Bộ Quốc phòng Anh tuyển dụng ‘chiến binh mạng’
Bộ Quốc phòng Anh ngày 29.9 tuyên bố thành lập một đơn vị ứng phó với các cuộc tấn công mạng và bắt đầu tuyển dụng các “ chiến binh mạng” làm việc cho đơn vị này từ đầu tháng 10.2013.
Bộ Quốc phòng Anh sẽ tuyển dụng “chiến binh mạng” vào đầu tháng 10.2013 – Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Philip Hammond, cho rằng đơn vị này không chỉ đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ mà còn có thể tiến hành những cuộc tấn công mạng nhằm ứng phó với nguy cơ tấn công mạng nhắm vào nước Anh, theo AFP.
Ông Hammond cho rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để những thiên tài máy tính dùng kỹ năng của họ phục vụ cho đất nước. Việc tuyển dụng các “chiến binh mạng” bắt đầu vào đầu tháng 10.2013.
Hồi tháng 1.2013, một hội đồng nghiên cứu quốc phòng Quốc hội Anh cảnh báo rằng quân đội Anh phụ thuộc nhiều vào công nghệ thông tin nên có nguy cơ bị tấn công mạng khá cao.
Video đang HOT
Ủy ban này cho rằng các cuộc tấn công mạng có thể làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc, radar, vệ tinh và các đơn vị tham chiến như máy hoặc tàu chiến.
Phúc Duy
Theo TNO
Quân đội Anh "dụ" dân chúng tham chiến ra sao?
Một báo cáo của quân đội Anh cho thấy những cách thức nước này thuyết phục người dân chấp thuận một cuộc chiến tranh ở nước ngoài.
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh vừa được giải mật đề nghị quân đội nước này sử dụng nhiều hơn lính đánh thuê, các phương tiện không người lái và lực lượng đặc nhiệm để thu hút sự ủng hộ nhiều hơn của dư luận đối với các cuộc chiến trong tương lai vì thiệt hại của những lực lượng này không thu hút sự chú ý của báo chí nhiều như tổn thất về sinh mạng của binh lính.
Trong một tài liệu lưu hành nội bộ bàn về cách thay đổi dư luận "ghét thương vong", Trung tâm Học thuyết, Khái niệm và Phát triển của Bộ Quốc phòng Anh (DCDC) cũng đề nghị giảm thiểu sự tham gia của người dân vào các lễ tưởng niệm binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh.
Một buổi lễ tưởng niệm tử sĩ Anh hồi hương
Báo cáo được viết vào tháng 11/2012 và vừa được tờ Guardian thu được theo Luật Tự do Thông tinnày bàn về cách xử lý dư luận về tổn thất chiến tranh của quân đội. Báo cáo này cũng đề nghị Bộ Quốc phòng phải thực hiện một chiến dịch thông tin liên tục "nhằm gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực lớn trong báo chí và dư luận".
Theo đó, để thực hiện một chiến dịch tác động để dư luận chấp thuận chiến tranh, Bộ Quốc phòng phải "giảm sự có mặt dân sự trong các lễ đưa liệt sĩ hồi hương" được tổ chức gần các căn cứ không quân sau khi quan tài của các binh sĩ tử nạn được đưa về nước.
Cô Deborah Allbutt, vợ của một người lính tử trận ở Iraq năm 2003 cho rằng đề xuất này là một nỗi nhục nhã bởi "những người lính đó đã chiến đấu và hi sinh thân mình, tại sao Bộ Quốc phòng phải giấu giếm?"
Báo cáo này cũng đề nghị Bộ Quốc phòng Anh thường xuyên đưa ra những lý do để tham chiến và thuyết phục dư luận rằng họ có trách nhiệm tham gia cuộc xung đột đó, từ đó người dân sẽ dễ dàng chấp nhận thiệt hại về nhân mạng như hậu quả tất yếu của hành động quân sự.
Binh lính Anh ở Afghanistan
Báo cáo đưa ra nhận định: "Dư luận ngày nay đã được thông tin tốt hơn và các đối thủ của chúng ta đã thuần thục hơn trong việc khai thác thông tin, thế nên việc thuyết phục người dân chấp nhận mạo hiểm quân sự đang trở nên ngày càng khó khăn nhưng cũng không kém phần quan trọng."
Và để giảm thiểu tâm lý "chán ghét chiến tranh" trong dân chúng, DCDC đề xuất sử dụng nhiều hơn các hệ thống tự động không người lái, các nhà thầu quân sự và các hình thức tấn công mạng để xoa dịu sự lo ngại về thiệt hại nhân mạng của người dân.
DCDC lập luận: "Cả báo chí và dư luận đều chưa phân biệt rõ ràng về các nhà thầu quân sự khi tham chiến, thế nên thiệt hại của các nhà thầu này dễ được chấp nhận hơn là thiệt hại của các binh sĩ."
Báo cáo này cũng cho rằng dư luận không mấy quan tâm đến những trường hợp thương vong của lực lượng đặc nhiệm bởi tính chất nguy hiểm trong các hoạt động của họ. Chẳng hạn như vụ 19 lính đặc nhiệm Anh thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay trực thăng hồi tháng 5/1982 trong chiến dịch Falkland "đã không gây ra bất cứ ý kiến nào lớn".
Theo RT
Bên trong tàu ngầm hơn 1,6 tỷ USD của hải quân Anh Artful là tàu ngầm mới nhất trong hạm đội 7 tàu ngầm mới hải quân hoàng gia Anh đang được cung cấp. Tàu ngầm lớp Astute, trị giá hơn 1,6 tỷ USD này có khả năng lặn sâu dưới lòng biển trong nhiều tháng. Tàu ngầm Artful của Anh. Theo Bộ Quốc phòng Anh, tàu ngầm Artful có hỏa lực mạng hơn, thiết...