Bỏ phương án xây dựng sân bay trực thăng tại trụ sở UBND TP HCM
Hai hạng mục sân bay trực thăng và đường hầm đã bị bỏ trong phương án thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình trong khu hành chính TP HCM.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM vừa công bố thông tin cho cuộc thi tuyển chọn phương án thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình khu trung tâm hành chính thành phố. Hiện chưa xác định tổng mức đầu tư của dự án.
“So với phương án thiết kế trước đây, hai hạng mục xây dựng sân bay và đường hầm bên trong trụ sở UBND thành phố đã bị loại bỏ”, Phó giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM Nguyễn Thành Toàn nói với VnExpress sáng 18/7 nhưng không cho biết nguyên nhân.
Khu trung tâm hành chính TP HCM được giới hạn bởi 4 trục đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Lý Tự Trọng và Đồng Khởi thuộc phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.
Video đang HOT
Cũng theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, về nguyên tắc chiều cao tối đa của các công trình trong khu hành chính là 30 m. Tuy nhiên, các đơn vị tư vấn vẫn có thể đề xuất chiều cao lớn hơn miễn sao hợp lý, không ảnh hưởng đến công trình bảo tồn là trụ sở UBND thành phố. Hiện có 14 đơn vị tư vấn thiết kế tham gia thi tuyển.
Các cơ quan sẽ được bố trí tại khu trung tâm hành chính sau khi xây dựng xong gồm Văn phòng UBND thành phố, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố, Sở Nội Vụ, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công thương, Ban đổi mới doanh nghiệp, Sở Tài nguyên – môi trường và Sở Giao thông Vận tải với tổng số cán bộ, công chức đang làm việc khoảng 1.400 người (tương lai là 1.700 người).
Trước đó, hồi tháng 8, UBND TP HCM đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế để tổ chức thi tuyển phương án “Quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500, và phương án thiết kế kiến trúc các công trình trong khu trung tâm hành chính thành phố”, trong phần yêu cầu về giao thông có ghi rõ “Nghiên cứu, đề xuất, bố trí sân bay dành cho máy bay trực thăng trong phạm vi khu vực trụ sở UBND TP HCM và có đường hầm an toàn tuyệt đối với đơn vị cần thiết”.
Theo quy hoạch, khu Trung tâm hành chính thành phố có diện tích khoảng 18.088 m2, tọa lạc tại vị trí trang trọng nhất của thành phố được giới hạn bởi các trục đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Lý Tự Trọng, Đồng Khởi. Trong khu vực này, tòa nhà trụ sở chính của UBND thành phố hiện nay ở sát đường Lê Thánh Tôn được bảo tồn, nghiên cứu bảo tồn mặt đứng của tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng (trụ sở Sở Công thương và Sở Thông tin và truyền thông hiện nay).
Theo VnExpress
Nhiều hộ dân trả lại nhà tái định cư cho chính quyền
"Xã đã tuyên truyền cho dân rồi, thậm chí mời đến UBND xã để làm việc với dân nhưng họ nói dứt khoát là họ trả lại nhà cho xã".
Để bố trí, sắp xếp ổn định dân cư khu vực biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng 2 khu tái định cư cho đồng bào dân tộc huyện miền núi Đakrông. Tuy nhiên, do các khu tái định cư (TĐC) không đáp ứng cuộc sống của bà con nên nhiều người đành quay về nơi ở cũ.
Một góc khu TĐC Pi Rao
Năm 2012, sau khi huyện bàn giao Khu tái định cư Pi Rao, gia đình bà Hồ Thị Hơn, ở thôn A Roang, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị dọn về nơi ở mới. Sau 2 năm đối mặt với khó khăn, thiếu thốn trăm bề, bà Hơn dự định quay về lại nơi ở cũ để làm ăn. "Một số hộ dân đã chuyển về chỗ cũ vì ở đây thiếu thốn nước nên họ không ở lại. Với lại mỗi lần về sinh hoạt thôn ở bên nhà quá xa, về chỗ cũ tiện hơn".
Dự án định canh định cư thôn Pi Rao xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị được đầu tư hơn 9 tỷ đồng, nhằm ổn định cuộc sống cho 70 hộ đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, không có nước sinh hoạt, trường học thì không có học sinh, từ khi đưa vào sử dụng đến nay, chỉ có 42 hộ " bám trụ" tại đây, 28 hộ bỏ về nơi ở cũ. Trong khi đó, khu TĐC Ka Lu-Chân Rò, xã Đakrông, huyện Đakrông quy hoạch cho 70 hộ dân đến ở, nhưng hiện nay chỉ mới xây dựng 30 ngôi nhà.
Ông Hồ Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Đakrông cho biết, do không nắm bắt được nhu cầu thực tế của bà con nên nhiều người không đồng tình với mô hình nhà ở, đất sản xuất tại khu tái định cư này. Chính vì vậy mà địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi đất: "Thực hiện Dự án Khu tái định cư, bất cập là chưa khảo sát đất đai. Sau khi đã xây dựng nhà đó rồi nhưng hiện nay dân không có đất sản xuất, cho nên dân không thể vào ở được. Nhu cầu của dân là trả lại nhà cho xã để xã tuyển chọn người khác. Xã đã tuyên truyền cho dân rồi, thậm chí mời đến UBND xã để làm việc với dân nhưng họ nói dứt khoát là họ trả lại nhà cho xã".
Bà Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, trước mắt, huyện đầu tư xây dựng mô hình giếng đào trị giá khoảng 300 triệu đồng/giếng để cung cấp nước sạch cho bà con. Về lâu dài sẽ hoàn thiện dần cơ sở vật chất để vận động bà con đến ở, tránh lãng phí vốn đầu tư.
"Hiện nay ở A Ngo bà con đã đến ở rồi, chúng tôi cũng đã làm thủ tục để Sở Nội vụ thẩm định để trình lên cho tỉnh thành lập 1 đơn vị mới, còn đối với Đakrông chúng tôi đã cho rà soát tất cả đất sản xuất ở đó để tiến hành họp hộ gia đình để thống nhất lại, chia đất sản xuất cho bà con để bà con ổn định", bà Cúc cho biết./.
CTV Bá Thuần
Theo_VOV
Bổ nhiệm chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở cho ứng viên trúng tuyển Ngày 20/9, Ban thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh đã công bố và trao các quyết định bổ nhiệm cho các ứng viên trúng tuyển vào chức vụ Giám đốc sở Thông tin và truyền thông và Phó Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, nhà báo Mai Vũ Tuấn, Phó giám đốc Đài PTTH Quảng Ninh...