Bộ quốc phòng phản ứng việc mặc quân phục đi thi Nam vương
Hình ảnh thí sinh Nguyễn Văn Sơn, tham dự cuộc thi Nam vương toàn cầu 2015 diễn ra ở Thái Lan vào tối 7/3/2015 mặc bộ quần áo lính với mũ tai bèo, dép quai hậu… đã gây phản ứng gay gắt trong dư luận. Việc tự ý dùng quân phục (tại một cuộc thi giải trí khiến nhiều người bức xúc cho rằng, quân phục không thể mặc một cách tùy tiện, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhắc nhở và cảnh báo…
Sự cố thí sinh Nguyễn Văn Sơn cầm ngược bảng tên quốc gia
Không xin phép được vì…nghỉ Tết!
Cuộc thi Mister Global – Nam Vương toàn cầu 2015 vừa diễn ra tại những thành phố du lịch của Thái Lan như Bangkok, Pattaya, Khaoyai, Pakchong, Ayutthaya… nhận được sự quan tâm của nhiều người. Đêm chung kết chính thức đã diễn ra tại Thủ đô Bangkok vói 21 thí sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam có đại diện tham gia đêm chung kết là vận động viên Taekwondo Nguyễn Văn Sơn, 21 tuổi, cao 193cm. Và chàng trai này đã đăng quang trong đêm chung kết với danh hiệu Nam Vương toàn cầu 2015 với sự hỗ trợ của một ê-kíp chuyên nghiệp như stylist Tân Đà Lạt, Trịnh Tú Trung, nhiếp ảnh gia Tom Nguyễn và chuyên gia trang điểm Phúc Nghĩa.
Tuy nhiên, khi tham sự cuộc thi Nam vương toàn cầu 2015, Nguyễn Văn Sơn đã bị chê “tơi tả” vì sử dụng quân phục của người lính để thực hiện một bộ ảnh dự thi tại Thái Lan. Nhiều người cho rằng, việc tuỳ tiện dùng trang phục lính như vậy là không hợp lý và trước khi đi thi, Nguyễn Văn Sơn đã xin phép cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) chưa?
Ai cũng biết, Mister Global là một cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới. Nhiều mỹ nam đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi và mang vinh quang về, như Vĩnh Thụy, Tiến Đoàn, Trương Nam Thành, Hữu Vi… Nguyễn Văn Sơn là trường hợp ngoại lệ nhất từ trước đến nay, tham gia cuộc thi sắc đẹp nam giới nhưng không là người của showbiz.
Nguyễn Văn Sơn xuất thân là một tuyển thủ Teakwondo và chưa từng hoạt động showbiz, vì thế, Nguyễn Văn Sơn bị cục Nghệ thuật Biểu diễn đánh giá là chưa đủ điều kiện tham dự cuộc thi quốc tế này. Hơn nữa, việc tự ý đi thi mà không được cấp giấy phép, có thể sẽ làm cho Sơn bị phạt tiền và ngôi vương của Sơn cũng sẽ không được công nhận.
Video đang HOT
Danh hiệu Nam vương tại cuộc thi của Nguyễn Văn Sơn liệu có được công nhận?
Nói về lý do nhận lời tham gia cuộc thi Nam Vương toàn cầu 2015, Nguyễn Văn Sơn cho PV biết: “Nhận được sự ủng hộ của nhiều người, cùng với lời mời nhiệt tình từ ban tổ chức, tôi đã nhận lời tham gia để thử sức mình. Hơn nữa, tôi cũng muốn được giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn khẳng định bản thân mình trong việc hướng tới hình mẫu của một người đàn ông thế hệ mới”. Trả lời câu hỏi, trước khi tham dự cuộc thi Nam Vương toàn cầu 2015, ê-kíp của Nguyễn Văn Sơn đã xin phép cục Nghệ thuật Biểu diễn chưa, chuyên gia style Tân Đà Lạt – người đại diện cho Nguyễn Văn Sơn cho biết: “Sơn nhận lời tham dự cuộc thi vào phút chót – ngày 18/2, tức 30 tháng Chạp âm lịch.
