Bỏ qua BMP-3F, Lục quân Việt Nam chọn giải pháp nâng cấp BMP-2?
Nếu “chốt” thương vụ 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS, rất có thể Lục quân Việt Nam sẽ phải nhường ưu tiên mua sắm xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới cho Hải quân đánh bộ.
Bỏ qua BMP-3F, Lục quân Việt Nam chọn giải pháp nâng cấp BMP-2?
Trong tiến trình đưa Lục quân tiến lên hiện đại, việc mua sắm vũ khí, khí tài có sức chiến đấu cao là tối quan trọng. Bên cạnh xe tăng chiến đấu chủ lực, để xây dựng một lực lượng mạnh toàn diện, chúng ta còn cần trang bị thêm các tổ hợp phòng không tầm thấp, lựu pháo tự hành tiên tiến hay xe chiến đấu bộ binh tối tân…
Tuy vậy ngân sách quốc phòng của Việt Nam chưa bao giờ dư dả, nếu quyết đầu tư cho thương vụ 200 xe tăng T-90MS (giá trị ước tính lên tới hàng tỷ USD), cùng 108 khẩu pháo tự hành CAESAR thì phải nói rằng đây là một nỗ lực cực lớn.
Mặc dù Lục quân đã được quan tâm nhiều hơn nhưng trọng điểm đầu tư dài hạn vẫn sẽ là Phòng không – Không quân và Hải quân, cho nên chắc chắn trong tương lai gần Lục quân Việt Nam chưa thể xây dựng hoàn chỉnh mọi thành phần của một quân chủng hiện đại.
Lục quân Việt Nam đang thực hiện những bước đi đầu tiên của tiến trình hiện đại hóa
Thời gian gần đây báo chí Nga cho biết thêm, Việt Nam đang quan tâm đến xe chiến đấu bộ binh BMP-3F cùng pháo tự hành diệt tăng 2S25 Sprut-SD. Đây là hai phương tiện lưỡng dụng, trang bị được cho cả Bộ binh lẫn Thủy quân Lục chiến, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam có thể dự đoán rằng chúng sẽ không vào biên chế Lục quân.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 150 xe chiến đấu bộ binh (IFV) BMP-1 cùng 150 chiếc BMP-2 trong giai đoạn giữa thập niên 1980.
Như vậy số lượng IFV của Việt Nam là khá lớn, trong đó BMP-2 vẫn được đánh giá thuộc hàng tiên tiến hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại.
Chính vì vậy, khi chính thức triển khai T-90MS thì nhiều khả năng BMP-2 sẽ được phá niêm mang ra khỏi kho lưu trữ để biên chế thêm cho các đơn vị cơ giới, cặp bài trùng T-90MS kết hợp với BMP-2 đã đủ tạo nên sức mạnh vượt trội cho Bộ binh Việt Nam trên chiến trường.
Video đang HOT
Trong khi đó, trang bị của Hải quân đánh bộ lại chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ khi lực lượng này chỉ có các chủng loại thiết giáp ra đời cách đây đã nửa thế kỷ. Chính vì thế sau khi dành ưu tiên mua xe tăng cho Lục quân thì gần như chắc chắn BMP-3F sẽ về với Hải quân.
BMP-3F sẽ là giải pháp thay thế cho cả PT-76B lẫn BTR-60PB của Hải quân đánh bộ
Khi đã bỏ qua BMP-3F, nếu muốn tăng cường khả năng phối hợp giữa BMP-2 với T-90MS, Việt Nam có thể nghiên cứu đánh giá gói nâng cấp do Tổ hợp KBP đề xuất với cấu hình bao gồm:
Lắp đặt kính ngắm BPK-2-42 tích hợp đèn laser, cài đặt kính xung laser TKN-AI dành cho trưởng xe và kính đa năng PVM tại vị trí lái xe, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép dẫn bắn tên lửa chống tăng Kornet trong điều kiện tầm nhìn kém cả ngày lẫn đêm, tăng cường thêm giáp phụ để nâng cao khả năng bảo vệ.
BMP-2 nâng cấp với 4 quả tên lửa chống tăng Kornet, súng phóng lựu tự động AGS-17 cùng thiết bị ngắm bắn hiện đại
Gói nâng cấp trên yêu cầu khách hàng phải chi ra khoảng 960.000 USD (có thể giảm bớt nếu làm với số lượng lớn), con số này rẻ hơn đáng kể đơn giá 3,5 triệu USD của BMP-3F trong khi sức mạnh hỏa lực không thua kém nhiều (đây là yếu tố không quá cần thiết nếu chiến đấu trong đội hình có T-90MS).
Căn cứ vào tình hình thực tế, nếu Lục quân Việt Nam phải nhường ưu tiên mua sắm xe chiến đấu bộ binh cho Hải quân đánh bộ thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến tiến trình hiện đại hóa của lực lượng này.
