Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận không có hệ thống vũ khí đã hứa cấp cho Ukraine
Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận quân đội nước này không sở hữu hệ thống vũ khí mà trước đó Thủ tướng Olaf Scholz hứa hẹn cung cấp cho Kiev.
Hệ thống phòng không IRIS-T. Ảnh: Diehl
Theo kênh truyền hình RT, trong một tuyên bố ngày 1/6, Bộ quốc phòng Đức cho biết họ không thể cung cấp thêm chi tiết về cam kết của Thủ tướng Olaf Scholz gửi cho Ukraine hệ thống phòng không IRIS-T với lý do lực lượng vũ trang của nước này không có loại vũ khí đó trong kho.
IRIS-T có hai phiên bản, một là hệ thống tên lửa không đối không tầm ngắn và hai là hệ thống phòng không tầm trung với bệ phóng trên mặt đất.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Đức được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Olaf Scholz phát biểu trước quốc hội rằng chính quyền của ông lên kế hoạch gửi thêm các hệ thống tiên tiến cho Ukraine, bao gồm hệ thống IRIS-T và radar phản lực có khả năng phát hiện hỏa lực pháo binh và xác định chính xác vị trí của hệ thống pháo binh đối phương một khi được kích hoạt. Thủ tướng Đức không nói rõ ý của ông là tên lửa không đối không hay hệ thống trên mặt đất khi nói về IRIS-T.
Quân đội Đức không có hệ thống vũ khí IRIS-T trong kho vũ khí. Thực tế, hệ thống này của Đức ở dưới dạng tên lửa không đối không được lắp đặt trong các chiến đấu cơ Tornado và Eurofighter. Hệ thống được thiết kế để thay thế tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder của Mỹ và là sản phẩm chung của các công ty thuộc nhiều nước, trong đó có Đức, Italy, Thụy Điển và Hy Lạp.
Tại Đức, IRIS-T do công ty vũ khí Diehl phụ trách sản xuất. Nói đến thương vụ chuyển giao vũ khí cho Ukraine, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức David Helmbold cho biết khi Thủ tướng nhắc đến hệ thống phòng không “hiện đại nhất” của Đức, ông không có ý ám chỉ hệ thống đó nằm trong kho vũ khí của quân đội.
Video đang HOT
“Đức không phải chỉ có mỗi quân đội. Rất có thể ngài ấy muốn nói tới năng lực của ngành quốc phòng”, người phát ngôn Helmbold lưu ý.
Theo một blog chuyên về quốc phòng của nhà báo Thomas Wiegold, người trước đây làm việc cho các hãng tin AP và DPA, công ty Diehl có thể “chuyển hướng” kế hoạch cung cấp hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T trên mặt đất cho Ukraine thay vì Ai Cập như kế hoạch từ trước. Khả năng sản xuất của công ty hiện cho phép họ sản xuất hai hệ thống như vậy mỗi năm.
Hệ thống IRIS-T SLM trước đây cũng đã được chuyển giao cho Thụy Điển. Quân đội Đức được cho là chỉ xem xét việc mua hệ thống nhưng không thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào với Diehl tính đến thời điểm hiện tại.
Ngày 1/6, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng việc chuyển giao hệ thống phòng không theo kế hoạch cho Ukraine sẽ “mất một thời gian, có thể là vài tháng”. Bà cũng nói thêm hệ thống do Diehl sản xuất ban đầu được dành cho “một quốc gia khác”.
Giữa tháng 5, tờ Bild của Đức đưa tin các hệ thống IRIS-T có thể triển khai tại Ukraine vào khoảng tháng 11. Berlin liên tục cung cấp cho Kiev các loại vũ khí nhỏ, tên lửa chống tăng và đạn dược kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Thỏa thuận hoán đổi vũ khí cho Ukraine của Đức khiến Hy Lạp bất ngờ
Đức sẽ chuyển giao xe chiến đấu bộ binh (IFV) cho Hy Lạp để Athens có thể chuyển giao vũ khí thời Liên Xô cho Ukraine.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Hy Lạp. Ảnh: mil.in.ua
Theo trang tin EURACTIV.fr (Pháp) ngày 1/6, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo đã đạt được một thỏa thuận với Hy Lạp để giao vũ khí cho Ukraine sau khi Berlin được cho là không thực hiện các thỏa thuận tương tự trước đó.