Trong khi đó, ngày tập trung thí sinh các nước lại rơị đúng vào 25/2, túc mùng 7 Tết Ất Mùi. Vì vậy, ê-kíp của chúng tôi không thể xin phép cấp quản lý vì thời gian này là kỳ nghỉ Tết của các cơ quan hành chính… Chúng tôi rất tiếc về sự việc này. Khi về nước, chúng tôi xin chấp nhận các quyết định xử phạt…”.
Chuyện Nguyễn Văn Sơn đi thi mà chưa xin phép cục Nghệ thuật Biểu diễn, bị xử lý như thế nào, chưa đến hồi kết thì dư luận lại một lần nữa ồn ào khi nhìn thấy hình ảnh của nam vương này trong bộ quần áo lính, được anh và ê-kíp chọn làm quốc phục trong thời gian tham dự cuộc thi. Nhà thiết kế Huỳnh Ái Vân cho biết: “Quốc phục là quần áo và trang phục truyền thống của một quốc gia, một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một nhóm người. Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của một cộng đồng hay đoàn thể.
Trong khi âu phục đã dần dần chiếm ưu thế trên toàn cầu, quốc phục được duy trì là trang phục đặc biệt dùng vào những ngày lễ liên quan đến truyền thống văn hóa hoặc những dịp mang tính cách trang nghiêm, trịnh trọng, ở Việt Nam, quốc phục là áo dài cho cả nam lẫn nữ. Nam còn đội khăn đóng còn nữ là khăn xếp. Vì thế, việc nam vương Nguyễn Văn Sơn chọn áo lính làm quốc phục để tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế như vậy là không đúng và tôi cũng không biết, Sơn và ê-kíp của mình đã xin phép các cơ quan chức năng chưa khi mà tự tiện đưa hình ảnh áo lính tham dự một cuộc thi quốc tế như vậy?”.
Nam vương 2015 cầm ngược… bảng tên quốc gia
Chuyên gia style Tân Đà Lạt cho biết: “Trang phục dân tộc không chỉ là mang âm hưởng, lịch sử dân tộc mà với tôi, nó còn thể hiện cả tinh thần dân tộc. Tôi muốn thông qua bộ trang phục phải thể hiện được tinh thần của người Việt Nam, một tinh thần kiên cường, bất khuất thông qua hình ảnh bất khả chiến bại của những chiến sỹ Việt Nam trong các cuộc chiến đã qua. Đó chỉ là trang phục Sơn chụp hình, còn trên sân khấu, Sơn biểu diễn trang phục là áo dài dân tộc. Ý tưởng mặc quần áo lính để chụp ảnh là ý tưởng của Sơn và cả ê-kíp nữa chứ không phải là ý tưởng riêng của ai…”.
Nguyễn Văn Sơn trong trang phục áo lính
Trong thời gian dự thi tại Thái Lan, Nguyễn Văn Sơn đã tham dự nhiều hoạt động bên lề để tiến đến vòng chung kết. Rất tình cờ trong buổi chụp ảnh trang phục dân tộc là áo lính, Nguyễn Văn Sơn đã gặp một sự cố nhỏ trong bức ảnh dự thi là anh đã cầm “ngược” bảng tên quốc gia Việt Nam giữa dàn thí sinh đại diện của 21 nước tham dự Mister Global 2015. Sự cố này, ngay lập tức nhận phản ứng dữ dội từ dư luận khi đại diện Việt Nam cầm “ngược” bảng tên đất nước trong trang phục áo lính thiêng liêng của dân tộc. Nhiều người cho hay, trang phục của người lính là hình ảnh nghiêm túc và ý nghĩa mà Nguyễn Văn Sơn xem như trò đùa, tự nhiên đưa trang phục đi dự thi và dùng hình cảnh cẩu thả như vậy liệu còn xứng đáng với danh hiệu Nam vương 2015 không?
