Bỏ quy định chi tiền phạt bồi dưỡng CSGT
Cùng với nội dung đã được chỉ ra tại báo cáo giám sát của Ủy ban Pháp luật, những bất cập về việc trích thưởng cho cảnh sát giao thông từ tiền xử phạt vi phạm luật giao thông cũng được đại biểu gửi văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ.
Những nội dung đại biểu muốn biết là số tuyệt đối và tỷ lệ tiền phạt vi phạm luật giao thông trong tổng số tiền phạt vi phạm hành chính trong năm 2011, 2012. Tỷ lệ và số tuyệt đối tiền trích cho các ngành và cho cảnh sát giao thông từ tiền phạt này.
“Bộ trưởng có tán thành bãi bỏ chủ trương trích thưởng từ tiền phạt, buộc nộp hết vào ngân sách và chi trở lại theo nhu cầu hợp lý, cân đối với các nhu cầu khác?”, đại biểu hỏi.
Văn bản trả lời từ Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, số tiền thu phạt vi phạm hành chính của các lĩnh vực năm 2011 là 5.904,404 tỷ đồng, 9 tháng năm 2012 là 5.113,248 tỷ đồng.
Riêng thu phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông năm 2011 là 2.540,770 tỷ đồng, năm 2012 là 1.998,8 tỷ đồng.
Thu phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông năm 2011 là 2.540,770 tỷ đồng, năm 2012 là 1.998,8 tỷ đồng
Bộ trưởng Huệ cho biết, 70% tiền tiền thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông được trích cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. 10% cho lực lượng thanh tra giao thông vận tải hoạt động tại địa phương. 10% cho ban an toàn giao thông của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Và cũng là 10% cho các lực lượng trực tiếp khác trực tiếp tham gia vào công tác trật tự an toàn giao thông tại quận, huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Video đang HOT
Phần kinh phí phân bổ cho lực lượng công an, thanh tra giao thông vận tải, theo Bộ trưởng sẽ được dành từ 60 đến 80% để chi cho nhiều hoạt động khác, như tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ bị thương, tai nạn hoặc gia đình của cán bộ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn trật tự giao thông…
Từ 20 đến 40% được dành để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Liên quan đến chất vấn của đại biểu về việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu tử xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian tới, Bộ trưởng Huệ giải thích, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/7/2013 không giao cho Chính phủ hướng dẫn quy định về quản lý tiền nộp phạt. Đáng chú ý, để đảm bảo thu, chi ngân sách nhà nước được phản ánh đúng theo dòng tiền, theo quy định của luật và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước thời gian tới, toàn bộ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Các nội dung chi liên quan đến công tác quản lý thu phạt vi phạm hành chính được quản lý theo dự toán thu chi của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
“Như vậy, chủ trương quản lý các khoản tiền phạt vi phạm hành chính như đại biểu nêu là hoàn toàn phù hợp với các định hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật trong thời gian tới”, Bộ trưởng Huệ khẳng định.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 3, cơ sở để chi 70% tiền phạt vi phạm Luật Giao thông dành để bồi dưỡng cảnh sát giao thông cũng đã được đại biểu Huỳnh Minh Thiện chất vấn Bộ trưởng Huệ bằng văn bản.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó, câu trả lời của Bộ trưởng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội.
Theo 24h
"Trích tiền phạt cho CSGT là trái luật!"
Quốc hội nên sớm có nghị quyết chấn chỉnh việc sử dụng tiền thu được từ xử phạt các vi phạm giao thông cho phù hợp.
Ủy ban Pháp luật Quốc hội vừa kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định về quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, trong đó có điều khoản trích lại 70% tiền xử phạt cho CSGT. Đây là vấn đề đã được các đại biểu Quốc hội nhiều lần kiến nghị.
Quy định không phù hợp
Trao đổi với PV, ông Đặng Đình Luyến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, khẳng định: Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp và sử dụng tiền phạt vi phạm giao thông không phù hợp với các quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008) và Luật Ngân sách nhà nước, toàn bộ tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau đó phân chia theo quy định chung của Luật Ngân sách nhà nước. Pháp luật cũng nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng.
