Bộ phim xuất sắc tại LHP Cannes nhưng bị tìm mọi cách cấm phát hành
‘ Crash’ giành giải thưởng tại LHP Cannes nhưng bị ngăn cản phát hành tại Anh vì những cảnh phim đẫm máu và tình dục trần trụi.
Crash (1996) luôn nằm trong danh sách những phim gây tranh cãi tại LHP Cannes. Bộ phim do đạo diễn David Cronenberg thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của J. G. Ballard với sự tham gia của các diễn viên James Spader, Deborah Kara Unger, Elias Koteas, Holly Hunter và Rosanna Arquette.
Nội dung của Crash xoay quanh nhà sản xuất phim (James Spader) cùng vợ (Holly Hunter). Họ đang có cuộc sống rất êm đềm nhưng một tai nạn giao thông diễn ra đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời họ. Cả hai bỗng tìm thấy cảm hứng tình dục trong những vụ tai nạn xe.
Phim được công chiếu tại LHP Cannes và nhận được giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo. Chủ tịch giám khảo của Cannes năm đó là Francis Ford Coppola phát biểu rằng, Crash được chọn vì sự độc đáo và táo bạo. Bộ phim khiến hội đồng giám khảo chia rẽ với các ý kiến bất đồng. Ngoài ra, Crash cũng nhận được các giải thưởng tại Học viện Điện ảnh và Truyền hình Canada.
Khi được ra mắt, Crash đã tạo ra những tranh cãi gay gắt và phản ứng trái chiều từ các nhà phê bình. Một số người ca ngợi bộ phim vì dám động chạm đến một đề tài mới mẻ và nhạy cảm, còn những nhà phê bình khác chỉ trích phim vì sự kết hợp quá mức của những hình ảnh tình dục và bạo lực.
Nội dung của phim nhạy cảm đến mức nó kéo theo cả cuốn tiểu thuyết gốc trở thành đề tài tranh cãi, vì những mô tả sống động về các hành vi tình dục được bắt nguồn từ bạo lực. Phim bị phản đối gay gắt đến mức Daily Mail và The Evening Standard phối hợp một chiến dịch để tìm cách cấm Crash công chiếu ở Vương quốc Anh.
Hội đồng phân loại phim Anh (BBFC) đã phải tham khảo ý kiến của nhiều nhà chuyên môn và một nhà tâm lý học. Không ai trong số này tìm được lý do đủ thuyết phục để cấm Crash. 11 người khuyết tật được phỏng vấn cũng không thấy bộ phim nhạy cảm. Không đủ lập luận để cấm chiếu Crash, BBFC đã thông qua một bản phim đầy đủ vào tháng 3/1997.
Tuy nhiên, phim vẫn bị Hội đồng thành phố Westminster cấm, có nghĩa là nó không được phép chiếu trong bất kỳ rạp phim nào ở West End (khu vực trung tâm London), mặc dù trước đó họ đã cho phép một buổi chiếu phim đặc biệt. Khán giả muốn xem phim phải sang khu Camden gần đó.
Tại Mỹ, bộ phim được phát hành ở cả hai phiên bản NC-17 và R. Phiên bản NC-17 của Mỹ được gắn mác “Phim gây tranh cãi nhất” trong nhiều năm. Đến hiện tại, những hình ảnh trong Crashđược đánh giá là bớt bạo lực hơn và đã xuất hiện phiên bản DVD.
Bộ phim còn trở thành trường hợp để các nhà học thuật Martin Barker, Jane Arthurs và Ramaswami Harindranath nghiên cứu với đề tài về kiểm duyệt và tiếp nhận phim điện ảnh.
Chi Chi
Theo ioneVNE
Sự thật đằng sau cảnh "tình dục trẻ em" của kiệt tác màn ảnh
"The Tim Drum" bị cấm vận và tẩy chay một thời gian dài vì những cảnh nóng liên quan đến trẻ em.
