Bỏ qua mọi thủ tục, bác sĩ cứu người thợ bị thủng tim trong gang tấc
Vừa nhìn thấy vết thương và trạng thái của bệnh nhân, vị bác sĩ đã quyết định bỏ qua các bước chụp phim, xét nghiệm, đẩy ngay vào phòng mổ, mở lồng ngực và tìm thấy vết thủng tim lớn.
Đến hôm nay 22-10, nam bệnh nhân N.V.H, sinh năm 1982, đã hồi phục rất tốt, đã có thể nói chuyện bình thường và vận động nhẹ nhàng dù chỉ mới 5 ngày sau ca đại phẫu cứu mạng trong gang tấc.
TS- BS Trương Nguyễn Hoài Linh, Khoa Ngoại lồng ngực – mạch máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), người đứng đầu ê kíp phẫu thuật, hồi tưởng: “Lúc đó là khoảng hơn 1 giờ sáng chủ nhật 18-10. Tôi đang trực đêm thì nhận được báo động từ phòng cấp cứu. Một nam bệnh nhân nhập viện với vết thương trên ngực, mạch, huyết áp không đo được. Bác sĩ cấp cứu nghi ngờ có chấn thương tim nên gọi lên khoa tôi”.
Ca mổ khẩn cấp cứu người thợ bị đâm thủng tim lúc 3 giờ sáng ngày 18-10 do một đồng nghiệp chụp lại – ẢNH DO BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT CUNG CẤP
Thời gian sau đó đích thực là một cuộc chạy đua. “Với kinh nghiệm xử trí các trường hợp vỡ tim, thủng tim, tôi nhìn vào vết thương của bệnh nhân ngay vùng tam giác tim, cộng với tình trạng lơ mơ, huyết áp, mạch… của bệnh nhân là chắc chắn anh ta bị thủng tim” – TS Hoài Linh chia sẻ. Quyết định bỏ qua các bước xét nghiệm, chụp phim, ông yêu cầu đưa ngay nạn nhân vào phòng mổ, mở ngực tìm vết thủng khẩn cấp. Tâm thất phải của bệnh nhân đúng là có lỗ thủng lớn tận 2 cm, máu tuôn ra liên tục. Tim bệnh nhân gần như ngưng đập, máu chảy rất nhiều khắp xoang màng tim.
Video đang HOT
“Lúc đó chỉ cần chậm vài phút hay đưa bệnh nhân đi chụp phim là bệnh nhân đã chết não. Trước mổ chỉ kịp lấy mẫu máu để kiểm tra nhóm máu và HIV. Tất nhiên bỏ qua mọi thủ tục thì bác sĩ chúng tôi phải đề phòng kỹ càng. Lao vào mổ xong thì mới có kết quả bệnh nhân dương tính với HIV nhưng do đã dự phòng trước nên không sao hết” – TS-BS Hoài Linh kể lại.
Quá trình mổ phải kết hợp tới 4-5 đường truyền máu. Tuy nhiên khi vết thương được khâu thành công, bệnh nhân cũng lập tức qua cơn nguy kịch. Ca phẫu thuật kết thúc lúc 3 giờ 45 phút sáng, sau đó bệnh nhân hồi phục rất nhanh, đến chiều cùng ngày đã tỉnh táo, được rút nội khí quản, sinh hiệu ổn định.
Sau khi hồi tỉnh, nam bệnh nhân kể với bác sĩ rằng mình ngồi trong quán thì bị đâm bằng một cây kéo lớn, đó cũng là lý do vết thương trên tim của anh rất nặng. Anh cho biết đang làm thợ hồ, có vợ và 1 đứa con nhỏ.
Bé trai 15 tháng tuổi ngừng tuần hoàn do đuối nước được cứu sống
Một bé trai 15 tháng tuổi bị đuối nước, ngừng tuần hoàn, nguy cơ tử vong rất cao đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cứu sống.
