Bộ Quốc phòng không phối hợp với nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sĩ
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 31.10, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nói rằng đã có một số người lợi dụng nhà ngoại cảm để đi làm giả hài cốt trục lợi. Về tâm linh đó là điều không thể chấp nhận, và nhà nước cũng phải có biện pháp xử lý về hình sự với những người đó.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh – Ảnh: Ngọc Thắng
* Bộ Quốc phòng khi đi tìm hài cốt liệt sĩ đã bao giờ phối hợp với nhà ngoại cảm chưa?
- Hoàn toàn không có chuyện phối hợp với nhà ngoại cảm. Việc tìm kiếm là từ những thông tin các đơn vị mai táng còn các sơ đồ mộ chú, bên cạnh đó còn các thương binh, những người cùng chiến đấu trong các đơn vị đó dẫn đường. Ngoài ra, Bộ dựa vào địa phương ở những địa bàn quân dân ta chiến đấu ở Lào, Campuchia được chính quyền và nhân dân địa phương giới thiệu. Thêm nữa chúng ta còn dựa vào người Mỹ, những người từng tham gia quân đội Việt Nam cộng hòa trước đây, cung cấp thông tin cho mình… Hoàn toàn không có chuyện Bộ Quốc phòng dựa vào những nhà ngoại cảm.
Tôi đề nghị đồng bào không nên tin vào các lời của những nhà ngoại cảm. Nếu có thông tin gì thì chủ động cung cấp cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Bây giờ bộ chỉ huy quân sự ở các tỉnh, thành phố phía nam đều có các đội truy tập mộ liệt sĩ. Ngoài ra người dân có thể báo cho huyện đội, tỉnh đội, hoặc Bộ Quốc phòng, chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để tìm được hài cốt liệt sĩ.
* Chi phí cho việc tìm kiếm một hài cốt liệt sĩ là bao nhiêu, thưa Bộ trưởng?
- Hiện nay thì chúng tôi không tính, vì toàn bộ chi phí nằm trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Quốc phòng rồi. Như chúng ta biết, bộ đội ăn lương của nhà nước, xăng dầu, xe cộ, trang bị của quân đội, đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ cũng chỉ có chi phí ít thôi. Thậm chí hiện nay, chi phí cho việc giám định ADN có quy định cụ thể của nhà nước và ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo; kể cả những trường hợp gia đình tự tìm thấy, nếu có văn bản đề nghị với các cơ quan có thẩm quyền thì quân đội sẵn sàng tham gia.
Video đang HOT
* Việc Ngân hàng Chính sách đưa ra mức giá 75 triệu đồng chi phí cho việc tìm kiếm một ngôi mộ liệt sĩ, theo ông mức giá này có phải quá cao không?
- Cái này tôi không bình luận, vì lĩnh vực này thuộc trách nhiệm của Bộ LĐ-TB-XH. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ tổ chức lực lượng đi quy tập hài cốt liệt sĩ, việc đó tôi đề nghị Bộ LĐ-TB-XH cần có sự đánh giá, tham mưu đề xuất với Chính phủ để kịp thời chấn chỉnh.
* Những gia đình dựa vào ngoại cảm để tìm hài cốt liệt sĩ rồi thì nay rất lo lắng, vậy có phương pháp nào làm cho các gia đình yên tâm?
- Tốt nhất là giám định ADN là chính xác nhất. Cái đó phải làm theo quy định của nhà nước.
* Có thực tế những vị tiền bối cách mạng qua đời trước đây cũng được dùng phương pháp ngoại cảm để tìm. Bộ trưởng nghĩ sao?
- Trước đây cũng có trường hợp như thế, tôi thì tôi chưa hoàn toàn yên tâm lắm. Cái này do các cơ quan có thẩm quyền quyết định chứ còn giám định như thế chưa thật yên tâm.
Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền: ‘Xử lý nghiêm các nhà ngoại cảm lừa đảo’ Từ tháng 7.2011, Bộ LĐ-TB-XH khi phát hiện hiện tượng nhà ngoại cảm có dấu hiệu lừa đảo đã yêu cầu các địa phương thực hiện đúng theo yêu cầu của Chính phủ. Theo đó, khi phát hiện ra khu vực có hài cốt thì phải báo cáo với chính quyền và lực lượng quân đội địa phương để phối hợp tìm kiếm. Khi phát hiện trường hợp làm giả, dỏm như ông Thúy (“cậu Thủy” – PV) thì tôi đã có công văn từ tháng 8.2013 đề nghị bên công an vào điều tra. Quan điểm của chúng tôi phải sớm làm ra và xử lý nghiêm.
Theo TNO
Quy trình xác định danh tính liệt sĩ như thế nào?
Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 150 Phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Ngay sau đó, các đơn vị hữu trách đã triển khai các công việc liên quan tới đề án này...
Cụ thể, về chỉ đạo công tác giám định ADN, ngày 4/4/2013, Bộ LĐTBXH có công văn số 330/NCC-LTHS giao cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ (HTGĐLS) Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương tổ chức lấy mẫu sinh phẩm (MSP) thân nhân liệt sĩ Mặt trận 31 (MT31) để phục vụ cho việc giám định ADN, nhằm xác định danh tính liệt sĩ; ngày 21/5/2013, Ban Chỉ đạo thực hiện xác định danh tính hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang Việt - Lào đã xây dựng Kế hoạch số 1716/KH-BCĐXĐHCLS về việc lấy MSP của thân nhân liệt sĩ MT31 có mộ an táng tại lô A5, A6, A7 thuộc Nghĩa trang liệt sĩ Việt - Lào (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An).
