Bỏ quy định giãn cách trên tàu xe xuất phát từ Đà Nẵng
Từ chiều nay, toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên các phương tiện vận tải xuất phát từ Đà Nẵng được dỡ bỏ.
Bộ GTVT vừa có công văn hỏa tốc gửi các cơ quan quản lý đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy… về việc gỡ bỏ quy định giãn cách trên các phương tiện vận tải hành khách xuất phát từ Đà Nẵng.
Theo đó, toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên các chuyến xe buýt, taxi, xe khách, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy… sẽ được gỡ bỏ. Thời gian áp dụng từ 14h ngày 13/9.
Video đang HOT
Xe buýt tại Đà Nẵng ngưng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: Ngọc Tân.
Quyết định trên được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải căn cứ tình dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, một số quy định phòng dịch khác vẫn được duy trì, gồm đeo khẩu trang tại nhà ga, bến xe, sân bay, khai báo y tế bắt buộc, kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, hạn chế giao tiếp và ăn uống trên phương tiện… Khi có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, hành khách phải thông báo cho tiếp viên, nhân viên phục vụ hoặc liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế.
Trước đó, từ 0h ngày 7/9, Bộ GTVT cho phép các đơn vị kinh doanh vận tải gồm hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy được khôi phục 100% chuyến đi và đến Đà Nẵng.
Bộ yêu cầu các phương tiện vận tải hành khách (ôtô, tàu hỏa, tàu bay, phương tiện đường thủy…) xuất phát từ TP Đà Nẵng phải thực hiện giãn cách ghế ngồi để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
Tai nạn giao thông nghiêm trọng và trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải
Vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia đã chủ trì họp Thường trực Ủy ban, nhằm phân tích, đánh giá về các vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua, đồng thời đưa ra các giải pháp cấp bách, hữu hiệu ngăn chặn.
Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại tỉnh Hòa Bình.
Theo thống kê từ Ủy ban ATGT quốc gia, trong tám tháng qua (tính từ ngày 15-12-2019 đến 14-8-2020), cả nước xảy ra 9.170 vụ TNGT, làm chết 4.342 người, bị thương 6.727 người. So cùng kỳ năm trước, TNGT giảm 2.161 vụ (19,07%), giảm 754 người chết (14,8%), giảm 1.860 người bị thương (21,66%). Tuy nhiên, từ tháng 6 trở lại đây, liên tiếp xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan loại hình ô-tô kinh doanh vận tải, làm chết và bị thương nhiều người khiến dư luận hết sức bức xúc. ơn cử, khoảng 6 giờ sáng 13-6, trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua chợ xã ắk R'La, huyện ắk Mil (còn gọi là chợ 312) đã xảy ra một vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Lái xe Ngô Văn Bền điều khiển xe tải BKS 69C-051.59, lưu thông trên đường Hồ Chí Minh theo hướng ắk Nông - ắk Lắk. ến khu vực chợ 312, lái xe Bền đạp phanh nhưng phanh mất hiệu lực cho nên cố tình cho xe tông vào xe công-ten-nơ và hai xe tải cùng chiều với mục đích giảm tốc độ. Tuy nhiên, hành vi này đã khiến hai chiếc xe tải mất phanh lao lên vỉa hè, gây tai nạn thảm khốc khiến sáu người chết, năm người bị thương nặng. Xe tải do lái xe Bền điều khiển chạy cách hiện trường vụ TNGT khoảng 1 km rồi lật nghiêng bên đường. Qua điều tra, các cơ quan chức năng xác định, xe tải chỉ được phép chở 14,4 tấn, nhưng đã chở đến 25,3 tấn hàng, vượt hơn 75% thiết kế, ảnh hưởng đến hệ thống an toàn của xe. Ngoài ra, còn các vụ TNGT tại Kon Tum ngày 11-7 làm sáu người chết, 35 người bị thương, tại Bình Thuận ngày 21-7 làm tám người chết, bảy người bị thương. Nghiêm trọng nhất là vụ TNGT ngày 26-7 tại Quảng Bình làm 15 người chết, 22 người bị thương và mới đây nhất là vụ TNGT tại quận Long Biên (Hà Nội) ngày 4-8 làm ba người chết và một người bị thương.
