Bộ Quốc phòng Nga nói Ukraine đang chuẩn bị nhằm vào vùng Transnistria
Trong tuyên bố ngày 23/2, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Kiev đang chuẩn bị tấn công Transnistria – khu vực ly khai giáp với Ukraine.
Sĩ quan ở vùng Transnistria nhìn sang biên giới Ukraine. Ảnh: AFP.
“Theo thông tin hiện tại, trong tương lai gần, chính quyền Kiev đang chuẩn bị hành động khiêu khích vũ trang chống lại Transnistria. Kế hoạch sẽ do các đơn vị của lực lượng vũ trang Ukraine thực hiện, bao gồm cả nhóm dân tộc chủ nghĩa Azov”, đài Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga trên Telegram. Nhóm Azov được coi là tổ chức khủng bố và bị cấm ở Nga.
Nhà chức trách Nga cũng cáo buộc Kiev có thể lên kế hoạch làm tiền đề cho việc động binh với Transnistria, thông qua việc dàn dựng cuộc tấn công dưới danh nghĩa Quân đội Nga từ lãnh thổ vùng ly khai vào phía Ukraine. Bộ này cho rằng để làm được như vậy, Ukraine sẽ để cho “những phần tử phá hoại mặc đồng phục Quân đội Nga”.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết giới chức đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở biên giới Ukraine – Transnistria và sẵn sàng ứng phó với bất kỳ thay đổi nào.
Phía Ukraine chưa bình luận về những tuyên bố trên. Trong khi đó, phía Moldova đã bác bỏ cáo buộc trên của Nga.
Video đang HOT
Binh sĩ Ukraine tại vị trí gần tiền tuyến ở vùng Donetsk hôm 1/2. Ảnh: Reuters
Transnistria là dải đất dài khoảng 400 km nằm giữa bờ Đông sông Dniester ở Moldova và biên giới của nước này với Ukraine. Đây là nơi sinh sống của khoảng 470.000 dân, chủ yếu là người Nga.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, khu vực này đòi ly khai khỏi Moldova, châm ngòi cho cuộc xung đột quân sự hồi tháng 3/1992 và kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 7/1992. Nga đã đưa lực lượng gìn giữ hòa bình với quân số khoảng 1.500 người đến Transnistria để hỗ trợ những người ly khai thân Nga trong hàng chục năm qua.
Gần đây, Nga đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong khu vực này vào ngày 2/2 và cho biết sự hiện diện của Nga là điều cần thiết để bảo vệ người dân trong khu vực và duy trì hòa bình giữa người Moldova và người Transnistria.
Song Kiev lo ngại rằng những lực lượng này có thể tấn công Ukraine từ phía Tây.
Nằm giữa Romania và Ukraine, Moldova là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu, do Tổng thống Maia Sandu lãnh đạo kể từ năm 2020 với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ và EU.
Ngày 21/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp Tổng thống Sandu ở Ba Lan để khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Moldova. Đến Warsaw trong chuyến đi đánh dấu kỷ niệm một năm ngày xung đột Nga – Ukraine nổ ra, ông Biden cũng đã trấn an các nước Đông Âu đang lo lắng về việc duy trì nền độc lập quốc gia.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã thu hồi sắc lệnh năm 2012, vốn nhằm ủng hộ chủ quyền của Moldova trong việc giải quyết tương lai của vùng ly khai Transnistria nhằm “đảm bảo lợi ích quốc gia của Nga trong bối cảnh quan hệ quốc tế thay đổi sâu sắc”.
Điện Kremlin từng cảnh báo mối quan hệ của Nga với Moldova – quốc gia tuần trước đã bổ nhiệm một thủ tướng mới thân phương Tây, người tuyên bố sẽ theo đuổi nỗ lực gia nhập EU – là rất căng thẳng. Moskva cũng cáo buộc Moldova theo đuổi một chương trình nghị sự chống Nga.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo Moldova có thể trở thành “Ukraine thứ 2″ với tư tưởng chống Moskva.
Nga tố Ukraine sắp tấn công Transnistria, EU chưa nhất trí gói trừng phạt mới chống Moscow
Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine đang lên kế hoạch xâm chiếm vùng ly khai Transnistria thuộc Moldova sau một âm mưu dàn dựng đổ tội cho Moscow.
Hãng thông tấn Tass trích dẫn tuyên bố ngày 23/2 của Bộ Quốc phòng Nga cho hay: "Theo thông tin hiện tại, chính quyền Kiev đang chuẩn bị một hành động khiêu khích vũ trang chống lại Transnistria trong tương lai gần. Kế hoạch sẽ do các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Ukraine thực hiện, bao gồm cả nhóm Azov".
Pháo binh Ukraine khai hỏa ở Donetsk, miền đông đất nước. Ảnh: AP
Nhà chức trách Nga cũng cáo buộc phía Ukraine sẽ tạo cớ tấn công bằng cách "dàn dựng một cuộc tập kích, đổ tội cho quân đội Nga tiến hành từ lãnh thổ Transnistria".
Trong một phát biểu riêng rẽ cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cáo buộc phương Tây đã chỉ đạo Chính phủ Moldova ngừng mọi tương tác với chính quyền Transnistria. Phát biểu được đưa ra sau khi Tổng thống Moldova Maia Sandu hồi đầu tháng này cáo buộc Moscow lên kế hoạch đảo chính lật đổ chính quyền của bà và lôi kéo Transnistria vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo CNN, Bộ Ngoại giao Nga đã bác bỏ phát biểu của bà Sandu, gọi đó là "những cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ". Trong khi, Kiev chưa lên tiếng phản hồi trước cáo buộc mới của Moscow.
4 nguồn tin ngoại giao tiết lộ với hãng tin Reuters rằng, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 22/2 vẫn chưa đi đến nhất trí về gói trừng phạt mới chống Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
"Có một số vấn đề nổi cộm, bao gồm cả vấn đề về cao su và nghĩa vụ báo cáo tài sản của Nga ở châu Âu", một nguồn tin ẩn danh giải thích. Nguồn tin này nói thêm, đại diện các nước EU dự kiến sẽ tham gia các cuộc đàm phán mới vào chiều nay (23/2).
Hôm 20/2, EU quyết định kéo dài các biện pháp trừng phạt hiện có với Nga thêm 1 năm nữa. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel thừa nhận, các cuộc tranh luận về gói trừng phạt thứ 10 trở nên khó khăn hơn do khối đã áp đặt hầu như mọi lệnh cấm lớn chống xứ sở bạch dương.
Kiev thừa nhận mất Soledar, Ukraine trở thành 'phòng thí nghiệm' vũ khí của Mỹ Quân đội Ukraine thừa nhận đã rời thị trấn Soledar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng. Ấn phẩm trực tuyến Strana.ua hôm 15/1 đưa tin: "Chỉ huy Lực lượng Vũ trang Ukraine nói rằng Nga đã chiếm khu công nghiệp gần mỏ số 7 ở Soledar, nơi trước đây do Lực lượng Vũ trang nước này nắm giữ". Ngoài ra,...