Bỏ phố về rừng làm farmstay, homestay tiền tỷ của giới nhà giàu Hà Nội
Bỏ phố về rừng làm farmstay đã trở thành một trào lưu, một xu hướng trong xã hội. Nhưng thực tế trào lưu đó không dành cho người đang chật vật mưu sinh định cư ở Hà Nội.
Trào lưu đó chỉ dành cho những người có tiền tỷ, có ô tô và thu nhập lên tới trăm triệu đồng/1 tháng.
Áp lực khói bụi thành thị, những deadline dầy đặc trong công việc cộng hưởng cùng tác động của dịch bệnh và chính sách giãn cách, làn sóng bỏ phố về rừng ngày càng gia tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây. Mua một mảnh đất lớn ở ngoại ô, làm căn nhà nhỏ để nghỉ dưỡng cuối tuần xưa nay vốn chỉ được ví như thú vui của giới nhà giàu hay những người đã bước tới độ tuổi nghỉ hưu, muốn tận hưởng cuộc sống an nhàn. Thì nay, rất nhiều gia đình trẻ, ngay cả những người độc thân cũng “chuộng” xu hướng bỏ phố về rừng.
Với họ, đó là cách để cân bằng lại cuộc sống, tìm lại ý nghĩa của cuộc sống khi được trải mình vào thiên nhiên, buông bỏ sự xô bồ của phố thị. Thế nhưng, dù làn sóng bỏ phố về rừng đang ngày càng trẻ hóa và thu hút đông đảo nhiều người dân thành thị gia nhập thì thực tế không thể phủ nhận: “Phải có tiền mới thực hiện hóa được giấc mơ này”.
Hai năm trước, khi mới chỉ 27 tuổi, chị Nguyễn Ngọc Anh (Hà Nội) cùng chồng đã dựng một farmstay tại Quốc Oai (Hà Nội). Trải nghiệm cuộc sống ở núi rừng, đến hiện tại, chị khẳng định, đam mê và yêu thích thôi thì chưa đủ. Muốn bỏ phố về rừng thì buộc phải có tiền. Chị Ngọc Anh cho biết, tổng chi phí mua đất, xây nhà, trồng cây và di chuyển đi lại cho quãng đường từ trung tâm Hà Nội về Quốc Oai cộng với khoản chi phí ăn uống, tụ tập bạn bè trong vòng 2 năm qua lên tới 5 tỷ đồng.
(Ảnh minh hoạ)
Chị Ngọc Anh cho rằng: “Nếu muốn bỏ phố về quê thì có thể không cần một khoản tiền lớn ngay lập tức nhưng muốn thực hiện được kế hoạch về rừng làm farmstay thì không có 1-2 tỷ tiền mặt không thể làm được.
Chị Ngọc Anh đưa ra một bài toán chi phí cụ thể cho một kế hoạch làm farmstay. “Đầu tiên là phải mua đất. Đất ở khu vực như ngoại ô Hà Nội hay các tỉnh như Hòa Bình, Yên Bái dù rẻ nhưng người ta chủ yếu bán hàng trăm m2. Giá rẻ nhất là những mảnh đất 400-600m2 ở vùng sâu tại Hòa Bình có mức giá từ 400-500 triệu đồng. Còn ở các khu vực như Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn (Hà Nội), muốn bỏ phố về rừng phải xác định có trong tay tầm 1 tỷ đồng mới mua được đất.
Thứ hai là chi phí xây nhà, trồng cây ăn quả, rau, nuôi con vật. Không ai có thể ở farmstay để nghỉ dưỡng mà thiếu đi trang thiết bị sinh hoạt cơ bản nhất. Một căn nhà nhỏ với tiện ích đầy đủ cơ bản cũng rơi vào từ 200-300 triệu đồng. Chi phí trồng cây ăn quả, làm vườn cũng mất đến 100 triệu đồng.
Video đang HOT
Thứ ba là chi phí di chuyển đi lại từ Hà Nội về farmstay. Nếu đi xe bus hay xe máy thì bạn có thể tiết kiệm chi phí. Nhưng với gia đình từ 3-5 thành viên thì tâm lý đi nghỉ dưỡng sẽ thuê taxi. Chi phí taxi mỗi lần đi lại cũng mất 1 triệu. Còn xác định để nghỉ dưỡng thường xuyên, bạn lại phải có ô tô. Một chiếc ô tô rẻ nhất để đi lại ổn định cũng phải 200 triệu đồng, chưa kể chi phí nuôi ô tô hàng tháng. Chỉ tính sơ sơ như vậy để biết rằng, để có farmstay, bạn buộc phải có ít nhất tiền tỷ”.
