Bỏ quy định chi tiền phạt bồi dưỡng cảnh sát giao thông
Cùng với nội dung đã được chỉ ra tại báo cáo giám sát của Ủy ban Pháp luật, những bất cập về việc trích thưởng cho cảnh sát giao thông từ tiền xử phạt vi phạm luật giao thông cũng được đại biểu gửi văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ.
Những nội dung đại biểu muốn biết là số tuyệt đối và tỷ lệ tiền phạt vi phạm luật giao thông trong tổng số tiền phạt vi phạm hành chính trong năm 2011, 2012. Tỷ lệ và số tuyệt đối tiền trích cho các ngành và cho cảnh sát giao thông từ tiền phạt này.
Thu phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông năm 2011 là 2.540,770 tỷ đồng, năm 2012 là 1.998,8 tỷ đồng.
“Bộ trưởng có tán thành bãi bỏ chủ trương trích thưởng từ tiền phạt, buộc nộp hết vào ngân sách và chi trở lại theo nhu cầu hợp lý, cân đối với các nhu cầu khác?”, đại biểu hỏi.
Văn bản trả lời từ Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, số tiền thu phạt vi phạm hành chính của các lĩnh vực năm 2011 là 5.904,404 tỷ đồng, 9 tháng năm 2012 là 5.113,248 tỷ đồng.
Riêng thu phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông năm 2011 là 2.540,770 tỷ đồng, năm 2012 là 1.998,8 tỷ đồng.
Bộ trưởng Huệ cho biết, 70% tiền tiền thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông được trích cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. 10% cho lực lượng thanh tra giao thông vận tải hoạt động tại địa phương. 10% cho ban an toàn giao thông của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Và cũng là 10% cho các lực lượng trực tiếp khác trực tiếp tham gia vào công tác trật tự an toàn giao thông tại quận, huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Video đang HOT
Phần kinh phí phân bổ cho lực lượng công an, thanh tra giao thông vận tải, theo Bộ trưởng sẽ được dành từ 60 đến 80% để chi cho nhiều hoạt động khác, như tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ bị thương, tai nạn hoặc gia đình của cán bộ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn trật tự giao thông…
Từ 20 đến 40% được dành để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Liên quan đến chất vấn của đại biểu về việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu tử xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian tới, Bộ trưởng Huệ giải thích, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/7/2013 không giao cho Chính phủ hướng dẫn quy định về quản lý tiền nộp phạt. Đáng chú ý, để đảm bảo thu, chi ngân sách nhà nước được phản ánh đúng theo dòng tiền, theo quy định của luật và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước thời gian tới, toàn bộ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Các nội dung chi liên quan đến công tác quản lý thu phạt vi phạm hành chính được quản lý theo dự toán thu chi của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
“Như vậy, chủ trương quản lý các khoản tiền phạt vi phạm hành chính như đại biểu nêu là hoàn toàn phù hợp với các định hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật trong thời gian tới”, Bộ trưởng Huệ khẳng định.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 3, cơ sở để chi 70% tiền phạt vi phạm Luật Giao thông dành để bồi dưỡng cảnh sát giao thông cũng đã được đại biểu Huỳnh Minh Thiện chất vấn Bộ trưởng Huệ bằng văn bản.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó, câu trả lời của Bộ trưởng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội.
Theo Dantri
Rà soát trình độ năng lực giảng viên ngoại ngữ
Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức rà soát trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên ngoại ngữ. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng và triển khai việc quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngoại ngữ đảm bảo đạt chuẩn năng lực theo quy định
Đây là một trong những quy định nhấn mạnh trong hướng dẫn thực hiện kế hoạch triển khai đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trong các cơ sở giáo dục ĐH. Bộ GD-ĐT cũng cho hay, trước mắt sẽ tập trung vào công tác giảng dạy Tiếng Anh. Việc tổ chức rà soát sẽ bắt đầu từ tháng 11/2012.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, trước đó ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020). Trên cơ sở Đề án này, Bộ GD-ĐT đã ban hành "Kế hoạch triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2008-2020" để triển khai từ năm học 2011-2012.
Để triển khai kế hoạch trên, Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 của đơn vị mình. Xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai dạy và học ngoại ngữ đến năm 2020. Trong kế hoạch cần đánh giá hiện trạng dạy và học ngoại ngữ của đơn vị (số liệu sinh viên, đội ngũ giáo viên, chương trình giáo trình, trang thiết dạy và học ngoại ngữ...), mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020. Các đề án này gửi về Bộ GD-ĐT trước ngày 15/11.
Để đảm bảo cho sinh viên đại học, cao đẳng không chuyên ngữ sau tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (tương đương với trình độ B1 theo Khung tham chiếu Châu Âu), các trường cần xây dựng và triển khai chương trình dạy tiếng Anh tăng cường cho sinh viên.
Bộ GD-ĐT cũng cho hay, sẽ hỗ trợ kinh phí cho các trường đại học để bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 3 tháng) và dài hạn (từ 6 tháng - 1 năm) ở nước ngoài đội ngũ giảng viên tiếng Anh cốt cán. Các trường lập danh sách cử giảng viên Tiếng Anh cốt cán đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài theo lộ trình từ năm 2013-2015, mỗi năm 1 người.
Bên cạnh đó, hỗ trợ thành lập các Trung tâm ngoại ngữ xuất sắc (trước mắt tại ĐH Thái Nguyên, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, ĐH Sư phạm TPHCM) nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ, đổi mới thi kiểm tra và đánh giá. Chính vì thế các trường trên xây dựng đề án thành lập Trung tâm ngoại ngữ xuất sắc trình Bộ GD-ĐT tạo phê duyệt để triển khai thực hiện (thời gian thực hiện quý IV năm 2012).
Các đơn vị có đủ điều kiện về chương trình, đội ngũ giảng viên cần chủ động xây dựng kế hoạch triển khai dạy một số môn học bằng tiếng Anh trong chương trình đào tạo của một số ngành (trước mắt tập trung vào các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng và Du lịch và các ngành trọng điểm của trường). Trong kế hoạch cần nêu rõ đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo, thu học phí, thời điểm triển khai đào tạo, lộ trình thực hiện và báo cáo Bộ GD-ĐT.
Ngoài ra, năm 2012, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng và giao nhiệm vụ bồi dưỡng chương trình này cho một số cơ sở giáo dục đủ điều kiện thực hiện. Để thực hiện mục tiêu này Bộ GD-ĐT đề nghị các đơn vị lập kế hoạch cử các giảng viên ngành tiếng Anh chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ do các cơ sở giáo dục được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ngoại ngữ để đảm bảo giảng viên đạt chuẩn trong đơn vị mình.
Theo mục tiêu của Đề án, năm học 2012-2013, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng chuyên ngữ tiếng Anh phải đạt trình độ năng lực tiếng Anh bậc 4 và sinh viên đại học chuyên chuyên ngữ tiếng Anh phải đạt bậc 5 để được cấp bằng tốt nghiệp. Vì vậy, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các trường có kế hoạch triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ để đạt được các chuẩn đầu ra nói trên.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Để đạt được mục tiêu đề ra trong Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, Bộ GD-ĐT đề nghị các đơn vị cần cố gắng, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trên. Trong quá trình thực hiện, có những vướng mắc hoặc cần làm rõ, các đơn vị có thể liên hệ với Vụ giáo dục Đại học và Bộ phận Thường trực Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 để nhận được ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện".
S.H
Theo dân trí
Rà soát trình độ giảng viên tiếng Anh Bộ GD-ĐT vừa có văn bản "Hướng dẫn thực hiện kế hoạch triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trong các cơ sở giáo dục ĐH". Theo đó, từ tháng 11, Bộ GD-ĐT tổ chức rà soát trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên ngoại ngữ (trước mắt là giảng viên dạy tiếng Anh). Trên cơ sở kết quả...