Trong các bộ phim, người xem bắt gặp rất nhiều cảnh nóng từ nhẹ nhàng đến bỏng mắt. Tuy nhiên, quá trình thực hiện những cảnh quay này không như nhiều người vẫn nghĩ. Bên cạnh các diễn viên là cả một ê-kíp đứng ngoài theo dõi, bản thân người trong cuộc phải thực hiện nhiều lần cho đến khi cảnh nóng chân thật nhất có thể.Tuyến bài Sự thật về cảnh nóng trong phim sẽ mang đến cho độc giả câu chuyện hậu trường ly kỳ, là công sức "vật lộn" của cả ê-kíp để cho ra đời những hình ảnh nghệ thuật hấp dẫn.
Trailer phim "The Tim Drum"
The Tin Drum (Cái Trống Thiếc) ra mắt năm 1979 được xem là bộ phim tai tiếng nhất của làng điện ảnh thế giới. Mặc dù, cả bộ phim và cuốn tiểu thuyết gốc đều dành được những giải thưởng danh giá, trong đó, tác phẩm điện ảnh chuyển thể giành "cú đúp" với Giải Cành Cọ Vàng LHP Cannes và Tượng vàng Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất, tuy nhiên, bộ phim vẫn gây nhiều tranh cãi liên quan đến nội dung và quá trình sản xuất.
Cậu bé Oscar "không chịu lớn" vì ghê sợ thế giới người lớn
Toàn bộ câu chuyện trong The Tin Drum tập trung vào hình tượng cậu bé không chịu lớn Oskar Matzerath. Vào sinh nhật 3 tuổi của mình, Oscar được tặng một chiếc trống thiếc và cậu bé quyết định thôi không lớn nữa mà dừng lại ở tầm cao 94 cm vì quá kinh tởm thế giới người lớn.
Từ đó cho đến lúc trưởng thành trong thân xác một cậu bé 3 tuổi, Oscar luôn thể hiện sự giận dữ của mình bằng cách đánh trống inh ỏi. Ngoài ra, cậu bé còn có một khả năng siêu nhiên là làm vỡ tan thủy tinh chỉ bằng tiếng hét của mình.
Phần lớn các cảnh quay của The Tin Drum được quay từ dưới lên, ngang tầm nhìn với cậu nhóc có chiều cao 94 cm. Đạo diễn người Đức Volker Schlndorff đã thể hiện thành công việc biến thế giới của "người lớn" thành một vở kịch câm kỳ quái, trong đó toàn là những con rối kệch cỡm với tham vọng quá mức và dục vọng vô biên.
Diễn viên nhí David Bennen trong vai cậu bé Oskar được coi là linh hồn của cả bộ phim
Linh hồn của cả bộ phim chính là cậu bé Oskar. Trong suốt thời lượng 142 phút, 90% thời lượng là dành cho vai diễn độc đáo này. Do đó, việc tìm đúng diễn viên đảm nhiệm nhân vât Oskar là điều vô cùng quan trọng.
Đạo diễn Volker đã phải tổ chức một cuộc tuyển chọn toàn châu Âu. Ông mong muốn tìm được một cậu bé có gương mặt đủ ngây thơ nhưng cũng phải đủ nhận thức để thể hiện vai diễn này, chứ không dùng người lùn hoặc diễn viên trưởng thành được hóa trang. Vậy nên việc chuyển thể bộ phim đã gặp khó khăn ngay từ bước tuyển chọn diễn viên.
Cuối cùng, người được chọn là cậu bé David Bennent - con trai của một diễn viên từng tham gia phim của Volker. Vì một chứng bệnh về hoocmon, David Bennent bé nhỏ hơn độ tuổi 12 rất nhiều và gương mặt cũng trẻ con hơn. Tạo hình của cậu bé được xem như hợp với vai Oskar Matzerath một cách hoàn hảo.
Vai diễn của David thật sự nổi trội. Cậu bé đã lột tả một cách phi thường những tâm lý phức tạp, trong vai diễn trẻ con được đánh giá là "khó xơi" nhất xưa nay. Mọi người đều khẳng định, nếu không tìm được David Bennent thì không thể có phim The Tin Drum.
Tuy nhiên, dù được đánh giá cao bởi sự độc đáo trong nội dung và cách làm phim, thì bộ phim vẫn bị chỉ trích dữ dội, thậm chí cấm chiếu tại nhiều nơi bởi những cảnh mô tả tình dục một cách trần trụi.
