Bộ Quốc phòng điều robot tìm kiếm 9 thuyền viên mất tích trên biển
Bộ Quốc phòng đã điều robot lặn phục vụ công tác tìm kiếm 9 ngư dân mất tích trên vùng biển Hải Phòng.
Vụ trưởng Vụ ATGT ( Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thạch cho biết theo đề nghị của Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng đã chấp thuận và điều động robot lặn của lực lượng hải quân từ Vũng Tàu ra để phục vụ công tác tìm kiếm 9 ngư dân mất tích.
Dự kiến ngày 9/7, robot lặn sẽ có mặt tại hiện trường và tiếp cận tàu cá bị chìm để xác định các thuyền viên có mắc kẹt trên tàu hay không.
Cảnh tìm kiếm ngư dân mất tích.
Ông Thạch cũng thông tin thêm, ngay sau khi cơn bão số 2 đi qua, lực lượng cứu nạn đã trở lại hiện trường tiếp tục tìm kiếm thuyền viên mất tích.
Ngày 6/7, các thợ lặn từ Hải Phòng, Hà Tĩnh được thuê đều đã lặn xuống độ sâu 50 m nhưng chưa thể tiếp cận tàu cá vì theo số liệu đo đạc được, vị trí tàu cá bị chìm ở độ sâu trên 60 m.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cho biết lực lượng tìm kiếm tại hiện trường gồm các tàu: SAR 411, Pacific 01 tìm kiếm khu vực phía Nam đảo Bạch Long Vĩ, tàu SAR 273 tìm kiếm tại khu vực phía Tây Bạch Long Vĩ. Tàu HQ 926, HT 90133 TS cùng đội thợ lặn vẫn tích cực nghiên cứu, triển khai công tác lặn tìm kiếm khi thời tiết tốt lên.
Video đang HOT
Bộ GTVT đã liên tục có văn bản đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng Bộ Quốc phòng hỗ trợ các biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng thiết bị chuyên dùng can thiệp khẩn cấp điều khiển từ xa.
Thợ lặn vẫn chưa thể tiếp cận được tàu cá mất tích trên biển.
Đồng thời, Bộ GTVT đã gửi văn bản đề nghị Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao tiếp tục có công hàm đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc tạo thuận lợi, phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam để tìm kiếm.
Trước đó, khoảng 13h ngày 28/6, tàu Pacific 01 đã va chạm vào tàu cá NA 95899 TS (trên tàu có 19 thuyền viên) tại vị trí cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 34 hải lý về hướng Nam. 9 thuyền viên được cứu sống, 1 thi thể đã được tìm thấy, 9 thuyền viên còn lại vẫn mất tích.
Theo Vũ Điệp (Vietnamnet)
Vụ Đồng Tâm: Ông Lê Đình Kình nói về thông tin "nhận bồi dưỡng cả trăm triệu"
Ông Lê Đình Kình và con trai là anh Lê Đình Công (Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) đã lên tiếng về những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội cho rằng họ "thu" hàng trăm triệu đồng mỗi lần "hạch toán", trong đó, riêng khoản bồi dưỡng cho hai người lên đến cả trăm triệu đồng mỗi dịp.
Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin "Lộ diện nhóm Đồng Thuận chia nhau tiền bồi dưỡng nhờ khiếu kiện", liên quan đến người dân xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) trong đó phần lớn nhắc tới gia đình ông Lê Đình Kình.
Thông tin cho rằng, tổ Đồng Thuận từ năm 2015 đến đầu năm 2019 "thu" hàng trăm triệu mỗi lần "hạch toán". Trong đó, bố con "cụ Kình" nhận khoản bồi dưỡng lên đến cả trăm triệu đồng mỗi dịp.
Để tìm hiểu rõ sự việc, ngày 5/7, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Lê Đình Kình. Ông Lê Đình Kình khẳng định: Hoàn toàn không có sự việc như mạng xã hội đưa. Từ trước tới nay, tổ Đồng Thuận chưa bao giờ nhận khoản nào về ăn chia, bồi dưỡng.
"Đây hoàn toàn là những thông tin bịa đặt, vu khống 100%. Tôi xin khẳng định, cam kết là như thế. Nếu có khoản tiền bồi dưỡng như vậy, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật", ông Kình nói.
"Tiền đâu ra mà lắm thế. Chúng tôi chỉ đi vận động nhân dân lấy 50 triệu đồng để đưa cho luật sư làm hợp đồng pháp lý, đòi lại đất cho nhân dân xã Đồng Tâm nhận lại đất, lao động sản xuất", ông Kình nói thêm.
