Bỏ phố về quê, cô gái 25 tuổi thực hiện ước mơ nơi núi rừng Tây Nguyên
Sau một lần về nhà người bạn ở vùng rừng núi Tây Nguyên, Thu Hiền đã tìm thấy được ở đây điều mà mình luôn mong muốn. Cô quyết định sẽ ở lại và lập nghiệp.
Sinh ra là con nhà nông, gia đình lại nghèo khó nên để phụ giúp gia đình, Phạm Thị Thu Hiền (25 tuổi, sinh ra và lớn lên ở huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) đã phải nghỉ học từ sớm. Năm 2014, cô lần đầu từ quê vào Sài Gòn lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Khi ấy, cô đi làm thợ may cho một công ty may gia đình, được khoảng gần 2 năm, Hiền trở về quê vì công việc không phù hợp.
Khi về Kon Tum, cô quyết định đi học nghề nhưng rồi lại dang dở, Hiền một lần nữa quay lại Sài Gòn. Là người lớn trên trong vùng đất phát triển cà phê nên Hiền chọn làm nghề này. Gắn bó với nghề cà phê khoảng 3 năm, công việc và cuộc sống đang trên đà ổn định thì đại dịch Covid-19 bùng phát, văn phòng cô không thể trụ nổi, mọi người xung quanh về quê hết… Hiền cũng về.
Rồi một ngày cô về quê một người bạn chơi, có lẽ chuyến đi đó đã giúp cô thay đổi tất cả. Hiền đã chọn vùng quê của người bạn đó là huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) để sinh sống và làm việc, sau những tháng năm bôn ba của mình.
“Thả hồn” cùng núi rừng Đạ Tẻh
Tậm sự, Hiền bảo cuộc sống ở núi rừng với cô không quá lạ lẫm vì từ bé cô đã lớn lên ở đó. Nhưng Đạ Tẻh vẫn có một nét riêng rất đặc trưng, khác biệt so với những nơi khác.
Ở đây là một thung lũng lọt thỏm giữa xung quanh toàn núi, đặc biệt là muốn đi ngắm núi, đi chơi thác đều thuận tiện – đó là điều cô thấy thú vị nhất. Quê nhà ở Kon Tum cũng là rừng núi, nhưng Hiền cũng chưa từng được trải qua những cảm giác, được sống là chính mình như ở nơi đây.
Hiền bảo có một thời gian cô cảm thấy rất stress, nên đã về vùng đất này chơi dài ngày. Cái duyên đưa đến giữa Hiền với người sếp của mình, công ty cà phê thì đang cần những người như cô, trong khi đó cô đã đem lòng yêu mảnh đất mới đến này.
“Đầu tháng 4 vừa rồi, em bắt đầu về đây làm. Khi đó cũng đắn đo lắm vì ở đây còn không phát triển và sầm uất. Nhưng cuối cùng em vẫn quyết định về Đạ Tẻh để cùng phát triển thương hiệu cà phê cùng với sếp của mình”.
Nhờ am hiểu kiến thức cùng với kinh nghiệm về cà phê, Hiền mới bén duyên cùng Đạ Tẻh và mảnh đất và con người nơi đây. Mọi thứ ở Đạ Tẻh này đều khiến cô xiêu lòng.
“Ở đây mọi người sống tình cảm hơn, cuộc sống từ từ chầm chậm trôi. Ở nơi này em tìm lại được chính mình, tìm được cảm xúc thật của em”.
Video đang HOT
Ngoài cảnh vật núi rừng, Hiền bảo mình còn tìm thấy niềm vui mới trong công việc. Trước đây, cô cũng từng đi kinh doanh cà phê nhưng chỉ khi đi làm ở Đạ Tẻh, cô mới thực sự yêu quý đặc sản của vùng đất Tây Nguyên này.
Hiền yêu cà phê đến mức cô muốn lan tỏa tất cả những điều hay về cà phê cho mọi người cùng yêu, cùng thích như mình. Hiền lập một hội nhóm trên mạng xã hội và dành phần lớn thời gian rảnh để viết bài chia sẻ kiến thức về cà phê mà cô biết, rồi làm thơ, đăng ảnh…
“Hiện tại mong muốn lớn nhất của em là cùng đồng hành và phát triển chuỗi cà phê mà anh chủ ấp ủ lâu nay, vừa tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân nơi chúng em đang sống. Em mong mình sẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi công việc mà anh chủ đang làm”.