Tuy nhiên, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính lại quy định 100% số tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính được điều tiết cho ngân sách địa phương. Đặc biệt, có tới 70% được trích cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông 10% cho lực lượng thanh tra giao thông vận tải 10% cho Ban An toàn giao thông và 10% cho các lực lượng khác. Điều này dẫn đến việc sử dụng khoản thu này của ngân sách không tập trung, không bảo đảm mục đích thu.
Trích lại 70% tiền xử phạt cho CSGT là một vấn đề đã được các đại biểu Quốc hội nhiều lần kiến nghị sửa đổi. Ảnh: HTD
Theo đuổi đến cùng
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Ủy ban Pháp luật), từ sáu tháng trước ủy ban đã tổ chức phiên giải trình về thực trạng - giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Khi đó, các đại biểu Quốc hội đã đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm giao thông thu được.
"Lúc ấy, lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay sẽ đưa hết tiền phạt vi phạm giao thông vào ngân sách nhà nước, sau đó muốn chi gì thì phải lập kế hoạch theo Luật Ngân sách nhà nước. Nhưng chẳng hiểu sao từ đó đến nay mọi việc vẫn như cũ" - ông Thuyền nói.
Cũng theo ông Thuyền, đây là vấn đề được người dân rất quan tâm, bức xúc. "Nếu CSGT khó khăn, công việc vất vả thì Nhà nước sẽ trợ cấp. Còn tiền phạt phải được nộp vào ngân sách nhà nước, như thế mới tạo ra sự công bằng, người thực thi công vụ mới làm đúng chuẩn mực công việc. Chúng tôi đang chờ giải trình của Bộ Tài chính. Nếu bộ này không sửa, chúng tôi sẽ kiên trì đấu tranh để làm sao quy định vô lý này phải được bãi bỏ" - ông Thuyền nhấn mạnh.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (Phó Chánh án TAND TP.HCM) cho rằng đến 1/7/2013, khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, tất cả quy định về sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính tại các thông tư của Bộ Tài chính hay nghị định của Chính phủ trái với luật này đương nhiên phải bãi bỏ. Còn từ nay đến 1/7/2013, Quốc hội nên sớm có nghị quyết chấn chỉnh việc sử dụng khoản thu này cho phù hợp.
Xem lại đề xuất "sống năm năm mới được sở hữu xe"
Đó là ý kiến góp ý của UBND TP.HCM về đề án hạn chế phương tiện cá nhân của Bộ GTVT.
Theo đề án này, người dân các TP lớn phải sinh sống ít nhất năm năm tại TP mới được giải quyết đăng ký xe. Tuy nhiên, UBND TP cho rằng cần xem lại tính khả thi của biện pháp trên. Bởi khi đó, nhiều người sẽ nhờ thân nhân đăng ký xe ở địa phương khác rồi mang đến các TP lớn lưu thông.
Cũng theo UBND TP, tùy theo đặc thù của từng địa phương mà cần tách bạch các giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân. Cụ thể, cần tách thành từng nhóm các TP có sự tương đồng về một số chỉ tiêu trong đô thị để đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, phương tiện cá nhân, công cộng, ùn tắc giao thông..., từ đó có biện pháp thích hợp cho từng nhóm. Đặc biệt phải phân tích, làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan đã gây ra việc gia tăng xe cá nhân trong hơn 10 năm qua, như vậy mới có thể đề ra các giải pháp thuyết phục.
Theo 24h
Đề xuất bỏ quy định trích 70% tiền phạt cho CSGT Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội vừa có ý kiến gửi đến các đại biểu Quốc hội về thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo nghị quyết 21 (năm 2011) của Quốc hội. Ủy ban này cho rằng tuy đạt mục tiêu đề ra cho năm 2012 nhưng "đây chỉ mới là kết quả...