Bộ Quốc phòng Nga mở văn phòng đại diện tại CH Trung Phi
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 8/10, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã phê chuẩn thỏa thuận với CH Trung Phi về việc mở văn phòng đại diện của Bộ Quốc phòng Nga và hỗ trợ quân đội Trung Phi.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại thủ đô Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Thỏa thuận trên nhằm hỗ trợ CH Trung Phi giải quyết các vấn đề hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự, đảm bảo hoạt động của chuyên gia quân sự Nga trong công tác giúp đỡ xây dựng Lực lượng vũ trang Trung Phi, đào tạo việc vận hành, sửa chữa, sử dụng vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự do Nga cung cấp cho nước này.
Dù Trung Phi đang bị Liên hợp quốc (LHQ) cấm vận vũ khí nhưng vào tháng 12/2017, Nga đã thuyết phục được Hội đồng Bảo an LHQ chấp nhận một ngoại lệ, cho phép Moskva cung cấp vũ khí cho quốc gia châu Phi này để đối phó với các lực lượng nổi dậy có vũ trang trong nước.
Bên cạnh Trung Phi, Nga còn hợp tác quân sự với Cameroon, CH Congo, Burkina Faso, Uganda và Angola.
Video đang HOT
Tâm Hằng
Theo TTXVN
Hé lộ lý do Nga phải có Trung Quốc trong siêu tập trận Vostok-2018
Với quy mô được cho là lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, tập trận Vostok-2018 còn là một cột mốc đánh dấu hợp tác quân sự Nga, Trung Quốc.
Nga đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho cuộc tập trận lớn nhất trong ba thập kỷ trở lại đây, mang tên Vostok-2018 (hay còn gọi là East-2018).
Sự tham gia của quân đội Trung Quốc và Mongolia trong sự kiện sắp tới được đánh giá là minh chứng cho mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Bắc Kinh và Moscow. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi cả hai cường quốc đang cùng chia sẻ một mục tiêu chung, đó là đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ trong trật tự thế giới.
"Đó sẽ là cuộc tập trận lớn nhất kể từ sau Zapad-81", hãng thông tấn TASS dẫn lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 20/8. "Nó sẽ vượt xa những tiền lệ trước đó về quy mô địa chính trị, bộ tư lệnh, trung tâm chỉ huy và các lực lượng tham gia".
Tuy nhiên, Michael Kofman, một học giả cấp cao chuyên về các vấn đề quân sự của Nga từ Trung tâm phân tích Hải quân cho rằng, quy mô của Vostok-2018 rất có thể sẽ không được như cuộc tập trận năm 1981 của Liên Xô. "Bộ Quốc phòng Nga có xu thế phóng đại số lượng người tham gia, đặc biệt là các cuộc tập trận ở vùng Viễn Đông", ông Kofman nói.
Mặc dù vậy, có một điều chắc chắn là Vostok-2018 sẽ có quy mô lớn hơn nhiều so với Zapad-2017, vốn đã thu hút rất nhiều sự chú ý tại Đông Âu vào năm ngoái. Bộ trưởng Shoigu cho biết, bên cạnh quân đội Nga, các lực lượng Trung Quốc và Mông Cổ cũng sẽ có mặt tại Vostok-2018. "Tham gia tập trận sẽ bao gồm các quân khu miền Đông và Trung ương, hạm đội Bắc, không quân và máy bay vận chuyển quân sự và đường dài, cũng như là các trung tâm chỉ huy và lực lượng vũ trang Trung Quốc và Mông Cổ", ông Shoigu nói với TASS.
Theo Kofman, một trong những lý do mà Nga mời quân đội Trung Quốc tham gia cuộc tập trận là để bác bỏ bất kỳ lo ngại nào từ Bắc Kinh rằng, Vokstok-2018 là trực tiếp "hướng về" Trung Quốc. "Họ phải có Trung Quốc tham gia để đảm bảo rằng đó không phải là một cuộc tập trận nhằm đối phó với Trung Quốc", Kofman nói. "Sự có mặt Trung Quốc là bắt buộc để giải quyết phần nào những hiềm nghi cố hữu giữa hai cường quốc".