Trong đó, được coi là "đặc biệt nguy hiểm" là 3 cảnh nóng: cảnh cậu bé Oskar - vai một thanh niên 16 tuổi trong thân xác một đứa bé 3 tuổi, úp mặt trực diện vào bộ phận sinh dục của Maria - cô gái 16 tuổi do Katharina Thalbach đóng (khi ấy đã 24 tuổi đóng).
Tiếp theo là cảnh Oskar liếm bột trái cây trên rốn của Maria, sau đó hai người ân ái trên giường và một cảnh nữa mô tả Oskar quan sát cảnh bố mình làm tình với Maria ở phòng khách, sau đó, cậu bé nổi cơn ghen nhảy xổ vào can thiệp.
Trước làn sóng chỉ trích gay gắt về những cảnh nóng do David Bennet - một cậu bé mới 12 tuổi thực hiện trong phim, đạo diễn Volker đã phải lên tiếng giải thích về quá trình thực hiện các cảnh nóng nêu trên.
Theo đó, ông khẳng định, trong cả 3 cảnh nóng bị dư luận lên án được xác định là cảnh trong nhà tắm, cảnh trên giường và cảnh ngoài phòng khách, cả David Bennen và Katharina Thalbach đều không khỏa thân trực diện trước mặt nhau. Cả hai không phô bày bộ phận sinh dục hay bất cứ vùng nhạy cảm nào, cũng như không có bất cứ hành vi tình dục nào suốt những cảnh quay trên.
Cảnh tắm chung được coi là một trong những cảnh nóng trần trụi trong phim
Trong cảnh Oskar và Maria ở trong phòng tắm, bộ phận nhạy cảm và mông của Katharina luôn được che kín hoàn toàn bằng một miếng vải mỏng, giữ chặt đúng nơi bằng băng dính trong suốt.
Ngoài ra, đạo diễn Volker cũng khẳng định, dù có nhiều ngụ ý về việc nhân vật Oskar hứng tình trong nhà tắm nhưng cảnh này hoàn toàn không nhằm mô tả hay khắc họa hành vi tình dục, mà chỉ nhằm trình bày hoàn cảnh nhân vật Oskar 16 tuổi lần đầu tiên nhìn thấy phụ nữ khỏa thân. Phản ứng của cậu khi chạy ào tới nhân vật Maria cũng chỉ mang tính biểu tượng của sự trở về nơi chốn an toàn trong tử cung - điều đã được trình bày ở đầu phim.
Trong cảnh Oskar và Maria nằm chung giường trong đêm, hai diễn viên cũng không hề có bất kỳ sự tiếp xúc nhạy cảm nào và luôn được mặc đồ kín đáo. Đạo diễn Volker cũng cho biết, dù có một phân cảnh Oskar đặt cằm lên trên bụng, chỉ cách rốn của nhân vật Maria vài phân rồi đến một phân cảnh khác có vẻ như họ đã làm tình trong chăn.
Tuy nhiên, ông khẳng định không có hành vi tình dục nào được mô tả trong cảnh đó, và bất kỳ suy nghĩ nào cho rằng các nhân vật đã quan hệ tình dục đều chỉ là sản phẩm tưởng tượng của người xem, mà không phải ý đồ của bộ phim.
Đạo diễn Volker Schlndorff cũng rất dứt khoát trong việc bảo vệ tác phẩm của mình. Dù tạo ra làn sóng tranh cãi gay gắt trong dư luận, cũng như việc các nhà kiểm duyệt phim ảnh yêu cầu cắt những cảnh nhạy cảm, thì ông vẫn quyết tâm giữ đủ các cảnh để thể hiện những ý đồ nghệ thuật của mình trong phim.
Theo Danviet
Lộ ngực, hớ hênh lộ nội y- những pha muối mặt của sao nữ ở Cannes LHP Cannes năm nay đầy rẫy những thảm họa trên thảm đỏ khi các sao nữ liên tục lộ ngực, tụt váy, bị tốc váy nên lộ nội y trước cả rừng ống kính. Nữ diễn viên Mexico, Patricia Contreras, đã gặp một phen xấu hổ khi bị tụt váy mà không hay biết. Đến khi cô phát hiện ra thì những điểm...