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, Trung Tá Lê Văn Hùng (cục Chính Trị, bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô) cho biết: “Hình ảnh người lính với bộ quân phục màu xanh, mũ tai bèo là hình ảnh đẹp và thiêng liêng của nguời lính Cụ Hồ. Trong những lần giao lưu với các đơn vị nuớc ngoài có tổ chức và được cho phép thì việc chụp ảnh ấy mang ý nghĩa tạo ra tình đoàn kết ngoại giao giữa Việt Nam và quốc tế. Việc chụp ảnh ấy là được phép và có kế hoạch nên không vấn đề gì cả. Việc một thí sinh không phải là người của quân đội mà dùng quân phục mặc để dự thi một cuộc thi sắc đẹp quốc tế mà không xin phép các cơ quan chúc năng của bộ Quốc phòng là một sự vi phạm, vì nếu không có sự quản lý cụ thể, nó dẫn đến sự hiểu nhầm về hình ảnh của anh bộ đội Cụ Hồ, như việc thí sinh mặc áo lính mà cầm ngược bảng tên nước là không chấp nhận được. Nếu việc vi phạm này ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước, các cơ quan có thẩm quyền của bộ Quốc phòng sẽ có công văn gửi tới các cơ quan quản lý của thí sinh để có ý kiến phản hồi và xử lý…”.
Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết: “Tuyển thủ Nguyễn Văn Sơn không đủ yếu tố để được cấp phép tham dự một cuộc thi nhan sắc quốc tế. Theo quy định, người đoạt giải người mẫu toàn quốc mới được thi người mẫu quốc tế, người đoạt giải cuộc thi hoa hậu mới được thi hoa hậu quốc tế. Do đó, trường hợp Nguyễn Văn Sơn tự ý sang Thái Lan tham dự Mister Global 2015 là “ thi chui”, trái với quy định hiện hành. Theo mức phạt mới, Nguyễn Văn Sơn có thể bị phạt từ 15 đến 30 triệu đồng vì hành vi tự ý đi thi, không xin phép…”
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Bất chấp thi chui" vì phạt tiền quá ít!
Nghe tên "Nam vương toàn cầu 2015", nhiều người lầm tưởng đây là cuộc thi tầm cỡ thế giới nên danh hiệu Nam vương mà Nguyễn Văn Sơn giành được cũng "oách" lắm. Nhưng hóa ra không phải!
Nam vương Nguyễn Văn Sơn
Chấp nhận bị xử phạt
Dù là tuyển thủ quốc gia bộ môn Taekwondo song cái tên Nguyễn Văn Sơn chỉ được biết đến khi đến với sân chơi "Nam vương toàn cầu 2015" tổ chức tại Thái Lan với tư cách đại diện Việt Nam. Tuy nhiên, ngay lập tức sự xuất hiện của anh tại cuộc thi này bị lật tẩy là tự ý ghi danh dự thi mà không xin cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Lý giải cho hành động "thi chui" này, theo đại diện truyền thông của Nguyễn Văn Sơn, anh không làm hồ sơ xin Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép theo đúng quy định là bởi thời gian quá gấp gáp.
Theo đó, đại diện Việt Nam nhận lời tham gia cuộc thi trên vào đúng dịp Tết Nguyên đán, trùng với thời gian nghỉ lễ của các cơ quan hành chính nên đành tự ý ghi danh dự thi trước rồi chấp nhận mọi quyết định xử phạt sau (?!). Riêng Nguyễn Văn Sơn thì hồn nhiên cho rằng, anh quyết định nhận lời khi nhận được sự ủng hộ của nhiều người cùng với lời mời nhiệt tình từ phía Ban tổ chức. Có lẽ cũng bởi vội vàng đi thi, lại chưa được đào tạo bài bản và thiếu kinh nghiệm cọ xát nên đại diện Việt Nam đã vấp phải không ít lỗi ngớ ngẩn trong suốt quá trình dự thi như: cầm ngược bảng tên quốc gia, tác phong luộm thuộm, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ kém... Điều này không có gì quá bất ngờ bởi trước đó, Nguyễn Văn Sơn chưa từng được vinh danh ở bất cứ cuộc thi người mẫu nào trong nước. Vì thế, đại diện Cục Nghệ thuật Biểu diễn khẳng định nếu anh có xin cấp phép dự thi sân chơi quốc tế trên thì cũng không được chấp thuận.
