Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng trực thăng đa năng Mi-38
Bộ Quốc phòng Nga cùng với các nhà máy trực thăng nước này quyết định cung cấp máy bay trực thăng đa năng Mi-38 cho Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga.
Trực thăng Mi-38 được đánh giá cao về mặt tải trọng và khả năng vận chuyển
Hãng tin TASS ngày 19-5 cho biết, Bộ Quốc phòng Nga sẽ là đối tác đầu tiên đặt hàng máy bay trực thăng đa năng mới Mi-38 được sản xuất bởi Nhà máy trực thăng Kazan.
Nhà máy trực thăng Kazan trực thuộc Tổng công ty Trực thăng Nga, có cơ sở bề thế với đầy đủ các công đoạn, từ chế tạo linh kiện cho tới thử nghiệm. Nhà máy này tọa lạc tại thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.
“Bộ Quốc phòng cùng với Tổng công ty Trực thăng Nga đã quyết định xong thủ tục và thời hạn cuối cùng cung cấp trực thăng Mi-38 cho Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga”, nguồn tin từ Tổng công ty Trực thăng Nga cho biết.
Mi-38 là máy bay trực thăng tầm trung đa năng. Nó được đánh giá khá cao về mặt tải trọng và khả năng vận chuyển. Loại trực thăng này có thể mang được 6-7 tấn hàng hóa. Ngoài ra, việc cất và hạ cánh của Mi-38 không quá đòi hỏi vào điều kiện cơ sở hạ tầng của sân bay.
Theo_An ninh thủ đô
Vui mừng Việt Nam nội địa hóa tàu tên lửa Molniya
Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam mà trực tiếp là nhà máy Ba Son đã nội địa hóa nhiều thành phần chế tạo tàu tên lửa Molniya hiện đại.
Video đang HOT
Tàu tên lửa Molniya là một trong chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Tuy có kích thước nhỏ hơn so với tàu Gepard 3.9, nhưng Molniya lại sở hữu sức mạnh hỏa lực chống tàu mặt nước không hề thua kém mà thậm chí là vượt trội về mặt số lượng.
Theo đó, mỗi bên sườn tàu Molniya được trang bị đến 2 bệ phóng, mỗi bệ lắp 4 quả đạn (tổng cộng 16 quả) tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm bắn đến 130km. Một phát bắn có thể đánh chìm một tàu chiến có lượng giãn nước có lượng giãn nước vài nghìn tấn. Hãy thử tưởng tượng, một nhóm tàu Molniya (khoảng 4-6 chiếc) cùng phóng Uran-E vào tàu địch thì sức hủy diệt sẽ khủng khiếp thế nào.
Không những thế, Molniya lại còn là tàu tên lửa hiện đại đầu tiên Việt Nam tự đóng hàng loạt chiếc. Chiếc tàu tên lửa đầu tiên mà Việt Nam đóng là BPS-500 chỉ hoàn thành 1 chiếc. Hiện nay, nhà máy Ba Son đang tăng tốc hoàn thiện cặp tàu cuối cùng trong số hợp đồng 6 tàu tên lửa Molniya đóng theo đơn hàng của Hải quân Việt Nam. Ảnh: Chuẩn bị hạ thủy tàu Molniya tại nhà máy Ba Son.
Mặc dù việc chế tạo các tàu tên lửa Molniya có sự hỗ trợ (theo hợp đồng) từ nhà máy Vympel (Nga). Tuy nhiên, Việt Nam đang từng bước hướng tới việc nội địa hóa một phần sản phẩm tàu chiến hiện đại này.
Đồng chí Đại tá Nguyễn Mạnh Lân, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son trả lời tờ QĐND online cho biết: "Bên cạnh sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên của tổng công ty, còn phải kể tới việc chúng tôi đã hoàn toàn làm chủ về quy trình công nghệ đóng tàu cũng như việc mạnh dạn nghiên cứu, đưa các loại vật tư được sản xuất trong nước vào mỗi sản phẩm...".
Cụ thể, cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty Ba Son đã đưa vào áp dụng nhiều sáng kiến, sáng tạo trong những hạng mục để phù hợp với điều kiện ở nước ta. Trong đó phải kể đến việc sử dụng vật tư ván ép sản xuất trong nước để thay thế ván ép pa-nel 3 lớp nhập khẩu đi kèm với yêu cầu phải có thiết bị và phương pháp gia công chuyên dụng. Nhờ đó mà các tàu do Tổng công ty Ba Son đóng không cần nhập thiết bị công nghệ gia công chuyên dụng có giá thành cao của nước ngoài, nhưng vẫn bảo đảm đúng yêu cầu chất lượng, kỹ thuật nghiêm ngặt được đưa ra.
Hay chẳng hạn như việc sử dụng lưới có chất liệu bằng sợi polypropylene được sản xuất trong nước để chế tạo lưới lọc khí cho hệ thống hút gió của động cơ chính của tàu; thay thế các trang thiết bị trinh sát, phát hiện tác nhân phóng xạ, thiết kế và bố trí lại trang thiết bị nhà bếp trên tàu cho phù hợp với cách nấu truyền thống và những điều kiện thời tiết đặc thù của Việt Nam... Ảnh: Các cán bộ Hải quân và nhà máy Ba Son kiểm tra bệ pháo AK-630 bố trí trên tàu Molniya.
Khắc phục cơ sở hạ tầng hạn chế của nhà máy, ban giám đốc Ba Son đã chỉ đạo và động viên anh em cán bộ, công nhân viên phát huy sáng kiến trong việc sử dụng các thiết bị có sẵn hoặc nghiên cứu chế tạo các thiết bị khác dùng trong quá trình đóng tàu. Điển hình như việc mua thiết bị Easy laser để lắp ráp cơ khí và lắp các mặt phẳng chuẩn, bảo đảm chính xác cao thay thế cho thiết bị khác chuyên dụng, giúp tiết kiệm được 250.000USD.
Hay với việc chế tạo thiết bị hàn tự động titan, thiết bị gia công ống di động, thiết bị vệ sinh các phin lọc dầu nhớt, thiết bị thử tải cho các trang bị đặc chủng... Việc này góp phần bảo đảm chất lượng, tiến độ, thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí. Ảnh: Chuyên gia Nga - Việt bên trong phòng điều hành hệ thống radar, điều khiển tên lửa.
Theo công nghệ được phía nhà thiết kế chuyển giao, thân vỏ của tàu tên lửa Molniya phải được gia công và đấu ráp lần lượt theo nguyên tắc hình tháp từ gần 140 phân đoạn, tổng đoạn. Việc này không phù hợp với thực tế cơ sở hạ tầng của tổng công ty. Do đó, ban giám đốc đã quyết định chuyển thành 6 tổng đoạn vỏ lớn và 8 tổng đoạn ca-bin.
Điều này đồng nghĩa với việc cán bộ, công nhân phải gia công từng phần thân, vỏ tàu ở một nơi, sau đó di chuyển về một nơi để lắp ráp thành con tàu. Sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp, tàu sẽ được hạ thủy và đưa về đồng bộ, hoàn thiện tại cảng của tổng công ty. Đây là phương pháp rất khó, yêu cầu có độ chính xác tuyệt đối, bởi đây là yếu tố bảo đảm tốc độ của mỗi con tàu trong quá trình khai thác sử dụng sau này.
Việc áp dụng thành công sáng kiến này đã cho phép tổng công ty trong cùng một thời điểm có thể triển khai đóng tàu ở nhiều vị trí khác nhau, góp phần rút ngắn một phần lớn trong tiến độ sản xuất và kinh phí.
Nhờ một loạt các sáng kiến của cán bộ, nhân viên nhà máy Ba Son đã giúp tiết kiệm một nguồn ngân sách lớn cho nhà nước, làm chủ một phần công nghệ đóng tàu chiến hiện đại trong nước, làm nền tảng vững chắc cho những dự án đóng tàu trong tương lai.
Các tàu tên lửa Molniya vẫn đảm bảo được đúng chất lượng kỹ thuật chuẩn của Nga dù dùng một phần công nghệ Việt Nam. Ảnh: Tên lửa Uran-E rời bệ phóng tàu tên lửa Molniya.
Pháo hạm AK-176 trên tàu Molniya nã pháo.
Theo_Kiến Thức
Quân đội Syria đánh bật Al-Nusra và FSA trên vùng Tây Ghouta [VIDEO] Sau trận giao tranh dữ dội với khủng bố ngày 17/05, Quân đội Syria và các đồng minh đã đánh chiếm nhà máy dược phẩm tại thị trấn Khan Al-Sheih vùng Tây Ghouta. Sáng ngày 17/05, sau một trận đụng độ quyết liệt với khủng bố Al-Nusra, quân đội Syria phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương NDF và Quân giải...