Trong khi đó, Bắc Kinh đã xác nhận sẽ tham gia vào siêu tập trận, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 11 - 15/9, tại khu vực Ngoại Balkan của Nga. Tân Hoa xã dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, mục tiêu của Vokstok-2018 là "củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Nga, gia tăng hợp tác thực tế và hữu nghị giữa quân đội hai nước và mở rộng hơn nữa khả năng cùng đối phó với các mối đe dọa an ninh khác nhau, phục vụ cho việc bảo vệ an ninh và hòa bình khu vực". "Các hoạt động quân sự không nhằm vào một bên thứ ba nào", Trung Quốc khẳng định.
Quân đội Trung Quốc được cho là sẽ triển khai khoảng 3.200 quân lính, hơn 900 khí tài và 30 máy bay chiến đấu cùng trực thăng tới Vokstok-2018. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc sẽ "tiến hành huấn luyện không kích và phản công cùng một số hoạt động khác".
Với quy mô được cho là lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, tập trận Vostok-2018 còn là một cột mốc đánh dấu hợp tác quân sự Nga, Trung Quốc.
Trang National Interest nhận định, trong khi các nhà bình luận chính trị Nga thường coi tập trận chung Nga - Trung Quốc là một bằng chứng về mối quan hệ chiến lược giữa hai cường quốc, có vẻ như phía Bắc Kinh lại luôn muốn làm giảm bớt ý nghĩa.
Tuy nhiên, đối với trường hợp Vodstok-2018, truyền thông Trung Quốc đã dành nhiều quan tâm và gọi đó là cột mốc quan trọng cho một thời kỳ mới trong quan hệ hai nước. "Sự tham gia của quân đội Trung Quốc cho thấy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Nga đang được đẩy mạnh trong lĩnh vực quân sự và an ninh", tác giả Guo Yuandan và Liu Yupeng viết trên tờ Hoàn Cầu.
Và có phần trái ngược lại với những gì giới chức Trung Quốc tuyên bố, báo giới Trung Quốc lại nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh kỳ vọng có thể hợp tác với Nga để "thách thức" Mỹ. "Mục đích của cuộc tập trận lớn giữa Trung Quốc và Nga rất hiển nhiên", một bài báo trên China Military (trang web do Quân đội Trung Quốc tài trợ) chỉ ra. "Một số cường quốc bá quyền đang coi Trung Quốc và Nga là hai mối đe dọa lớn nhất và thực hiện những cú giáng mạnh mẽ tới hai nước này về mặt chính trị, kinh tế và quân sự. Những động thái như vậy sẽ đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh khu vực, cùng như toàn cầu. Vì thế, liên minh Trung Quốc - Nga là một lập trường đáng kể để đối trọng lại sức mạnh bá quyền..."
Các chuyên gia người người Mỹ về Nga cũng đã bắt đầu chấp nhận viễn cảnh về một liên minh Bắc Kinh - Moscow đối trọng lại Washington. "Tôi nghĩ một mối quan hệ đối tác chiến lược sẽ hình thành sớm, nhưng nó đang bị vướng bận bởi những xung đột lợi ích và giao dịch giữa hai bên", Kofman nhận định. "Trong trường hợp này, chất xúc tác sẽ là một bên thứ ba, cụ thể là Mỹ, và mức độ đe dọa từ Washington mà mỗi nước cùng cảm nhận được".
Theo toquoc
Giao S-300 cho Syria quá nguy hiểm, máy bay Nga lại "ăn đạn nhầm" như Il-20? Nga có thể không lường trước được rằng chính hệ thống S-300 mà họ giao cho Syria sẽ lại là "thủ phạm" bắn nhầm thêm một vài máy bay của nước này trong tương lai. S-300 đến Syria có thể là một rủi ro dành cho Nga. Nỗi lo "gậy ông đập lưng ông" Mặc dù động thái cung cấp S-300 là phản...