Bỏ ra 1,8 tỷ đồng làm nông trại trồng rau không cần đất, mỗi tháng bán 2 tấn rau
“Hiện An Nông Farm có trên 10 loại rau, mỗi tháng cung cấp ra thị trường trên 2 tấn rau. Sau hơn một năm đi vào hoạt động An Nông Farm đã bước đầu mang về lợi nhuận, tạo việc làm ổn định cho 5 lao động thường xuyên, với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng”.
Đó chia sẻ của anh Võ Hoàn Lực – Tổ trưởng Tổ hợp tác rau thủy canh An Nông Farm, phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM.
Đầu tư công nghệ trồng rau thuỷ canh
Tổ hợp tác (THT) rau thủy canh An Nông Farm được thành lập từ tháng 5/2018 gồm 8 thành viên, tại phường An Phú Đông, quận 12. Đây là mô hình kinh tế tập thể đầu tiên ở phường An Phú Đông ứng dụng công nghệ cao trồng rau thủy canh theo công nghệ Israel.
Anh Võ Hoàn Lực chia sẻ với Chủ tịch Hội Nông dân quận 12 Nguyễn Thị Thu Anh về ưu điểm và cách chăm sóc của từng loại rau tại An Nông Farm. Ảnh: H.M
“An Nông Farm cũng luôn sẵn sàng chào đón người dân đến tham quan và những ai mong muốn khởi nghiệp từ nông nghiệp công nghệ cao đến cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong phát triển mô hình trồng rau thủy canh”.
Anh Võ Hoàn Lực
Với nguồn vốn 1,8 tỷ đồng, THT rau thủy canh An Nông Farm đầu tư nhà lưới, hệ thống làm mát, tưới phun sương, kèm hệ thống cung cấp dinh dưỡng tự động. Bên cạnh đó, THT cũng đầu tư thiết bị giám sát chất lượng nguồn nước, chất lượng môi trường, kiểm soát nồng độ dinh dưỡng.
Video đang HOT
Nhờ đó, kiểm soát được sâu bệnh, chất lượng sản phẩm cao, đồng đều, rau bảo quản được lâu và tiết kiệm chi phí nhân công.
Anh Võ Hoàn Lực – Tổ trưởng THT rau thủy canh An Nông Farm cho biết: Triển khai mô hình trồng rau thủy canh theo chủ trương của thành phố, các thành viên của THT được Trung tâm Khuyến nông và Hội Nông dân TP.HCM chuyển giao công nghệ trồng rau thủy canh và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, tư vấn địa chỉ mua phân bón, vật tư nông nghiệp chất lượng. Từ đó có thể lập vườn rau thủy canh, sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng để cung cấp cho thị trường.
Hiện, THT rau thủy canh An Nông Farm trồng trên 10 loại rau, mỗi tháng cung cấp ra thị trường 2 tấn rau. Sau hơn một năm đi vào hoạt động An Nông Farm đã bước đầu mang về lợi nhuận, tạo việc làm ổn định cho 5 lao động thường xuyên, với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng.
“Với ưu điểm tươi ngon, an toàn cho sức khỏe và có thể bảo quản lâu trong tủ lạnh, các sản phẩm rau sạch thủy canh của An Nông Farm hiện ngoài cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng rau sạch trên địa bàn. Đồng thời, An Nông Farm còn là nguồn cung cấp chính cho một số bệnh viện quốc tế trên địa bàn thành phố. Việc cung cấp rau cho các bệnh viện quốc tế trước hết đòi hỏi phải đảm bảo được chất lượng, độ an toàn được kiểm định rất kỹ, vì thế chúng tôi yên tâm khi nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của các đối tác này” – anh Lực chia sẻ.
Nhân rộng mô hình điểm
Ngoài cung cấp sản phẩm là rau sạch cho thị trường, THT còn tham gia các hội chợ triển lãm về nông, lâm, thủy sản nhằm giới thiệu tới người dân những mô hình sản xuất hoạt động hiệu quả, có thể áp dụng ngay tại gia đình. THT nhận cung cấp các kỹ thuật nhà máy, nhà lưới và nhận thi công, lắp đặt trong nhà lưới cho người sản xuất muốn tìm hiểu, áp dụng.
Với những thành công bước đầu, hiện anh Lực và các cộng sự của mình mong muốn mở rộng diện tích trồng rau trên 2.500m2 đất, tương lai sẽ phát triển THT rau thủy canh An Nông Farm thành hợp tác xã kiểu mới, với mong muốn sẽ tăng thêm thu nhập và tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.
“An Nông Farm cũng luôn sẵn sàng chào đón người dân đến tham quan và những ai mong muốn khởi nghiệp từ nông nghiệp công nghệ cao cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong phát triển mô hình trồng rau thủy canh” – anh Lực khẳng định.
Bà Nguyễn Thị Thu Anh – Chủ tịch Hội ND quận 12 cho biết: THT rau thủy canh An Nông là mô hình kinh tế tập thể đầu tiên ở phường An Phú Đông triển khai trồng rau thủy canh nông nghiệp công nghệ cao. Mô hình được chọn làm điểm để Hội ND nhân rộng trên địa bàn phường An Phú Đông, nhằm giải quyết nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân thành phố và chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với nông nghiệp đô thị.