Không to như dư luận tưởng
Nghe tên "Nam vương toàn cầu 2015", nhiều người lầm tưởng đây là cuộc thi tầm cỡ thế giới nhưng thực ra cuộc thi này không phải là sân chơi sắc đẹp danh tiếng quốc tế dành cho nam giới, thậm chí còn bị xem là non kém về cả chất lượng lẫn quy mô tổ chức. Hiện trên thế giới chỉ có 2 cuộc thi "Nam vương" uy tín và tầm cỡ quốc tế, đó là "Manhunt International" và "Mister World". Ngay cả cuộc thi "Mister International" mà người mẫu Tiến Đoàn từng giành giải cao nhất cũng chỉ là một sân chơi quy mô nhỏ.
"Nam vương toàn cầu" là cuộc thi được tổ chức tại Thái Lan lần đầu tiên vào năm 2014. Lần đó đại diện Việt Nam là một anh chàng người mẫu vô danh cũng gây ầm ĩ vì hành vi tự ý "thi chui" và cũng tự tin "ráo" trước sẽ chấp nhận nộp phạt theo quy định của Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Đại diện của anh này khi đó còn quả quyết cuộc thi trên kêu gọi các thí sinh tham gia với tư cách cá nhân chứ không phải đại diện của một quốc gia giống như các sân chơi nhan sắc nam khác, do vậy không cần phải được cơ quan quản lý văn hóa cấp phép (?!).
Ngay trong lần tổ chức đầu tiên và cả đến lần này, "Nam vương toàn cầu" vẫn bị xem là cuộc thi có số lượng thí sinh tham gia ít ỏi nhất trong số các sân chơi sắc đẹp nam giới được dán mác quốc tế khi chỉ có trên dưới 20 người dự thi. Trong đó, phần lớn thí sinh lại đến từ các nước trong khu vực châu Á với hệ thống giải thưởng cả chính lẫn phụ gộp lại thì nhiều gần bằng số lượng thí sinh. Chưa kể tuy "non" về tuổi đời nhưng đây lại là cuộc thi sắc đẹp nam nhiều tai tiếng nhất từ trước đến nay, từ chuyện Ban tổ chức cho phép các thí sinh chụp ảnh phản cảm khiến dư luận bất bình, rồi đến tin đồn mua giải, hay cách dàn dựng sân khấu sơ sài qua quýt giống như một sàn diễn thời trang... Thậm chí, có ý kiến nhận định rằng sân chơi này chẳng qua cũng chỉ là cuộc thi có tính chất "ao làng" và danh hiệu "Nam vương toàn cầu" của Nguyễn Văn Sơn không hơn gì danh hiệu "Hoa hậu Quốc tế Việt Nam" mà "nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh giành được tại Mỹ năm 2011.
Theo đại diện Cục Nghệ thuật Biểu diễn thì việc Nguyễn Văn Sơn tự ý đi thi "Nam vương toàn cầu 2015" mà không xin phép sẽ bị xử phạt theo khoản 5, điều 14 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Theo đó, tuyển thủ Taekwondo này sẽ đối diện với mức phạt từ 15 đến 30 triệu đồng. Tuy nhiên mức phạt này xem ra chỉ bằng một phần rất nhỏ so với giải thưởng trị giá 25.000 USD mà Nguyễn Văn Sơn có được sau khi giành giải tại cuộc thi này. Và điều quan trọng là sau đó, hành vi "thi chui" kiểu như vậy chỉ cần nộp tiền là xong. Vì vậy, có bị phạt thì chắc chắn cũng chẳng đủ sức khiến người vi phạm phải sợ. Đó là lý do mà dư luận chắc chắn vẫn sẽ còn phải bức xúc dài dài.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nhan sắc Việt: Thi chui thành công, chính danh thất bại Nguyễn Văn Sơn đoạt giải nhất tại cuộc thi Mister Global và khi về nước phải đối mặt án phạt "thi chui" làm rộ lên nhiều tranh cãi. Quy chế còn nhiều bất cập Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có quy định về việc trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu. Theo đó, thí sinh...