giúp đỡ trẻ, nhưng thực tế các em bé có thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng.
Các bà mẹ nên chạm vào núm vú vào các vị trí khác trên khuôn mặt trẻ sơ sinh như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, và má trái. Điều đó làm cho em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh, cảm thấy vị trí trên-dưới, phải-trái.
Không chỉ với núm vú như trên, các bà mẹ cũng có thể sử dụng ngón tay, khăn để chà nhẹ lên hàm trên, hàm dưới của trẻ sơ sinh. Bé sẽ biết cảm giác khi liếm và cắn những thứ này và sẽ không có hành động giống như mút núm vú của mẹ.
Hãy trở thành những ông bố bà mẹ thông minh với những mẹo nuôi dạy con cái này ngay từ khi trẻ còn nhỏ nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Khi bạn quên mùi cơ thể người thương: có thể đó là dấu hiệu của căn bệnh mất trí nhớ
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Canada thêm 1 lần nữa khẳng định mối liên hệ của chứng bệnh mất trí nhớ và mùi cơ thể.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, khứu giác là 1 trong những giác quan gắn chặt với trí nhớ hơn là thị giác, vị giác, xúc giác hay thính giác...
Lý do được giới khoa học đưa ra đó là do trung tâm xử lý khứu giác nằm trên vỏ não gần vùng trí nhớ và cảm xúc nên một mùi quen thuộc có thể gợi nhớ những hình ảnh xa xưa hay nhiều cảm xúc vui buồn khác nhau.
Và mới đây, nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Communications của các nhà khoa học ĐH Toronto (Canada) đã chỉ ra thêm 1 cơ chế nữa cho phép não tái hiện lại những trải nghiệm giác quan sống động từ trí nhớ.
Từ đó, các chuyên gia rút ra kết luận rằng việc lãng quên mùi, đặc biệt là mùi cơ thể của người thân, người yêu là 1 dấu hiệu sớm của căn bệnh mất trí nhớ.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của tác giả Afif Aqrabawi cũng tìm thấy 1 vùng não ẩn chứa nhiều bí ẩn được gọi là "hạt nhân khứu giác trước" (anterior olfactory nucleus - AON).
Được biết, vùng AON này là nơi các dữ liệu mùi hương được tích hợp với thông tin về không gian, thời gian - hay nói đơn giản hơn đó chính là nơi cư trú của bộ nhớ mùi.
Càng nghiên cứu sâu hơn, giới khoa học Canada càng phát hiện ra rằng vùng AON có sự kết nối chặt chẽ với vùng hồi hải mã hippocampus - khu vực được biết đến với vai trò cốt lõi xử lý thông tin, lưu giữ khoảnh khắc chúng ta trải qua.
Nếu như vùng hồi hải mã mạnh khỏe, chúng sẽ liên kết với những bộ phận khác để lưu giữ thông tin, hình thành kí ức và điều phối khả năng định hướng không gian, từ đó chống lại chứng bệnh mất trí nhớ.
Tiến hành thử nghiệm trên chuột, các chuyên gia nhận thấy những cá thể chuột kết nối vùng hồi hải mã - AON dễ dàng tìm được đường trở về khi kí ức không - thời gian kết hợp với mùi hương được tái hiện. Trong khi đó, với những cá thể chuột không có kết nối với hồi hải mã thì chúng lại gặp khó khăn, bối rối, đôi khi không tìm về được nơi quen thuộc.
Ở người, sự ngắt kết nối này chủ yếu nằm ở mùi hương quen thuộc. Theo nhóm nghiên cứu, biết được sự mất mát bộ nhớ mùi này, đó sẽ là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán sớm chứng mất trí nhớ ở người.
Nguồn: UCNews
Theo Helino
Ai cũng nghĩ đói là đói bụng, hóa ra lại có đến 8 kiểu đói khác mà chắc chắn là bạn đã từng thử qua Khám phá ngay loạt bật mí từ các chuyên gia dinh dưỡng để biết thủ phạm khiến cơn đói của ta cứ mãi không nguôi nhé. Đói - một cảm giác rất tự nhiên của con người khi chúng ta có nhu cầu để nạp năng lượng. Thế nhưng, có những lúc ta cảm giác cồn cào dù vừa mới dùng bữa trong...