Theo Chủ tịch Hội ND quận 12: Thời gian qua, Hội ND chủ động phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề theo đúng nhu cầu của hội viên nông dân, để giúp cho hội viên, nông dân chọn lựa cho mình mô hình sản xuất phù hợp. Cùng với dạy nghề, Hội còn tổ chức đưa hội viên nông dân đi tham quan, học tập các mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn thành phố, các tỉnh, thành.
“Hiện nay, trên địa bàn quận có rất nhiều mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình rau thủy canh, nấm, hoa lan, mai ghép, kiểng bonsai… không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương…” – bà Anh thông tin.
Đà Nẵng: Dân ở đây nuôi cá, trồng rau bỏ túi hàng trăm triệu đồng
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, nhờ có hướng khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp, hình thành nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập 200-300 triệu đồng/năm.
Miền quê "thay áo mới"
Về Hòa Khương bây giờ, điều dễ cảm nhận là sự đổi thay mạnh mẽ ở khắp các làng quê: Nhà cửa được xây mới khang trang, đường sá sạch đẹp... Niềm vui đến với cán bộ và nhân dân Hòa Khương khi đầu tháng 9/2019 vừa qua, xã được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng công nhận lại xã đạt chuẩn NTM (giai đoạn 2017-2020).
Mô hình trồng rau thủy canh cho thu nhập cao ở xã Hòa Khương. Ảnh: T.H
Ông Nguyễn Chí Trí - Chủ tịch UBND xã Hòa Khương cho biết, xã đã cán đích NTM lần đầu vào năm 2014, đó là kết quả đáng biểu dương của một quá trình nỗ lực phấn đấu, thể hiện sự hòa hợp ý Đảng lòng dân.
Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi", sau 10 năm thực hiện xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của xã thay đổi toàn diện; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ đã đáp ứng yêu cầu phát triển, sản xuất của người dân. Nhất là đời sống nhân dân nâng lên rõ rệt, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Được sự quan tâm giúp đỡ của thành phố, huyện và các ban, ngành, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân trong việc hiến đất, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và đóng góp kinh phí, nhân công để xây dựng đường giao thông nông thôn, đến nay toàn xã đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đạt chuẩn và trên chuẩn quy định.
Giai đoạn 2011-2019, toàn xã Hòa Khương có 65,3km đường giao thông được đầu tư xây mới, nâng cấp, mở rộng, trong đó: Đường huyện 8,1km; đường xã, liên thôn 18,6km; đường kiệt hẻm 33,8km; đường giao thông nội đồng 4,8km.
"Ngoài giao thông, các tiêu chí khác như thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, điện, trường học, y tế, chợ... cũng được địa phương đầu tư xây dựng, nâng cấp. Nhờ vậy, xã luôn giữ được danh hiệu xã NTM, các tiêu chí không những được giữ vững mà ngày càng nâng cao..." - ông Trí vui mừng nói.
Nhiều mô hình cho thu nhập 200-300 triệu/năm
Ông Nguyễn Kế Hiệp - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Khương cho biết, việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng NTM. Chính vì thế, thời gian qua, bên cạnh việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, Đảng ủy, UBND xã chú trọng phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nhờ đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực nông nghiệp.
Những năm qua, Hòa Khương đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế, đề án làm ăn có hiệu quả như: Trồng rau sạch, rau hữu cơ, trồng nấm rơm, sản xuất lúa hữu cơ, nuôi cá nước ngọt, nuôi gà thả vườn..., giúp cho hàng trăm hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. "Điển hình là mô hình nuôi cá của hộ ông Nguyễn Liễu, Trần Văn Chính (thôn Phú Sơn 2); hay mô hình trồng rau thủy canh theo hướng công nghệ cao của anh Lê Văn Tuấn (ở Đồng Xanh - Đồng Nghệ). Những hộ này có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/hộ/năm" - ông Hiệp cho biết.
Đối với ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ cũng đang được địa phương đẩy mạnh, với các ngành nghề: Gia công đồ sắt, nhà máy dập tôn, cơ khí, sửa chữa ôtô, xây dựng, gạch tuynel. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ buôn bán, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ vận tải ôtô hàng hóa.
Ông Hiệp cho hay, ngoài việc chú trọng xây dựng NTM, thời gian qua xã luôn quan tâm đến Chương trình mỗi xã, một sản phẩm (OCOP). Hòa Khương chọn các sản phẩm tiêu biểu như: Rau sạch, lúa hữu cơ, nấm... Địa phương đang tập trung đầu tư phát triển chất lượng các sản phẩm này để xây dựng sản phẩm OCOP.
Đâm phải cọc tiêu, 2 vợ chồng thương vong Chở vợ từ tỉnh Đồng Nai và TP.HCM chơi, trong quá trình trở về nhà, người chồng đã tông phải cọc tiêu phản quang trên đường khiến chiếc xe trượt dài, người vợ tử vong còn chồng bị thương. Ngày 11/1, Công an quận 12, TP.HCM đã xử lý xong hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên quốc...