Giải pháp nâng cấp BMP-2 để phối hợp tác chiến cùng xe tăng T-90MS vẫn đảm bảo sức xuyên phá cực mạnh mà không nhiều quân đội trên thế giới đuổi kịp. Đây có lẽ là hướng đi tối ưu dành cho Lục quân Việt Nam trong tương lai gần.
Theo Soha News
Kinh ngạc hỏa lực xe thiết giáp BMP-3F Việt Nam muốn mua
BMP-3F sở hữu hệ thống hỏa lực được thế giới đánh giá là mạnh nhất trong phân loại xe chiến đấu bộ binh trên thế giới hiện nay.
TASS dẫn nguồn quan chức CNQP Nga cho hay, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới việc mua sắm dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3F - phiên bản dành cho tác chiến trên biển của BMP-3. Cơ bản, chúng giống nhau trong thiết kế, tuy nhiên BMP-3F được cải tiến một phần khung thân, bổ sung thêm "phụ kiện" để đảm bảo hoạt động trong điều kiện sóng biển cấp 3.
Đáng lưu ý, về mặt hỏa lực, BMP-3F được giữ nguyên hỏa lực của BMP-3 được đánh giá là mạnh nhất trong các dòng xe chiến đấu bộ binh (IFV) trên toàn thế giới hiện nay. Thực vậy, hiện nay không có IFV nào trên thế giới lại được trang bị một khẩu pháo tích hợp bắn tên lửa qua nòng, hay một khẩu pháo có cỡ nòng lớn lên tới 100mm. Đa phần IFV của Mỹ, châu Âu chủ yếu lắp cỡ nòng pháo 25-30mm.
Cụ thể, tháp pháo xe chiến đấu bộ binh BMP-3F trang bị một khẩu pháo 100mm 2A70 và một pháo tự động 30mm 2A72, một đại liên PKT 7,62mm cùng đồng trục với pháo chính.
Trong đó, 2A70 100mm là pháo rãnh xoắn sơ tốc thấp có khả năng bắn được nhiều loại đạn gồm cả tên lửa chống tăng qua nòng. Ảnh: Nòng pháo 2A70 100mm được trưng bày tại bảo tàng.
Bên trong tháp pháo được trang bị hệ thống nạp đạn tự động với "băng" 22 viên (số còn lại 18 viên nằm trong thân xe) cho phép khẩu pháo 2A70 100mm đạt tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút.
Khẩu 2A70 100mm đạt tầm bắn đến 7kg với đạn nổ phá mảnh 3OF32.
Về tên lửa chống tăng (ATGM), BMP-3F được trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng 9K-116-3 (tối đa mang 8 quả đạn dự trữ) tích hợp bắn qua nòng pháo chính 100mm, sử dụng hệ dẫn đường laser bán tự động, tầm bắn 100m tới 6km. Có tất cả ba kiểu đạn được phát triển cho 9K-116-3 trên BMP-3F gồm: đạn 3UBK10-3 trang bị đầu nổ kiểu tandem xuyên giáp thép đồng nhất 550mm sau ERA; đạn 3UBK10M-3 xuyên giáp 60mm sau ERA và đạn 3UBK23-3 xueyen giáp dày 750mm sau ERA.
Trong ảnh, bên trái khẩu 2A70 mạnh mẽ là khẩu pháo tự động 2A72 30mm đồng trục, có tốc độ bắn lên tới 350-400 phát/phút, cơ số đạn 500 viên (300 viên nổ phá HE và 200 viên xuyên giáp) - có thể dùng để tiêu diệt bộ binh, chống xe thiết giáp hạng nhẹ, bắn phá các công trình trú ẩn đối phương.
Khẩu 2A72 đạt tầm bắn tối đa 2km chống mục tiêu mặt đất và lên tới 4km với trực thăng bay thấp.
Khẩu đồng trục còn lại là đại liên PKT 7,62mm với cơ số đạn 2.000 viên.
PKT đạt tầm bắn hiệu quả 1.500m, tầm bắn tối đa 4.000m, tốc độ bắn khoảng 700-800 phát/phút, có thể bắn cả đạn xuyên giáp. Hỏa lực này dùng để bắn chế áp bộ binh của đối phương.
Đi kèm với hệ thống hỏa lực mạnh mẽ đương nhiên phải có hệ thoogns điều khiển hỏa lực tối tân, trên BMP-3F được trang bị máy tính đường đạn 1V539, cảm biến tốc độ gió, hệ thống ổn định 2E52-2, đo xa laser 1D16-3, đèn hồng ngoại và các hệ thống ngắm cho trưởng xe - pháo thủ...giúp cỗ xe có khả năng bắn khá chính xác trong cả điều kiện bơi trên mặt biển.
Theo Kiến Thức
Báo Nga: Hải quân đánh bộ Việt Nam thêm vũ khí mới? Hãng TASS dẫn nguồn tin từ quân sự Nga cho biết, Việt Nam có thể sẽ đặt mua xe chiến đấu BMP-3F nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân đánh bộ. Đồn đoán Nội dung bài viết được TASS đăng tải có đoạn: "Lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu xe bọc thép...