Chung quan điểm đó, chị Trần Minh (Hà Nội) cũng cho rằng: “Ở cơ quan tôi, nhiều anh chị bỏ phố về rừng mua đất làm farmstay đều thuộc nhóm những người giàu nhất, nhì cơ quan. Họ đa phần phải có ít nhất 1-2 cái nhà Hà Nội, có ô tô, có thu nhập 40-100 triệu hàng tháng. Họ còn có khoản tiết kiệm tiền tỷ”.
Cũng theo chị Minh, đối với người trẻ mới ra trường hay một đôi vợ chồng trẻ mới lập gia đình từ quê lên Hà Nội, để mua một căn nhà định cư đã không phải dễ dàng, chưa kể là chi phí duy trì cuộc sống. Thế nên, với nhóm trẻ tuổi còn chưa mua nổi nhà Hà Nội hoặc đang chật vật trả lãi vay hàng tháng cho căn nhà đầu tiên, thực sự để mua đất làm farmstay mới chỉ xuất hiện trong giấc mơ và sự ao ước. Thực tế, khi đủ ăn, đủ tiêu người ta mới nghĩ tới nghỉ dưỡng nhiều.
Liên quan đến trào lưu bỏ việc thành thị về rừng là farmstay sống an yên, chị Minh thắng thắng nói, đa phần những người bỏ phố về rừng làm farmstay chủ yếu là nghỉ dưỡng. Thế nên, họ lựa chọn công việc tự do về thời gian nhưng vẫn đáp ứng nguồn thu nhập tốt. Hoặc họ vẫn buộc duy trì công việc hiện có mới đảm bảo được khoản tiền chi phí hàng tháng, tất nhiên là trừ trường hợp đã quá nhiều tiền thì họ xác định chỉ nghỉ dưỡng.
“Tôi không tin vào câu chuyện, lương vài chục, nhưng chấp nhận nghỉ việc về rừng chỉ để sống hòa mình vào thiên nhiên. Để làm trang trại kiếm được tiền nhờ hoa trái không hề dễ dàng vì ngay cả nông dân chuyên chính cũng còn vất vả, nhất là thời điểm dịch bệnh như hiện tại. Nhưng nếu họ xác định bỏ việc để về rừng xây homestay kinh doanh thì đó lại là một định hướng công việc, kiếm tiền khác”, chị Minh cho hay.
Cô nàng 9X bỏ đại học, mời du khách về làm nông ở Đà Lạt
Tới Đà Lạt du lịch, nghỉ dưỡng du khách còn có cơ hội trải nghiệm làm nông dân thực thụ tại khu vườn đầy hoa trái của cô nàng 9X Thảo Nguyên ngay trung tâm thành phố.
Đón người lạ về làm vườn
Tại Đà Lạt, bên cạnh mô hình homestay mọc lên như nấm thì trào lưu mở nông trại hay farmstay được nhiều người trẻ thực hiện. Cô nàng 9X Thảo Nguyên là một trong số đó. Hiện cô sở hữu mảnh vườn rộng hơn 7.000 m2 toạ lạc ở An Bình, Phường 3, TP. Đà Lạt.
Năm 2015, lúc đang là sinh viên đại học, Thảo Nguyên quyết định nghỉ giữa chừng và về Đà Lạt làm vườn, dù gia đình cực lực phản đối.
Sau một thời gian, ba mẹ Nguyên dần chấp nhận chuyện con gái nghỉ học. Vốn có ước mơ sở hữu một nông trại từ lâu, nên Thảo Nguyên đã cùng với ba mẹ trồng thêm các loại rau, hoa màu và cây cảnh trên khu vườn nhà rộng thênh thang, còn có con suối ở giữa.
Ban đầu, Nguyên thiết kế lại khu vườn nhà và có ý định mời người lạ về làm vườn chung. "Đất thì rộng mà chỉ có ba và tôi làm là chính, vào mùa thu hoạch làm không xuể, tôi lại muốn kết giao thêm nhiều bạn mới nên mới nảy ra ý định mời "người lạ" về làm cùng", Nguyên chia sẻ. Tuy nhiên, cô đã gặp phải sự phản đối từ ba mình.
