Bỏ phố về quê, vợ chồng Hà Nội xây nhà 5 gian, tìm bình yên cách Tháp Rùa 16km
Bỏ lại phố phường náo nhiệt, vợ chồng chị Diễm quyết “xa Tháp Rùa” 16km về ở nhà ngói 5 gian ven ngoại thành Hà Nội để kè lại ao, đắp đất vườn.
Nhìn ngắm căn nhà ngói 5 gian đã được sửa sang mới mẻ cùng khu vườn dịu mát bởi cây cối và ao xanh, chắc hẳn nhiều người cũng mơ ước được có không gian sống giống như hai vợ chồng chị Ngọc Diễm (Gia Lâm, Hà Nội).
Đi tìm bình yên nơi cách Tháp Rùa 16km
Theo lời chị Ngọc Diễm, ngày mới cưới hai vợ chồng chị ở một căn nhà trong ngõ nhỏ trên phố Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội). Sinh hoạt ở nơi đây được 3 năm đến năm 2001 anh xã của chị khi đó tích cóp được một chút ít vốn liếng, hai vợ chồng bàn tính tới chuyện mua đất dựng nhà mới.
chị Ngọc Diễm đã cùng chồng đưa ra quyết định “Bỏ phố lên rừng”.
Bàn lui bàn tới cuối cùng anh chị nhận ra một căn nhà khoảng 60m ở trong ngõ giữa trung tâm tương đương với 800m ở khu vực huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thời điểm đó. Nghĩ là làm, chị Diễm cùng chồng quyết định mua đất dựng nhà xa rộng còn hơn là mua gần nhưng diện tích nhỏ, chật hẹp.
Chứng kiến quyết định liều lĩnh của chị, không ít người nói chị: “ Sao bỏ phố lên rừng?”. Gạt bỏ ngoài tai tất cả những lời ngăn cản, góp ý từ bạn bè xung quanh, hai vợ chồng chị vẫn mạnh dạn đầu tư mảnh đất và căn nhà ven ngoại ô thành phố.
Khoảng sân yên bình của gia đình chị Ngọc Diễm.
Chị kể: “Hồi mới về, khu đất đó hoang vắng lắm, tối mình còn chả dám ra đường, gọi là làng xóm thì đúng hơn, tối om chả có đèn đóm gì, ếch nhái kêu cứ gọi là điếng tai luôn. Vài tháng đầu thay đổi nơi sống thì thấy thích thú, về sau mình bắt đầu thấy buồn, chán rồi khóc đòi về nhà ở trung tâm Hà Nội”.
Và rồi thời gian cũng trôi qua, ngày qua ngày chị bận bịu chăm hai đứa con nhỏ nên không có nhiều thời gian để buồn vu vơ hay khắc khoải hoài niệm về phố phường ồn ã kia nữa. Mãi rồi chị cũng quen với không gian ngoại ô.
Video đang HOT
Theo chị, miếng đất gia đình chị đang ở lúc ban đầu không hề có danh giới, cổng cũng không có song vì nhìn thấy rộng, có ao có vườn trông hay hay. Chị quyết định giữ nguyên nền nhà 5 gian, làm lại mái gỗ, lợp lại ngói, kè lại ao, đắp đất vườn, trồng hàng cau, xây bể nước mưa.
Căn nhà được gia đình chị cải tạo, vun đắp nhiều năm nay.
Không gian sinh hoạt xa thành phố nhưng bù lại vẫn đầy đủ tiện nghi giải trí.
Nhưng vườn nhà thì rộng, nhà thì chật, 2 đứa trẻ lớn dần, nhu cầu sinh hoạt phát sinh, và thế là chị lại bắt tay vào công cuộc cải tạo, “Tụi nó hơi giống mẹ thích nhà hiện đại hơn kiểu nhà lối cũ, mình tiếp tục xây thêm phòng ăn thông phòng bếp nhưng nhất định phải hướng ra sân, vì yêu thiên nhiên mà. Thêm 1 phòng sinh hoạt chung của cả gia đình. Nơi yêu thích nhất của cả nhà là cái sân, cái hiên và mình có sân, có vườn rồi mình bắt đầu thích trồng hoa, trồng cây, tập làm nông dân, dần dần mình thấy yêu căn nhà đó từ lúc nào không hay” - mẹ Hà Nội tâm sự.
20 năm vun trồng cho quả ngọt vạn người mê
Nhắc nhớ lại thời điểm năm 2001 khi hai vợ chồng lang thang vào làng tìm mua đất, chị chia sẻ, vì là người đầu tiên vào làng tìm mua đất, chủ cũ lên giá mấy lần, ông xã chị thì quá “kết” vì miếng đất 800m vuông vắn lại nở hậu nên quyết mua bằng được.
Có được miếng đất trong tay, anh chỉ giữ nền nhà còn làm mới lại hết, hồi đó anh 29 tuổi nhưng lại thích nhà kiểu lối cổ vì anh cũng thích sưu tầm lọ, bình cổ. Làm giằng kèo gỗ lợp lại mái ngói tốn hơn làm nhà trần, đào lại ao, cho thợ kè đá và định hình 1 bên ao, 1 bên vườn ở giữa là nhà ngói 5 gian.
Mất khoảng 1 năm để vừa làm nhà và xây tường bao, tiền làm nhà đắt ngang bằng tiền mua đất. Nhà xây xong cũng là lúc bé đầu lòng của anh chị tròn 3 tháng tuổi. Căn nhà trong con ngõ nhỏ ở trung tâm thành phố chị dành để cho thuê, cả gia đình chị kéo nhau về quê ở.
