Bộ Quốc phòng muốn công ty trong nước đầu tư khu Ba Son
Chọn nhà đầu tư nước ngoài, theo Bộ Quốc phòng, sẽ mất nhiều thời gian cho thủ tục pháp lý, ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư Nhà máy đóng tàu Ba Son mới, nên kiến nghị chỉ định một công ty trong nước.
Trong văn bản kiến nghị, Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ chọn nhà đầu tư trong nước mua tài sản trên đất gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất Ba Son. Đồng thời, chỉ đạo UBND TP HCM và các bộ, ngành liên quan phối hợp, tạo điều kiện để Bộ Quốc phòng sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý.
Theo sự thống nhất của Thường vụ Quân ủy trung ương và Bộ Quốc phòng, công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ thương mại TP HCM là nhà đầu tư mua tài sản trên đất và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất Ba Son (quận 1, TP HCM).
Nhà máy đóng tàu Ba Son là công trường thủ công lớn nhất của Sài Gòn xưa.
Bộ này cho rằng, việc lựa chọn nhà đầu tư này là phù hợp với cơ chế bán tài sản trên đất gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất Ba Son hiện hữu đã được Thủ tướng cho phép. Ngoài ra, nhà đầu tư được chọn là doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm trong quản lý và triển khai các dự án bất động sản quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện các cam kết về ứng trước 4.500 tỷ đồng trong năm nay và năm 2016 nhằm đẩy nhanh tiến độ di dời, xây dựng Nhà máy đóng tàu Ba Son mới.
Phương án chọn nhà đầu tư nước ngoài, theo Bộ Quốc phòng, là không phù hợp. Việc hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ kéo dài (phải thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành các thủ tục chuyển nhượng), ảnh hưởng tới tiến độ tạo vốn di dời, đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Ba Son mới.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cũng khó kiểm tra, đánh giá đúng năng lực tài chính, kinh nghiệm của nhà đầu tư về quản lý, điều hành dự án quy mô lớn; khó kiểm soát, quản lý trong trường hợp cần thiết và cấp bách về quốc phòng – an ninh của địa phương cũng như quốc gia.
Trước đó, UBND TP HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng và Bộ Quốc phòng xin chủ trương cho phép Tập đoàn EUNSAN và OUE (Hàn Quốc) đầu tư dự án bất động sản có số vốn dự kiến lên đến 5 tỷ USD tại khu đất của Nhà máy đóng tàu Ba Son (quận 1) – xưởng đóng tàu lâu đời nhất Sài Gòn.
Theo UBND thành phố, nếu được Chính phủ và Bộ Quốc phòng đồng ý chủ trương giao Thành phố triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch, UBND TP HCM và các sở, ban ngành có liên quan sẽ tập trung hỗ trợ Tập đoàn EUNSAN và OUE theo đúng quy định để kịp làm lễ khởi công xây dựng công trình vào dịp kỷ niệm 70 năm lễ Quốc khánh.
Khu đất Nhà máy đóng tàu Ba Son được xem là một trong những “khu đất vàng” tại TP HCM với diện tích 30 ha. Theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP HCM phê duyệt, khu trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son (nằm trọn trong khu vực nhà máy Ba Son) được giới hạn bởi sông Sài Gòn, đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh. Toàn diện tích quy hoạch khoảng gần 24 ha, trong đó 40% dành cho khu trung tâm tài chính văn phòng, 20% khu ở, còn lại kinh doanh thương mại dịch vụ khách sạn cao cấp. Định hướng chức năng của khu đô thị này ngoài mục đích trở thành trung tâm phức hợp, còn là công trình cao tầng tập trung, đồng bộ về tiện ích xã hội kỹ thuật, phát triển thương mại.
Trung Sơn
Theo VNE
Xây trụ sở mới: Thanh Hóa đổi đất với doanh nghiệp
Vingroup được sở hữu khu đất của Trung tâm hành chính cũ của Thanh Hóa rộng 25.500 m2, đổi lại phải xây khu mới cho địa phương này.
Theo đó, Khu trung tâm hành chính mới thành phố Thanh Hóa xây dựng tại xã Đông Hải, thành phố Thanh Hóa sẽ do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.
Khu này bao gồm: Khu hành chính tập trung (Thành ủy - HĐND - UBND thành phố và các Ban, ngành chức năng của thành phố) rộng 2,33 ha, có 2 khối nhà 6 tầng và 1 khối nhà 11 tầng; Khu trung tâm hội nghị, rộng 1,87 ha.
Để bù lại UBND Thành phố Thanh Hóa giao lại hữu khu đất của Trung tâm hành chính cũ rộng 25.500 m2 cho Vingroup quản lý.
Với khu đất này, Vingroup sẽ xây khu trung tâm thương mại, khách sạn cao 25 tầng theo mô hình chuẩn Vincom rộng 5.500 m2 và một khu nhà thương mại biệt thự rộng hơn 15.000 m2.
Phối cảnh Trung tâm hành chính TP. Thanh Hóa
Như vậy Thanh Hóa cũng giống như nhiều địa phương khác đang thực hiện việc "xã hội hóa" hoán đổi đất để lấy cơ sở hạ tầng.
Bàn về vấn đề này, TS Phạm Sanh, giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM phân tích: Vấn đề luôn được đặt ra là có cần thiết phải xây trụ sở công quyền to đùng như thế không? Số tiền xây dựng có đúng như thế và miếng đất để trao đổi kia có đúng là có giá trị tương đương?
"Miếng đất ấy có thể được đấu giá cao hơn hay giá đấu thầu xây trụ sở có thể thấp hơn? Nhà đầu tư có thể "ăn" hai lần ở chỗ này: khi xây dựng trụ sở họ đưa dự toán cao lên rồi khi lấy đất lại "ăn" thêm lần nữa. Thông thường địa phương định giá đất bao giờ cũng thấp cho nhà đầu tư. Việc tính toán những chi phí này không minh bạch, chỉ 1-2 cơ quan, vài người biết với nhau, thành ra nó không công khai, rõ ràng", TS Sanh phân tích.
Ông Sanh cũng e ngại, người dân, nhiều khi không thấy mối nguy này. Họ cứ nghĩ đất đó là tài nguyên chung của địa phương, của đất nước, không đụng tới quyền sử dụng đất của họ là được, nếu bị giải toả cũng được đền bù. Nhưng xét trên bình diện tài nguyên quốc gia, đó là sự lãng phí.
"Nói cách khác, thiệt hại ở đây chính là tài nguyên của đất nước mà chính phủ giao cho địa phương quản lý, sử dụng", TS Sanh nói.
Còn TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng tỏ ra không tán thành hình thức này bởi theo ông, đây thực chất là bán đất.
"Chính quyền lấy gì mà trả, đành phải gán đất, tức đổi đất lấy trụ sở nhưng dùng từ rất đẹp là BT. Nói bán đất, tại sao không đấu giá lấy tiền? Có đấu giá thì mới cạnh tranh, ra được giá thị trường, ai trả tiền cao nhất thì được.
Còn công trình xây dựng cứ cho đấu thầu, ai chi phí ít nhất mà chất lượng cao nhất thì được chọn. Như vậy mới thực sự minh bạch, thực hiện cơ chế thị trường", TS Liêm thẳng thắn.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam đấu ráp tổng thành thân tàu tên lửa M6 Tổng công ty Ba Son đã thực hiện đấu ráp tổng thành thân vỏ tàu tên lửa M6 - chiếc thứ 6 thuộc lớp Project 12418 Molniya do Nga thiết kế. Ngày 2/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã tổ chức Lễ đấu ráp tổng thành thân vỏ tàu tên lửa...