Bỏ phương án xây sân bay trực thăng tại trụ sở UBND TP HCM
Hai hạng mục sân bay trực thăng và đường hầm đã bị bỏ trong phương án thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình trong khu hành chính TP HCM.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM vừa công bố thông tin cho cuộc thi tuyển chọn phương án thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình khu trung tâm hành chính thành phố. Hiện chưa xác định tổng mức đầu tư của dự án.
“So với phương án thiết kế trước đây, hai hạng mục xây dựng sân bay và đường hầm bên trong trụ sở UBND thành phố đã bị loại bỏ”, Phó giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM Nguyễn Thành Toàn nói với VnExpresssáng 18/7 nhưng không cho biết nguyên nhân.
Khu trung tâm hành chính TP HCM được giới hạn bởi 4 trục đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Lý Tự Trọng và Đồng Khởi thuộc phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Ảnh: Google maps.
Cũng theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, về nguyên tắc chiều cao tối đa của các công trình trong khu hành chính là 30 m. Tuy nhiên, các đơn vị tư vấn vẫn có thể đề xuất chiều cao lớn hơn miễn sao hợp lý, không ảnh hưởng đến công trình bảo tồn là trụ sở UBND thành phố. Hiện có 14 đơn vị tư vấn thiết kế tham gia thi tuyển.
Video đang HOT
Các cơ quan sẽ được bố trí tại khu trung tâm hành chính sau khi xây dựng xong gồm Văn phòng UBND thành phố, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố, Sở Nội Vụ, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công thương, Ban đổi mới doanh nghiệp, Sở Tài nguyên – môi trường và Sở Giao thông Vận tải với tổng số cán bộ, công chức đang làm việc khoảng 1.400 người (tương lai là 1.700 người).
Trước đó, hồi tháng 8, UBND TP HCM đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế để tổ chức thi tuyển phương án “Quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500, và phương án thiết kế kiến trúc các công trình trong khu trung tâm hành chính thành phố”, trong phần yêu cầu về giao thông có ghi rõ “Nghiên cứu, đề xuất, bố trí sân bay dành cho máy bay trực thăng trong phạm vi khu vực trụ sở UBND TP HCM và có đường hầm an toàn tuyệt đối với đơn vị cần thiết”.
Theo quy hoạch, khu Trung tâm hành chính thành phố có diện tích khoảng 18.088 m2, tọa lạc tại vị trí trang trọng nhất của thành phố được giới hạn bởi các trục đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Lý Tự Trọng, Đồng Khởi. Trong khu vực này, tòa nhà trụ sở chính của UBND thành phố hiện nay ở sát đường Lê Thánh Tôn được bảo tồn, nghiên cứu bảo tồn mặt đứng của tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng (trụ sở Sở Công thương và Sở Thông tin và truyền thông hiện nay).
Trung Sơn
Theo VNE
Đường "dát vàng" ở Hà Nội: Dân nói cong, Chủ tịch quận nói thẳng?
"Không có chuyện bẻ cong hay nắn chỉnh tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng tại phường Bồ Đề, quận Long Biên"
Ông Đỗ Mạnh Hải chủ tịch UBND Quận Long Biên
Ông Đỗ Mạnh Hải - Chủ tịch UBND quận Long Biên đã khẳng định như vậy tại buổi giao ban báo chí thành ủy Hà Nội chiều 11/11.
"Chúng tôi khẳng định, đoạn tuyến mà người dân nói cong thì thực tế nó thẳng, bởi chúng tôi đã làm đúng với quy hoạch. Nếu có đoạn cong thì là do quy hoạch để đảm bảo yếu tố kỹ thuật", ông Hải nhấn mạnh.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí và người dân trong vùng, tuyến đường trên có dấu hiệu bất thường trong quy hoạch thiết kế, cụ thể là thiết kế đường thay vì chạy thẳng qua cánh đồng thì lại được vẽ cong, lượn qua khu dân cư một đoạn dài khoảng 200m, khiến hàng trăm nhà dân phải giải tỏa, di dời; số tiền đền bù GPMB đội lên tới 250 tỷ đồng, gây lãng phí nghiêm trọng.
Giải thích vấn đề này, ông Đỗ Mạnh Hải cho biết, quận Long Biên đã thực hiện dự án đúng theo quy hoạch, vị trí và hướng tuyến tuân thủ theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ được phê duyệt.
"Riêng đối với đoạn tuyến (dài khoảng 200m) qua khu vực có ý kiến nghị của các hộ dân có hướng tuyến thẳng, không hề bị bẻ cong như ý kiến của các hộ dân thuộc tổ 14, 15 phường Bồ Đề nêu, không bị nắn chỉnh trong quá trình thực hiện quy hoạch, dự án", ông Hải khẳng định.
Ông Hải cho biết, các đồ án quy hoạch đã được tổ chức lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch, sau khi được duyệt đã công khai công bố cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn biết. Tuy nhiên vẫn có người dân phản ánh chưa được lấy ý kiến là do tâm lý khi dự án chưa bắt đầu triển khai thì họ chưa quan tâm.
Qua công tác thống kê, ông Hải cho biết: Phần dự án chạy qua địa bàn phường Bồ Đề có liên quan đến 459 hộ và 2 cơ quan, trong số đó có 95 hộ nằm trong khoảng 200m của dự án mà một số người dân cho là bị "cố tình nắn cong". Tổng số tiền GPMB cho các hộ này là 53,2 tỷ đồng.
Trước câu hỏi, tại sao phương án quy hoạch không lựa chọn hướng tuyến chạy thẳng ra cánh đồng lại hướng vào khu dân cư, ông Hải cho rằng, nếu điều chỉnh thì sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố về kinh tế xã hội, và đặc biệt là an ninh quốc phòng.
Lý giải rõ hơn về điều này, ông Hải nói: Đây là tuyến liên khu vực và đoạn tuyến này được khống chế bởi các điểm kỹ thuật do Bộ Quốc phòng chỉ đạo để đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng, không thể đi khác được.
"Đây là khu vực mà hướng tuyến không thể thay đổi và là phương án tối ưu được thống nhất qua các đồ án quy hoạch", ông Hải nói.
Còn cụ thể, ảnh hưởng như thế nào về an ninh quân sự, quốc phòng, ông Hải khẳng định: Chúng tôi hoàn toàn làm theo ấn định, bản thân chúng tôi cũng không được hỏi và nếu phóng viên muốn biết cụ thể thì có thể gặp các cơ quan có chức năng. Thẩm quyền của quận không thế giải quyết được.
Theo NTD/Bizlive
Đại biểu Quốc hội: Cáp treo không đơn giản chỉ là làm hay không "Bản thân cáp treo không có tội. Điều này không chỉ đơn giản bàn chuyện có làm hay không mà phương án cụ thể như thế nào, thẩm định ra sao" - đại biểu Dương Trung Quốc nói. Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 7/11, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, cách đây hơn 10 năm, hệ thống cáp...