Bộ Quốc phòng Trung Quốc lần đầu lên tiếng vụ ẩu đả biên giới
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng Ấn Độ “đơn phương khiêu khích” trong tuyên bố đầu tiên về vụ ẩu đả ở biên giới, trái ngược quan điểm của New Delhi.
“Ấn Độ hoàn toàn chịu trách nhiệm vụ đụng độ biên giới giữa hai nước. Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Quân hôm nay cho hay, thêm rằng Ấn Độ nên gặp Trung Quốc để giảm căng thẳng.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hành động của Ấn Độ đã vi phạm thỏa thuận giữa hai nước và là một “sự khiêu khích đơn phương”.
Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng về vụ ẩu đả biên giới cách đây 10 ngày. Truyền thông Trung Quốc hôm qua đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Ấn Độ có thể gặp nhau ở Moskva, Nga, song Ấn Độ sau đó bác bỏ thông tin này.
Video đang HOT
Lực lượng biên phòng Ấn Độ canh gác tại trạm kiểm soát dọc đường cao tốc tại Gagangir dẫn tới biên giới với Trung Quốc hôm 17/6. Ảnh: Reuters.
Binh sĩ Ấn – Trung đối đầu ở biên giới từ đầu tháng 5. Ấn Độ cáo buộc lính Trung Quốc vượt Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ngày 5-6/5 và đóng quân tại bốn vị trí có tổng diện tích hơn 60 km2 gồm hồ Pangong Tso, sông Galwan, suối nước nóng (Kyam) và Demchok, khiến đụng độ nổ ra trong hơn một tháng.
Tối 15/6, binh lính hai bên ẩu đả tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ năm 1975 ở LAC. Ấn Độ thông báo 20 binh sĩ thiệt mạng, trong khi Trung Quốc thừa nhận có thương vong nhưng không công bố con số.
Ấn Độ cho rằng vụ tấn công hôm 15/6 được Trung Quốc lên kế hoạch từ trước, ngay cả khi các chỉ huy cấp cao của hai nước đồng ý hạ nhiệt căng thẳng trên LAC. Trung Quốc bác cáo buộc và tuyên bố các binh sĩ Ấn Độ “cố tình khiêu khích” dẫn đến ẩu đả chết người.
Sự cố khiến người dân và nhiều quan chức Ấn Độ giận dữ, kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Nguồn tin chính phủ Ấn Độ hôm qua cho biết các chỉ huy quân đội hai nước thống nhất rút lính khỏi khu vực biên giới tranh chấp căng thẳng sau cuộc gặp kéo dài nhiều giờ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận hai bên đã thống nhất thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng.
Tiêm kích Trung Quốc áp sát Đài Loan 5 lần trong tuần
Tiêm kích J-10 Trung Quốc hôm qua tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, buộc lực lượng phòng vệ hòn đảo điều máy bay xua đuổi.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết một tiêm kích J-10 của không quân Trung Quốc (PLAAF) trưa 21/6 bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hòn đảo. Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã triển khai một trinh sát cơ phản lực, có thể là RF-5, để xua đuổi và chiếc J-10 sau đó rời đi.
Đây là lần thứ 5 tiêm kích, máy bay quân sự Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan trong tuần qua, cũng là lần thứ 7 kể từ đầu tháng 6. Một số tiêm kích Su-30 của PLAAF tiếp cận Đài Loan hôm 9/6, ba ngày sau vận tải cơ Y-8 xâm nhập ADIZ của hòn đảo. Tiêm kích J-10 áp sát Đài Loan hôm 16, 17 và 19/6, chỉ rời đi sau khi nhận cảnh báo qua vô tuyến.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về những hoạt động này.
Hai tiêm kích J-10 của Trung Quốc chuẩn bị cất cánh bay huấn luyện, ngày 23/5. Ảnh: PLA.
Bắc Kinh chưa nêu lý do tăng cường hoạt động quân sự quanh đảo Đài Loan gần đây. Giới chức Trung Quốc thường tuyên bố đây là hoạt động huấn luyện quân sự thường lệ và thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết, đe dọa hòn đảo phải "trả giá đắt" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai.
Các chuyến bay áp sát Đài Loan dường như là phản ứng của Bắc Kinh sau khi Washington cho vận tải cơ bay qua rìa phía tây hòn đảo, đồng thời răn đe vụ Đài Bắc phóng hai tên lửa hôm 11/6. Vụ thử tên lửa nằm trong chương trình phát triển vũ khí tăng năng lực phòng thủ của Đài Loan trước đại lục.
Phần lớn trang bị vũ khí của lực lượng vũ trang Đài Loan có nguồn gốc từ Mỹ. Lãnh đạo Thái Anh Văn nhiều lần khẳng định tự phát triển công nghệ quân sự là ưu tiên hàng đầu nhằm hiện đại hóa năng lực phòng thủ của Đài Loan.
Chính quyền hòn đảo năm ngoái quyết định tăng chi tiêu quân sự cho năm 2020 thêm 8,3%, lên mức 13,11 tỷ USD, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008.
Máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan lần thứ 4 trong tuần Tiêm kích J-10 Trung Quốc tiếp tục bay vào vùng nhận dạng phòng không Đài Loan, buộc hòn đảo điều chiến đấu cơ can thiệp. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết tiêm kích J-10 Trung Quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở phía tây nam hòn đảo vào trưa 19/6, song không nêu rõ số lượng. Lực lượng...