Theo đó, Hội HTGĐLS Việt Nam đã phối hợp với Viện Pháp y Quân đội; Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Kỹ thuật Hóa sinh, Bộ Công An và Ban liên lạc thân nhân liệt sĩ MT31 tổ chức lấy MSP thân nhân liệt sĩ MT31 ở 36 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
Làm lễ quy tập hài cốt các liệt sĩ.
Ngoài ra, Cục Người có công (Bộ LĐTBXH); Viện Công nghệ sinh học, Viện Pháp y quân đội, Hội HTGĐLS Việt Nam đã tổng hợp danh sách, hướng dẫn thủ tục và cách lấy mẫu giám định ADN cho liệt sĩ.
Hướng dẫn của hội ghi rõ: Hội chỉ tiếp nhận các trường hợp giám định hài cốt liệt sỹ (HCLS) nếu có đủ các điều kiện: Có đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ (thân nhân có chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân phù hợp), được UBND xã (phường) xác nhận; có giấy báo tử liệt sĩ (bản sao có chứng thực của xã, phường) hoặc trích lục thông tin về liệt sĩ do đơn vị hoặc Bộ CHQS tỉnh, thành phố cấp.
Trường hợp mất giấy báo tử, thân nhân liệt sĩ có thể đến Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố xin sao lục lại; có vị trí ngôi mộ nghi ngờ là của liệt sĩ (ví dụ: số mộ 1, hàng 2, lô 3, Nghĩa trang liệt sĩ A... hoặc ở đồi M, thôn H, xã K, huyện X... , gia đình đã liên hệ, được ban quản lý nghĩa trang hoặc chính quyền địa phương đồng ý cho mượn mẫu phẩm về giám định, thể hiện bằng biên bản bàn giao cho mượn xương cốt liệt sĩ).
Nếu thông tin được xác định do đồng đội cũ thì phải xác định rõ họ tên, địa chỉ của người cung cấp thông tin (có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi người cung cấp thông tin cư trú).
Cách lấy mẫu HCLS sĩ là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình giám định, vì vậy thân nhân liệt sĩ cần chú ý các yêu cầu sau: Đối với hài cốt còn nguyên vẹn thì lấy từ 1 đến 2 chiếc răng (ưu tiên các răng còn được cố định trong xương hàm); đối với hài cốt không nguyên vẹn thì lấy khoảng 2x2cm xương ống hoặc 2x2cm xương còn cứng (các xương xốp như xương sọ, xương sườn, xương bàn tay, bàn chân... rất khó làm giám định, tỷ lệ thành công không cao); mẫu HCLS phải được bảo quản trong túi nilon có niêm phong và xác nhận của Sở LĐTBXH, ngoài phong bì ghi rõ: Đề nghị xác định danh tính đối với liệt sĩ (họ và tên, nguyên quán, ngày, tháng, năm sinh).
Sau khi tiến hành lấy mẫu HCLS, phải lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ làm đối chứng. Mẫu sinh phẩm phải lấy ít nhất của 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ hoặc theo dòng cha của liệt sĩ, cụ thể: Theo dòng mẹ của liệt sĩ, có thể lấy mẫu của hai trong số những người là mẹ liệt sĩ, bà ngoại của liệt sĩ; cậu, dì của liệt sĩ; anh chị em cùng mẹ với liệt sĩ; anh em con dì, con già với liệt sĩ; con của chị gái, em gái của liệt sĩ; con của chị gái, em gái của con dì, con già với liệt sĩ. Nếu không còn các đối tượng nói trên theo dòng mẹ thì lấy mẫu của ông nội liệt sĩ; bố đẻ của liệt sĩ.
Mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ có thể là móng tay hoặc móng chân; tóc (phải lấy cả chân tóc). Mẫu phải bảo quản trong túi nilon đặt trong bì thư, ngoài ghi rõ họ tên người được lấy mẫu, tuổi, nguyên quán, trú quán và quan hệ với liệt sĩ, điện thoại liên hệ.
Sau khi có đủ các điều kiện trên, thân nhân liệt sĩ sẽ được Hội HTGĐLS Việt Nam cấp giấy giới thiệu để gia đình đưa mẫu phẩm đến Viện Công nghệ sinh học hoặc Viện Pháp y quân đội tiến hành giám định.
Thời gian hoàn thành việc giám định ADN từ 30 đến 90 ngày. Gia đình được hỗ trợ 100% kinh phí một lần giám định ADN đối với mỗi liệt sĩ cần xác định danh tính.
Theo H.P
Nhà báo Thu Uyên: Biết đụng chạm, nhưng đến lúc phải lên tiếng! Thực sự mà nói, trong 10 năm qua, nếu như không có một số kẻ lừa đảo đội lốt tâm linh, thì đời sống của nhiều người đã không đến nỗi mờ mịt thế này! Nhà báo Thu Uyên Nhà báo Thu Uyên. Ảnh: Thanh Loan BB - Để đi đến quyết định công bố bản tin "nhạy cảm", gây xôn xao vừa...