Nơi chữa lành vết thương của tâm hồn
Đôi khi làm việc mệt mỏi, Hiền sẽ ngồi dưới gốc cây để thư giãn, hoặc chạy ra nghe tiếng suối róc rách, hoặc nằm trên bãi cỏ ngắm trăng treo ngọn cây. Nhắm mắt lại hít thở thật sâu, cô cảm thấy bản thân rất nhỏ bé, nhưng ngập tràn cảm giác thư thái, tự do.
Hiền cảm thấy lòng mình lắng dịu, những nỗi buồn của tâm hồn cũng theo gió trôi đi. Bản thân cô đã thay đổi rất nhiều kể từ khi đến đấy, bỏ đi cái ngột ngạt nơi phố xá đông người, bỏ đi ánh đèn hoa lệ nơi phố thị. Hiền đắm chìm trong những ánh hoàng hôn. Cô tìm đến đây như một chốn thanh lọc tâm hồn, tái tạo lại khát khao sống cho mình.
Điều quý giá nhất chính là sự an yên trong tâm hồn. Hiền không bận tâm những toan tính của thời cuộc, không phải nặng đầu vì những thiệt hơn vật chất. Cô sống giản dị như loài cỏ dại. Mỗi sáng lại thả mình bên tách cà phê đen không đường, đi làm về ngồi ngắm hoàng hôn và đọc sách. Mọi thứ trôi qua nhẹ nhàng, bình dị như vậy.
“Em sẽ không chọn đi đâu nữa, đến lúc em dừng bước rồi”, Hiền nói.
Chàng trai bỏ phố về giữa rừng dựng nhà tre để ở: Cô đơn nhưng yên bình, nuôi mơ ước lớn
Đang sống ở Hà Nội và có công việc cho thu nhập ổn định, nhưng anh Ngọc đã quyết định bỏ lại mọi thứ để về rừng sinh sống.
Bỏ thành thị về giữa rừng sinh sống, không ngại khó, khổ
Anh Nguyễn Thế Ngọc (sinh năm 1989, quê gốc ở Hà Nam) từng có thời gian làm việc ở quê. Sau đó, anh lên Hà Nội tìm kiếm thêm cơ hội nghề nghiệp. Trước khi bỏ phố về rừng, anh Ngọc làm nghề kinh doanh trên hai trang thương mại điện tử quốc tế nổi tiếng. Công việc này cho anh Ngọc nguồn thu nhập ổn định, song vì các nền tảng thay đổi phương thức thanh toán nên ngày càng khó khăn hơn.
Anh Ngọc nhận thấy, nếu ở thành phố lớn thì phải có thu nhập cao mới có thể thoải mái về tinh thần và ổn định cho tương lai. Lúc này, trong đầu anh nhen nhóm dự định bỏ phố về rừng. Khi biết ý tưởng của anh Ngọc, người thân, bạn bè phản đối nhiều. Dẫu vậy, anh vẫn quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình. Bản thân anh Ngọc từng đi nghĩa vụ 2 năm, do đó anh không ngại khó, ngại khổ, với anh khó khăn nào cũng có thể vượt qua.
Ngôi nhà tre nơi anh Ngọc dựng lên để ở giữa rừng.
Chàng trai 8x đã bỏ phố về rừng được 3 tháng.
Một người quen của anh Ngọc có mảnh đất rừng hoang ở xã Đại Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Mảnh đất này cách khu dân cư đang phát triển khoảng 4km, bao quanh bởi núi đồi, lại có hồ nước trong xanh, khí hậu rất trong lành và yên tĩnh. Anh Ngọc cảm thấy đây là một nơi thuận lợi nên quyết định mượn mảnh rừng của bạn và chuyển về đây sinh sống.
Ngày về rừng, hành trang của chàng trai 8x mang theo là 10 triệu đồng, một ít đồ dùng cá nhân, các vật dụng làm nông trại như cuốc, xẻng, thuổng, kìm, búa,... và thiết bị quay phim. Sau khi lên rừng, anh Ngọc lên kế hoạch dựng một ngôi nhà và bếp bằng tre. Do ở quê có nghề làm tre nứa nên anh Ngọc cũng có ít nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng, tạo nên các phẩm từ tre nứa. Mất 45 ngày thì ngôi nhà mái Thái bằng tre và căn bếp cũng được hoàn thành.
Nơi anh Ngọc ở bao quanh bởi núi đồi, có hồ nước trong xanh.
Không về để ở ẩn, muốn có cơ hội giúp đỡ nhiều người
Cuộc sống những ngày mới về rừng của anh Ngọc đã phải đối diện với vô vàn khó khăn, có cả những điều mà anh không lường trước được. " Rừng thiêng nước độc, nhiều côn trùng và kiến nên hạt giống khó phát triển hơn ở đồng bằng. Hơn nữa, chỗ mình ở hoàn toàn không có điện lưới mà phải sử dụng bình ắc quy", anh Ngọc kể.
Ban đầu, anh Ngọc bắt cá ở hồ, bắt cua ở suối, hái măng rừng nấu ăn. Khi nhà cửa dần hoàn thiện, anh mới bắt đầu cải tạo đất hoang để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hướng đến việc tương lai có thể tự cung tự cấp nguồn thực phẩm sạch cho những bữa ăn hàng ngày của mình.
Anh Ngọc đã quen với cuộc sống ở rừng.
Anh tự câu cá ở hồ ăn.
Một mình ở giữa rừng, cách xa khu dân cư, anh Ngọc không tránh khỏi cảm giác cô đơn. Anh quyết định mua một chú chó để làm bạn với mình. Đến giờ khi đã bỏ phố về rừng được 3 tháng, cảm giác cô đơn cũng vơi bớt, chàng trai quê Hà Nam cảm thấy bình yên và hài lòng với cuộc sống như vậy. Anh Ngọc không về quê nhiều, chỉ khi nào nhà có việc lớn. Điều khiến anh nhớ nhất khi còn ở thành phố đó chính là một ly cà phê. Bởi trước đây, ngày nào anh cũng uống một ly cà phê vào mỗi sáng.
Về rừng đồng nghĩa với việc điều kiện sống, y tế, giáo dục,... sẽ không được như ở phố. Thế nên nghĩ xa hơn về tương lai, khi có gia đình, con cái, anh Ngọc dự định sẽ trở lại thành phố hoặc nơi có đời sống phát triển hơn để lo cho tương lai và gia đình. Khi được hỏi có sợ rằng mấy năm ở rừng sẽ khiến anh lãng phí một khoảng thời gian để tìm kiếm "nửa kia" của đời mình hay không? Anh Ngọc cười cho biết: " Mình nghĩa nếu vượt qua được chính mình thì việc chinh phục bạn gái sau này cũng sẽ đơn giản".
Anh Ngọc mong sau này có thể có điều kiện để giúp đỡ được nhiều người.
Anh Ngọc cho hay, anh đã yêu đất, yêu rừng từ lúc nào mà không biết. Nhưng ngay từ ban đầu, anh dự định chỉ về rừng khoảng vài năm. Đây là khoảng thời gian để anh vừa trải nghiệm, vừa thử thách bản thân ở lĩnh vực làm YouTube. " Mình về rừng không phải để ở ẩn, hưởng cuộc sống an nhàn. Mình muốn có được thành công, có thành tựu để có điều kiện giúp đỡ người khác, là một người có ích cho xã hội", anh Ngọc nói thêm.
Trong thời gian tới, anh Ngọc dự định sẽ xây dựng một khu nông trại sinh thái đáng sống bằng chính đôi tay của mình, trên mảnh đất này chia sẻ hành trình đó cho mọi người cùng biết.
Người trẻ miệt mài chế vải từ sợi tre, xơ chuối, bảo tồn gene quý Đây đó ở Việt Nam đang có những người trẻ miệt mài lao động trong ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp đến du lịch... cùng mục tiêu hướng tới một Việt Nam 'xanh hóa'. Anh Quách Kiến Lân và dự án các loại vải sợi tự nhiên - Ảnh: THIÊN AN Với họ, sự bền vững được đo đếm bằng mức độ gắn...