Theo ông Kình, thời gian gần đây, tổ Đồng Thuận cùng với nhân dân xã Đồng Tâm tiến hành hợp đồng với luật sư để hỗ trợ pháp lý mong các cấp chính quyền về trực tiếp đối thoại và khảo sát lại sân bay Miếu Môn.
Ông Lê Đình Kình. (Ảnh: Thành An)
"Vừa rồi chúng tôi có đi vận động nhân dân đóng góp tiền để đi làm hợp đồng pháp lý với luật sư, chứ thật sự không có những khoản gì khác. Nhưng đến giờ phút này chúng tôi chưa vận động đủ, mới được khoảng hơn 40 triệu đồng", ông nói.
Theo ông Lê Đình Kình, việc vận động này không hoàn toàn bắt buộc nhân dân phải đóng góp. "Chúng tôi cũng chỉ đến các hộ dân một lần, những nhà nào được vận động, không ủng hộ thì thôi. Có nhà 30 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng. Số tiền này được ghi danh sách và công khai không giấu giếm", ông Kình cho hay.
Với số tiền vận động trong dân, ông Kình thông tin, hiện nay đã dùng 50% để làm hợp đồng với luật sư. Việc này có giấy tờ biên nhận rõ ràng. Luật sư đang đề nghị cơ quan chức năng của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, TP. Hà Nội về đối thoại trực tiếp với nhân dân xã Đồng Tâm hoặc bất kể ở nơi nào đó và tiến hành trực tiếp chỉ rõ đâu là đất quốc phòng, đâu là đất của dân.
Trao đổi thêm với PV Dân Việt, ông Lê Đình Công (con trai ông Lê Đình Kình) cũng khẳng định: "Đây là việc vu khống, họ phôto nguyên chữ ký của cụ (Lê Đình Kình- PV), rồi tự điền danh sách để đưa lên mạng. Chúng tôi không làm chuyện đấy, nếu làm như vậy thì nhân dân Đồng Tâm làm sao chống được tham nhũng. Dân ở đây người ta hiểu hết".
Trước câu hỏi có hay không việc "tổ Đồng Thuận" nhận tiền của những "nhà hảo tâm", "con em Đồng Tâm" xa xứ ở nước ngoài để hỗ trợ, ông Lê Đình Công cho biết, có một vài người đã gọi điện cho ông đề nghị cho số tài khoản để họ ủng hộ nhưng ông không đồng ý.
"Không bao giờ! Chưa bao chúng tôi nhận. Chỉ có những người có tâm về ủng hộ trực tiếp như ông Quang, bà Thảo hỗ trợ người dân đi lại (1 triệu đồng) thì chúng tôi nhận, số tiền này dùng vào nhiều việc như đi lại, thuê xe đi lại... Còn riêng tiền gửi từ nước ngoài về thì chúng tôi không bao giờ nhận. Kể cả những người không quen biết, không ủng hộ người dân Đồng Tâm đấu tránh chống tham nhũng thì chúng tôi không bao giờ nhận", ông Công nói.
Nhắc lại sự việc ngày 15/4/2017, có ba ô tô chở đèn pin, mì tôm, thực phẩm khác và cả tiền đến ủng hộ người dân, người dân "không nhận, chỉ cảm ơn và mời người ta đi hết", ông Công khẳng định: "Chuyện này không bao giờ có. Nếu có thì nhân dân Đồng Tâm làm sao có thể tin tưởng, ủng hộ những người đứng lên đấu tranh chống tham nhũng".
Tiếp tục trả lời câu hỏi của PV "gia đình ông cho trình báo cơ quan chức năng, yêu cầu làm rõ các thông tin mạng xã hội đưa hay không?", con trai ông Lê Đình Kình cho rằng, về chuyện này gia đình cảm thấy bình thường vì thường xuyên bị vu khống. "Họ toàn dùng những tài khoản ảo, nặc danh đưa lên để đánh lừa dư luận nên rất khó để xác định là ai để tố cáo", ông Lê Đình Công nói.
Theo Danviet
Tăng tuổi nghỉ hưu: 'Phải phân biệt tuổi hưu và tuổi nghề' Bộ LĐ-TB&XH cho rằng cần xem xét việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với các ngành nghề đặc thù như giáo viên mầm non, giáo viên cấp I, diễn viên múa, giáo viên thể thao... "Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) khóa XIV vừa qua, Chính phủ đã xin rút, không bổ sung ngày nghỉ lễ 27-7. Vậy Bộ LĐ-TB&XH có...