Phát biểu ý kiến nhận định tình hình, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ rõ, những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng nêu trên là do hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự, ATGT của lái xe, chủ xe như người lái xe điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ, đi sai phần đường, sai luồng, tuyến đăng ký, vi phạm nồng độ cồn, chở quá tải, tình trạng sức khỏe không bảo đảm, buồn ngủ, lái xe không có bằng lái phù hợp loại phương tiện, thiếu ý thức, không tuân thủ quy tắc điều khiển khi đi trên đoạn đường đèo dốc. Các đơn vị kinh doanh vận tải không thực hiện phương án bảo đảm ATGT theo quy định, quản lý lái xe lỏng lẻo, chạy sai lộ trình, không có thiết bị giám sát hành trình,... Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác cũng cần được xem xét nghiêm túc như thời điểm xảy ra tai nạn là ban đêm hoặc sáng sớm, nhiều hành khách ngồi trên xe không thắt dây an toàn, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ TNGT; những hạn chế về hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải ô-tô; xử lý vi phạm, khắc phục "điểm đen" về TNGT, biển báo, rào chắn, hộ lan, gương lồi không bảo đảm.
Tuy nhiên, đánh giá một cách thẳng thắn, nguyên nhân cơ bản gây ra các vụ TNGT nghiêm trọng chính là sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải. "Tuy việc này đã nhắc đi, nhắc lại nhiều lần, nhưng từ đó đến nay, vẫn chưa có một trường hợp chủ phương tiện, DN vận tải nào bị xử lý hình sự do vi phạm quy định về bảo đảm ATGT trong kinh doanh vận tải, để xảy ra TNGT nghiêm trọng. Không thể nói các chủ DN vô can khi để lái xe nghiện ma túy, lái xe không có bằng lái đúng loại xe. Do đó, cần nghiêm túc làm rõ vấn đề này. Cần xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở T.Ư và địa phương; làm rõ việc phân công, phân cấp trong tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng...", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải đối với các DN có lái xe điều khiển phương tiện gây TNGT đặc biệt nghiêm trọng từ tháng 1-2019 đến hết tháng 7-2020; chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm của chủ phương tiện gây TNGT trên cơ sở dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; kiến nghị xử lý trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép; báo cáo trước ngày 15-9 tới. Các địa phương tiếp tục xử lý những "điểm đen" về TNGT trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, đường đèo dốc, nguy hiểm. ối với Bộ Công an, báo cáo về việc xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện, người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có lái xe và phương tiện gây TNGT nghiêm trọng trở lên từ tháng 1-2019 đến hết tháng 7-2020; báo cáo trước ngày 15-9. Duy trì hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm đối với xe tải, xe khách trong khoảng thời gian từ 21 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị phụ trách các tuyến đường đối với tình hình vi phạm trật tự ATGT của xe kinh doanh vận tải. iều đáng nói, trong số những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra thời gian qua, có những vụ xảy ra ngay trong đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, mà đối tượng chính là xe kinh doanh vận tải. ó là vụ TNGT xảy ra trên quốc lộ 14C tại Kon Tum, chiếc xe này đã hoạt động trái phép trên tuyến trong thời gian dài mà không bị phát hiện, ngăn chặn. Lái xe gây TNGT tại Quảng Bình đã lái xe, hoạt động trong thời gian dài nhưng đến khi gây TNGT mới phát hiện lái xe không có giấy phép lái xe phù hợp quy định. Chiếc xe tải gây TNGT tại ắk Nông chở quá tải hơn 75% cũng không bị phát hiện, ngăn chặn, cho đến khi gây TNGT.
Trong tháng 9 này, UBND các địa phương ra quân lập lại trật tự lòng, lề đường, hành lang ATGT các tuyến đường bộ, nhất là các tuyến quốc lộ qua địa phương, xử lý nghiêm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Người đứng đầu chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để các sai phạm về lấn chiếm hành lang ATGT dẫn đến TNGT gây hậu quả nghiêm trọng.
TNGT đặc biệt nghiêm trọng: Lái xe có tâm lý chủ quan trong mùa dịch? "Tình hình TNGT gây hậu quả nghiêm trọng có diễn biến phức tạp, diễn ra dồn dập là do nhiều lái xe đã có tâm lý chủ quan, lơ là cho rằng vì cả nước đang tập trung chống dịch nên lực lượng chức năng không thực thi nhiệm vụ", ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc...