Bộ Quốc phòng Nga bất ngờ tiết lộ đặc tính tên lửa 9M729
Tư lệnh Lực lượng tên lửa và Pháo binh Nga, ông Mikhail Matveyevsky cho biết, tầm bắn tối đa của tên lửa 9M729 là 480 km và tuân thủ các điều kiện của Hiệp ước INF (Hiệp ước INF cấm tên lửa có tầm bắn từ 500 km trở lên). Điều này đã được kiểm chứng qua cuộc tập trận “Zapad 2017″.
Tổ hợp tên lửa Iskanker
Phát biểu tại cuộc họp báo với sự tham gia của các tùy viên quân sự nước ngoài, Tư lệnh Lực lượng tên lửa và Pháo binh Nga, ông Mikhail Matveyevsky cho biết, tên lửa hành trình 9M729 vốn bị Mỹ cho là vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung ( Hiệp ước INF), là phiên bản hiện đại hóa của tên lửa hành trình 9M728, thuộc tổ hợp Iskander-M.
“Tên lửa hành trình 9M729 là phiên bản hiện đại hóa của tên lửa hành trình 9M728, thuộc tổ hợp Iskander-M. Tên lửa hành trình 9M729 được hiện đại hóa để tăng sức mạnh của bộ phận chiến đấu, cũng như nâng cao các tính năng về độ chính xác. Các tên lửa 9M728 và 9M729 được thống nhất hóa về hầu hết các cụm thiết bị chính”, ông Matveyevsky nêu rõ.
Theo ông, tên lửa 9M729 có trang bị vũ khí mạnh hơn và tổ hợp điều khiển mới trên tên lửa, đảm bảo tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao hơn. Tướng Matveyevsky nhấn mạnh, các tên lửa 9M728 và 9M729 được trang bị đầu đạn và chỉ được tiếp nhiên liệu trong điều kiện nhà máy.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Nga bất ngờ “tiết lộ” đặc tính tên lửa 9M729
Tình hình xung quanh Hiệp ước INF
Hiệp ước INF được các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn có tầm bắn từ 500 – 5.500 km.
Ngày 21/10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi INF với cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729″. Tuy nhiên, Mỹ không đưa ra bằng chứng chứng minh Nga vi phạm hiệp ước. Về phần mình, Moscow khẳng định Nga tuân thủ INF, trong khi Mỹ luôn vi phạm.
Sau đó, ngày 4/12/2018, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố Nga có hai tháng để “quay trở lại thực hiện” Hiệp ước INF. Ông nói thêm rằng nếu điều này không xảy ra, Washington sẽ chấm dứt các nghĩa vụ của mình về hiệp ước này.
Tiếp đó, Mỹ khẳng định phía Nga cần tiêu hủy tên lửa 9M729 do loại vũ khí này vi phạm điều khoản của INF. Moscow bác bỏ cáo buộc này, đồng thời nhấn mạnh tên lửa 9M729 không được phát triển hay thử nghiệm vượt quá tầm bắn quy định.
Trí Dũng (Lược dịch)
Theo infonet
Mỹ đòi Nga phá hủy hệ thống tên lửa mới
Mỹ hôm nay đã kêu gọi Nga phá hủy một hệ thống tên lửa hành trình mới mà Washington nói là "vi phạm trực tiếp và liên tục" Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), và cáo buộc Moscow gây bất ổn cho an ninh toàn cầu.
Đại sứ Mỹ về giải trừ quân sự Robert Wood (Ảnh: Reuters)
Reuters ngày 21/1 đưa tin, phát biểu tại một hội nghị về giải trừ quân bị do Liên hợp quốc bảo trợ ở Geneva (Thụy Sĩ), Đại sứ Mỹ về giải trừ quân sự Robert Wood cho hay, hệ thống tên lửa hành trình mới của Nga có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân lẫn thông thường và gây ra "mối đe dọa mạnh mẽ và trực tiếp đối với châu Âu và châu Á" vì nó có tầm xa từ 500 đến 1.500km.
"Không may là Mỹ ngày càng nhận thấy rằng Nga không đáng tin cậy trong việc tuân thủ các nghĩa vụ kiểm soát vũ khí và các hành động cưỡng ép và nguy hiểm của nước này khắp toàn cầu đã làm gia tăng căng thẳng", ông Wood nói.
Phái đoàn Nga không có phản ứng tức thì nào tại diễn đàn Geneva gồm 65 quốc gia thành viên.
Theo ông Wood, Nga đã phóng thử "tên lửa trái phép", được biết tới với tên gọi SSC-8/9M729, và không có các bước đi thích hợp nhằm quay lại việc tuân thủ hiệp ước INF.
"Nga phải phá hủy một cách có kiểm chứng tất cả các tên lửa SSC-8, các bệ phóng và thiết bị liên quan để quay trở lại tuân thủ Hiệp ước INF", ông nói, tái khẳng định kế hoạch của chính quyền Mỹ Donald Trump nhằm rút khỏi thỏa thuận năm 1987 vào đầu tháng 2 tới.
Ngoài ra, ông Wood cũng chỉ trích sự ủng hộ của Nga đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và việc Moscow cung cấp cho Iran các vũ khí tiên tiến như hệ thống phòng thủ tên lửa S-300.
Cũng theo ông Wook, vụ đầu độc nhằm vào cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia tại Anh hồi tháng 3 năm ngoái cho thấy "hành động liều lĩnh" của Nga và sự thất bại trong việc tuân thủ các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp ước INF vốn cấm sử dụng vũ khí hóa học.
Anh cáo buộc các nhân viên tình báo quân đội Nga liên quan tới vụ đầu độc trên, nhưng Moscow kịch liệt bác bỏ mọi sự liên quan trong vụ việc.
Hiệp ước INF được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô vào năm 1987 nhằm loại bỏ tên lửa đạn đạo thông thường và hạt nhân phóng từ mặt đất, cũng như tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500-5.000km. Mỹ đã tuyên bố sẽ rút hỏi Hiệp ước vào đầu tháng 2 tới, dựa trên lý do Nga không tuân thủ các điều khoản của hiệp ước này.
An Bình
Theo Dantri
Hiệp ước INF của Nga - Mỹ về tên lửa đã "mất giá trị" Đó là tuyên bố mới đây của Giám đốc Trung tâm Phân tích chính trị - quân sự thuộc Viện Hudson (Mỹ) về tình trạng hiện nay của Hiệp ước Nga - Mỹ về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF). Hãng thông tấn Nga Sputnik ngày 20/10 dẫn lời ông Richard Weitz, Giám đốc Trung tâm Phân tích chính trị -...