"Ba tôi nói, bạn đến chơi thì con đưa bạn đi du lịch Đà Lạt cho biết. Đưa bạn về làm vườn có khác nào... bóc lột sức lao động của người ta". Mãi tới năm 2020, ông Lạc - ba của Thảo Nguyên mới hiểu rõ ý định của con gái và đồng ý cho Nguyên tiếp đón du khách về vườn nhà.
Thảo Nguyên (phải) cùng du khách làm vườn, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây cối.
Mỗi ngày các vị khách sẽ cùng cô chủ nhỏ làm vườn trong 4 tiếng, hai tiếng buổi sáng và hai tiếng buổi chiều. Công việc làm vườn sẽ là gieo hạt, trồng hoa, trồng rau, tưới nước...
Thời gian còn lại, chủ và khách sẽ cùng nhau nấu ăn, nghỉ dưỡng hoặc dạo quanh Đà Lạt. Thảo Nguyên sẽ sắp xếp chỗ nghỉ ngơi, ăn uống trong thời gian khách ở lại tại vườn. Nếu muốn lê la hàng quán, ăn các món đặc sản ở Đà Lạt thì Nguyên sẵn sàng "chiều tới bến". Khách tới làm vườn, thường Nguyên sẽ thu phí là 200.000 đồng/tuần. Tuy nhiên, cô chủ vườn dễ tính, nếu ai "hợp cạ" lưu trú cả tháng, Nguyên sẵn sàng "free" ăn uống và nghỉ ngơi.
Chị Phạm Mỹ Lý (Hà Nội) từng có cơ hội trải nghiệm làm nông tại vườn nhà Thảo Nguyên chia sẻ: "Những ngày làm vườn cùng Thảo Nguyên, tôi thấy rất vui, thoải mái và ý nghĩa. Buổi sáng, tôi ra vườn hái rau, nhổ cỏ. Buổi chiều xong việc sớm, tôi chạy xe đi vòng quanh Đà Lạt".
Kế hoạch còn dang dở vì dịch bệnh
Từ năm 2020 tới nay, khu vườn của Thảo Nguyễn đã đón nhiều lượt du khách. Khách của Nguyên không chỉ là những người trẻ đi du lịch, có khi là những em nhỏ của lớp mẫu giáo gần nhà.
"Các em nhỏ tới đây sẽ đi cùng 2 cô giáo, các bạn sẽ được học và tự tay trồng cây, cắt trái cây, chiên bánh... Tuy nhỏ, nhưng các bé thích nghi rất nhanh, mang lại tiếng cười cho ngôi nhà của tôi", Thảo Nguyên cho biết.
Ý định ban đầu đơn thuần chỉ là mời người lạ, những người yêu cây, yêu hoa về nhà ở lại, cùng làm vườn và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây cối. Tuy phải thay đổi khá nhiều thói quen nhưng Thảo Nguyên vẫn tìm thấy niềm vui trong khu vườn rộng lớn của mình.
Vườn hoa trái tươi tốt của Thảo Nguyên
Thời gian gần đây, cô quyết định tu sửa lại ngôi nhà để biến nơi đây thành một farmstay thực sự. Là nơi để du khách mọi miền, những người yêu thiên nhiên cùng nghỉ dưỡng và trải nghiệm cuộc sống nông dân bình dị. Tự trồng, tự thu hoạch và chế biến những món ăn từ các loại rau củ mà mình gieo trồng.
Tuy nhiên, mọi kế hoạch của Thảo Nguyên phải tạm thời dừng lại do dịch Covid-19. Nguyên trải lòng: "Thời gian này tôi dừng mọi hoạt động đón tiếp khách lạ, một phần do dịch bệnh, một phần do quá trình sơn sửa phòng ốc chưa xong. Chờ qua dịch tôi mới tiếp tục đón nhận những ai thật sự yêu cây, yêu thiên nhiên về làm vườn cùng mình".
Về với "Trung tâm du lịch xanh" Sóc Sơn " Trung tâm du lịch xanh" - Một tên gọi mỹ miều mà những người dân và các ông bà chủ khu nghỉ dưỡng nơi đây đặt tên cho mảnh đất xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Bởi lẽ trong 1 năm trở lại đây, xã Minh Phú cũng như các xã lân cận đã xuất hiện rất nhiều khu du...