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa tiếp nhận bệnh nhân Lê Việt Đ. (15 tháng tuổi), ở xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), vào viện ngày 5/8 trong tình trạng rất nặng: Hôn mê sâu sau cấp cứu, ngừng tuần hoàn do đuối nước.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, đe dọa tử vong, biểu hiện hôn mê sâu, đồng tử giãn rộng...
Trước vào viện khoảng 1h, gia đình phát hiện bệnh nhi bị đuối nước ở ao gần nhà. Khi nạn nhân được vớt lên đã trong tình trạng hôn mê sâu, da tái lạnh, ngừng thở và ngừng tim, được sơ cứu tại chỗ và cấp cứu ngừng tuần hoàn tại Trạm y tế xã.
Sau đó, bệnh nhi được gia đình chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch, đe dọa tử vong, biểu hiện hôn mê sâu, đồng tử giãn rộng, phản xạ yếu với ánh sáng, thở yếu, tụt huyết áp, da tái lạnh. Bệnh nhân nhanh chóng được hỗ trợ hô hấp, thở máy, dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp.
Sau 30 phút cấp cứu, tình trạng bệnh nhân có cải thiện về huyết động, tuy nhiên còn hôn mê sâu. Nhận định đây là trường hợp rất nặng, nếu cứu sống được thì tổn thương não gây di chứng não là rất lớn. Bệnh nhân nhanh chóng được áp dụng phương pháp điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy, đây là một phương pháp hiện đại nhằm giảm tối đa các tổn thương não.
Sau thời gian tuân thủ ứng dụng phương pháp điều trị, toàn trạng bệnh nhân đã có nhiều cải thiện: Huyết áp ổn định, thân nhiệt duy trì đảm bảo, chức năng các cơ quan được cải thiện. Bệnh nhân được cai thở máy, ý thức tỉnh, tự thở oxy sau 4 ngày, tự bú sau 1 ngày cai thở máy. Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện với ý thức tỉnh táo hoàn toàn, không có di chứng.
Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện với ý thức tỉnh táo hoàn toàn, không có di chứng.
Theo bác sĩ Ngô Việt Hưng, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, đuối nước là cấp cứu thường gặp tại Thanh Hóa. Hàng năm bệnh viện tiếp nhận, cấp cứu và điều trị cho nhiều bệnh nhân đuối nước. Với các trường hợp nhẹ, phần lớn bệnh nhân được cứu chữa kịp thời và không có di chứng.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã có dấu hiệu hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở sau đuối nước khi vào viện, dù đã được khẩn trương cấp cứu và hồi sức tích cực nhưng vẫn tử vong, một số trường hợp khác có thể sống được nhưng tổn thương não quá lớn gây di chứng suốt đời ảnh hưởng đến tương lai bệnh nhân, gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy được ứng dụng như là một phương pháp hỗ trợ rất hiệu quả trên bệnh nhân đã có cấp cứu ngừng tim, giúp cải thiện tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ các di chứng do tổn thương não mang lại. Trong khi đó, yêu cầu của phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy rất chặt chẽ, thời gian chỉ định phải sớm nhất, và chỉ áp dụng được tại các đơn vị hồi sức chuyên sâu, đặc biệt là hồi sức Nhi khoa.
Vì vậy, BS Hưng khuyến cáo nên đào tạo, tập huấn cho những người tham gia cứu vớt bệnh nhân đuối nước biết cách sơ cứu ban đầu kịp thời, đúng cách. Khi tình trạng bệnh nhân ổn định hơn, cần khẩn trương vận chuyển an toàn đến các đơn vị hồi sức chuyên sâu, để được hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp hiện đại nhất, nhằm giảm tỷ lệ tử vong cũng như giảm các di chứng não, hạn chế gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi ăn củ dền Củ dền chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn củ dền. 1. Nước tiểu và phân có màu bất thường Tiêu thụ quá nhiều củ dền có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng...