Bộ Quốc phòng Ukraine: Hệ thống phòng không ‘cực hiếm’ của Nga bị phá hủy
Hệ thống tên lửa TOR-M2DT cực hiếm của Nga đã bị lực lượng pháo binh Ukraine tấn công sau khi vị trí của hệ thống phòng không này bị máy bay không người lái trinh sát phát hiện.
Hệ thống phòng không TOR-M2DT. Ảnh: Army Recognition
Tờ Jerusalem ngày 5/2 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, một hệ thống phòng không TOR-M2DT hiếm của Nga đã bị phá hủy lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của hệ thống này bởi lực lượng pháo binh Ukraine.
Cụ thể, hệ thống tên lửa TOR-M2DT đã bị trúng đạn của lực lượng pháo binh Ukraine sau khi vị trí của hệ thống phòng không này bị máy bay không người lái trinh sát phát hiện.
“Hệ thống phòng không TOR-M2DT đã trở thành ‘ngôi sao’ trên truyền hình Nga khi nó được gửi tới Ukraine. Nhưng ngay sau đó, một máy bay không người lái của Ukraine đã chỉ thị mục tiêu cho các xạ thủ Ukraine. Sau khi bị tấn công bằng pháo binh, hệ thống này đã bốc cháy”, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Theo dõi Vũ khí Ukraine (Ukraine Weapons Tracker – thuộc dự án tình báo nguồn mở về nghiên cứu và phân tích vũ khí Calibre Obscura), hệ thống TOR-M2DT bị phá hủy ở Kherson bằng đạn pháo dẫn đường M982 Excalibur. Đạn Excalibur là loại đạn 155 mm dẫn đường bằng GPS được cung cấp cho Ukraine trong các gói hàng viện trợ quân sự của Mỹ.
TOR-M2DT đã được tiết lộ trong buổi diễu binh Ngày Chiến thắng của Nga vào tháng 4/2017. Vào ngày 13/12/2022, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video cho thấy việc triển khai hoạt động đầu tiên của TOR-M2DT ở Ukraine.
Trang web Army Recognition cho biết đây là một hệ thống phòng không tầm ngắn được chế tạo đặc biệt để hoạt động trong môi trường Bắc Cực. Vào năm 2018, đã có thông báo rằng các lực lượng Nga ở Bắc Cực và vùng cực bắc của nước này sẽ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn tự động Tor-M2DT.
Vào thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống Tor-M2DT, vốn được phát triển để thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, được thiết kế để hoạt động ở nhiệt độ cực thấp và địa hình hiểm trở.
Tor-M2DT là phiên bản Arctic của hệ thống tên lửa đất đối không Tor-M2. Tor-M2 được thiết kế để đánh chặn các cuộc tấn công từ tên lửa hành trình, bom lượn, máy bay, trực thăng và máy bay không người lái, theo hãng truyền thông nhà nước Nga TASS. Nó có tầm bắn 12 km và tấn công mục tiêu ở độ cao 10 km.
Nga triển khai hệ thống phòng không ở Moskva: Điện Kremlin từ chối bình luận, chuyên gia lên tiếng
Nga đã triển khai các hệ thống phòng không Pantsir-S1 trên đỉnh hai tòa nhà chính phủ ở Moskva, gồm tòa nhà Bộ Quốc phòng ở phố Frunzenskaya Embankment và một tòa nhà của Bộ Giáo dục ở Teterinsky Lane.
Các hệ thống phòng không tên lửa S-400 của Nga diễu hành qua Quảng trường Đỏ trong buổi diễn tập cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng ở trung tâm Moscow vào ngày 7/5. Ảnh: AFP
Theo tờ Washington Post, hình ảnh của hệ thống phòng không đặc biệt đã được đưa lên các mạng xã hội.
Nhiều hệ thống phòng không đã được lắp đặt tại một số địa điểm khác trong hoặc gần Moskva, gồm cả quận Odintsovo, cách dinh thự của Tổng thống Vladimir Putin ở Novo-Ogaryovo khoảng 10km, bên ngoài thủ đô.
Nhà phân tích quân sự Nga Ruslan Leviev thuộc Nhóm Thông tin tình báo về xung đột, cho biết một hệ thống phòng không S-400 sẽ được lắp đặt tại Công viên Losiny Island bên ngoài Moskva.
Tuy nhiên, ngày 20/1, Điện Kremlin đã từ chối bình luận về việc lắp đặt các hệ thống phòng không gần đây ở nhiều địa điểm trong và xung quanh Moskva.
Khi được hỏi rằng liệu Điện Kremlin có lo ngại các cuộc không kích có thể được thực hiện nhằm vào Moskva hay không, phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, đã chuyển các câu hỏi tới Bộ Quốc phòng Nga.
Ông nói: "Họ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh của đất nước nói chung và thủ đô nói riêng, vì vậy, tốt hơn hết là nên hỏi Bộ Quốc phòng về tất cả các biện pháp đang được thực hiện".
Phạm vi của hệ thống phòng thủ Pantsir-S1 sẽ bao trùm phần lớn trung tâm Moskva, bao gồm cả Điện Kremlin.
Nga đặt các loại vũ khí này sau khi các nhà phân tích chỉ trích về những lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Nga sau khi có ít nhất 4 cuộc tấn công xảy ra vào tháng trước nhằm vào các sân bay quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, ba trong số đó nhắm vào căn cứ không quân quân sự Engels gần Saratov, nơi Nga đặt căn cứ chiến máy bay ném bom chiến lược tầm xa.
Chủ một trang blog quân sự nổi tiếng của Nga Alexander Kots, đồng thời là một nhà báo tại tờ Komsomolskaya Pravda, đã viết trên kênh Telegram rằng việc lắp đặt các hệ thống phòng không ở thủ đô là dấu hiệu tích cực, chứng tỏ rằng chính quyền Nga hiểu rằng các cuộc tấn công chống lại Moscow và khu vực chỉ là vấn đề thời gian.
Thùy Dương/Báo Tin tức
Uy lực những hệ thống phòng không tầm ngắn chống UAV mới của Trung Quốc Việc phát triển các hệ thống phòng không tầm ngắn để phát hiện máy bay tầm thấp, như máy bay không người lái (UAV), đã trở thành trọng tâm chính của quân đội Trung Quốc. Hệ thống vũ khí tích hợp tên lửa phòng không Type 625E. Ảnh: Weibo Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các nhà sản xuất vũ khí...