"Chúng tôi sẽ cung cấp cho Hy Lạp các phương tiện chiến đấu bộ binh của Đức", ông Scholz nói với các phóng viên sau hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài hai ngày ở Brussels, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã đạt được thỏa thuận với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.
Ông Scholz giải thích rằng việc hỗ trợ vũ khí cho Ukraine bằng cách "các quốc gia có vũ khí từ thời Liên Xô" có thể giao vũ khí của họ cho Ukraine, giống như thỏa thuận hoán đổi dây chuyền với Séc.
Thủ tướng Scholz không đưa ra chi tiết về loại xe chiến đấu bộ binh mà Berlin sẽ bàn giao cho Hy Lạp, hoặc loại vũ khí nào mà Athens sẽ chuyển giao cho Kiev, nhưng cho biết "hai bộ quốc phòng sẽ làm việc chi tiết và nhanh chóng thực hiện thỏa thuận này".
Theo một nguồn tin quốc phòng, Berlin có mục tiêu cung cấp khoảng 100 IFV Marder cũ thuộc sở hữu của nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall (RHMG.DE) cho Hy Lạp. Đổi lại, Athens sẽ cung cấp các IFV BMP kiểu Liên Xô cho Ukraine,
Được biết, vào đầu những năm 1990, Hy Lạp đã nhận từ Đức khoảng 500 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, vốn từng được quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức sử dụng.
Sự hoán đổi trên thường được cho là có lợi cho Ukraine vì nước này quen thuộc hơn với các thiết bị từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, Đại sứ Ukraine tại Đức Andrij Melnyk, nhấn mạnh rằng "không ai có ý tưởng hỏi Ukraine rằng liệu chúng tôi có cần đồ cũ hay không".
Đánh giá về vấn đề hoán đổi này, chuyên gia phân tích người Đức Ulrich Speck nhận định: "Lý do Đức không giao hàng trực tiếp cho Ukraine có lẽ là vì việc giao hàng cho Hy Lạp được coi là ít gây tổn hại hơn cho mối quan hệ với Nga".
Tuy nhiên, thông báo của Thủ tướng Đức đã gây ngạc nhiên cho phía Hy Lạp, vì trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis đã không đề cập về một thỏa thuận như vậy. Trước đó, ông Scholz đã hội đàm với người đồng cấp Hy Lạp Mitsotakis bên lề cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Brussels.
Khi được hỏi về cuộc gặp song phương với ông Scholz, Thủ tướng Mitsotakis chỉ nói rằng ông đã thông báo với người đồng cấp Đức về sự leo thang mới với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông Địa Trung Hải trong khi không đề cập đến phản ứng của người đồng cấp Đức.
"Chúng tôi coi việc người dân Hy Lạp biết tin này từ Thủ tướng Đức là điều bất ngờ, khi Thủ tướng Hy Lạp không đề cập đến vấn đề này trong cuộc phỏng vấn của chính mình", đảng Syriza đối lập cho biết trong một tuyên bố.
Phe đối lập cũng coi động thái này là "nguy hiểm" đối với lợi ích quốc gia của Hy Lạp vì đồng nghĩa với việc nước này sẽ "tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine" trong khi căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang gia tăng.
"Chính phủ của Thủ tướng Mitsotakis phải ngừng đưa ra các quyết định bí mật về các vấn đề quan trọng của quốc gia. Chúng tôi yêu cầu thông tin ngay lập tức về các loại vũ khí mà họ đã gửi và sẽ gửi tới Ukraine, như tất cả các chính phủ châu Âu đã làm, để thể hiện sự tôn trọng đối với công dân của mình", tuyên bố nhấn mạnh.
Căng thẳng Nga-Đức mới liên quan đến nguồn cung cấp khí đốt Đức cho rằng Nga đang sử dụng năng lượng làm "vũ khí" sau khi Moskva cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một đơn vị Gazprom bị Berlin tịch thu. Nga đáp lại rằng hành động của họ là phản ứng tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với việc Đức chiếm giữ các công ty con của Gazprom. Moskva cũng đã...