Căn nhà trong con ngõ nhỏ ở trung tâm thành phố chị dành để cho thuê, cả gia đình chị kéo nhau về quê ở.
“Đang ở nhà nhỏ giờ chuyển nhà to cũng thấy sướng chân. Lúc này dân làng vẫn quê chân chất, họ chủ yếu sống bằng nghề bán cây cảnh, chợ cóc thì cách nhà gần 1km, chợ to thì cách 2km, làng quê yên tĩnh, đường đi vẫn còn đường đất và nhỏ, dân làng hiền lành. Mình thì ở nhà chăm con, anh xã đi làm ngoài nên chủ động thời gian, việc đi lại vào trung tâm cũng không bị gò bó, đi xe máy 15km mất khoảng 40 phút là lại ra tới chốn phố thị ngay” - chị Diễm vui vẻ cho biết.
Sở hữu địa thế gần khu sản xuất nông nghiệp, mà cụ thể là gần một trường Đại học lớn nhất miền bắc về Nông nghiệp nên chị Diễm cùng ông xã thường tìm tới trường Đại học Nông nghiệp mua cây cau trồng 2 bên lối đi, trồng vườn bưởi diễn, cây ổi, mít, na, hồng bì và 1 số cây cảnh khác. Nhờ tái tạo lại sự sống cho đất mà khu vườn của chị sau nhiều năm đã mang lại những trái cây thơm vị tự nhiên.
Chăm chỉ trồng cây, tỉa lá song chị Diễm không quên tạo không gian thư giãn cho gia đình. Giữa khoảng sân rộng thoáng chính là nơi mỗi sáng chị thả mình rèn luyện cơ thể tăng cường sức khỏe với bộ môn yoga. Chiều hoặc tối đến đó cũng là nơi để cả gia đình kê bộ bàn ghế quay quần bên tách trà, kể cho nhau nghe những câu chuyện của một ngày dài lao động mệt nhọc.
Cây trong vườn được vợ chồng chị chọn mua kĩ lưỡng.
Sau gần 20 năm căn nhà bây giờ là nơi chị ở mãi không muốn rời.
Bên trong nhà tạo cảm giác hoài cổ của những căn nhà Bắc Bộ xưa.
Sau gần 2 thập kỷ chuyển về sinh sống ở ngoại ô thành phố, vườn cây của gia đình chị tươi tốt đầy sức sống, chim véo von hót… mọi người đến chơi đều cảm nhận được sự thanh tĩnh, nhẹ nhõm. Bản thân chị cùng gia đình đi đâu cũng chỉ muốn mau chóng trở về, vào mỗi buổi sáng cả nhà pha ấm trà, ngồi trước hiên ngắm hoa hồng, “nghe” hương bưởi phảng phất,… thiên đường phải chăng cũng chỉ yên bình tới như thế?
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Mỗi góc phố Hà Nội đều thành điểm check in tuyệt đẹp với khúc giao mùa
Ban tím mỏng manh, sưa trắng muốt, lộc vừng vàng rộm bên những gốc bàng già lá đỏ... khiến phố Hà Nội đẹp lung linh trong khúc giao mùa tháng 3.
Cơn mưa vừa qua, những bông ban tím mỏng manh càng đẹp đến nao lòng. Nhiều người tranh thủ ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp này tại đường Bắc Sơn.
Yêu kiều nép dưới ô trên phố hoa ban đẹp nhất Hà Nội. Ảnh: Trương Văn Vị
Dãy ban tím dọc đường vườn hồng, Bắc Sơn từ lâu đã là điểm check in ưa thích của giới trẻ mỗi độ xuân về
Giao mùa, lá vàng nhuộm phố ướt mưa thành một bức tranh tuyệt đẹp ở gần vườn hoa Hàng Đậu. Ảnh: Trương Văn Vị
Tháp nước Hàng Đậu rực lên sắc đỏ vàng của lá tháng ba. Ảnh: Trương Văn Vị
Những cây bàng lá đỏ khiến du khách chẳng muốn rời đi. Ảnh: Trương Văn Vị
Du khách đổ về Hồ Gươm chụp ảnh mỗi khi lộc vừng đỏ rực đầu tháng ba.Ảnh: Trương Văn Vị
Một nhánh chồi non còn đọng nước mưa trước Tháp Rùa. Ảnh: Trương Văn Vị
Hoa sưa trắng vẫn chưa chịu tàn dù mưa rào bất ngờ liên tiếp xuất hiện sớm. Ảnh: Trương Văn Vị
Cả một trời thương nhớ với sắc trắng hoa sưa. Ảnh: Lê Đình Hưng
Một góc nhìn rất lạ khiến những cây hoa sưa trên phố gần Lăng Bác như một bức tranh. Ảnh: Lê Đình Hưng
Trương Văn Vị - Lê Đình Hưng
Theo baogiaothong.vn
Mùa dịch Covid-19: Khách sạn phố Trần Duy Hưng treo biển 'không chào đón khách Vĩnh Phúc', dân tình phẫn nộ kêu gọi tẩy chay 'Nhà nước còn đón người dân từ Vũ Hán (Trung Quốc) về, vậy mà ngay trong đất nước mình lại có sự kỳ thị như vậy. Chung một nước mà kỳ thị nhau thế thì nói gì đến việc chung tay phòng chống dịch bệnh', tài khoản M.G bình luận. Mới đây, hình ảnh chụp lại tấm biển không đón khách từ Vĩnh...