Bộ phim truyền hình “đàn em” của “Cô chủ nhỏ” phát sóng tại Việt Nam
Lâu lắm rồi khán giả Việt Nam mới có thể thưởng thức một bộ phim truyền hình đến từ Argentina – Đất nước của: Người giàu cũng khóc, Đơn giản tôi là Maria, Cô chủ nhỏ…
Những bộ phim truyền hình mang hơi thở, văn hóa Nam Mỹ vốn đã có mặt và được yêu thích tại Việt Nam: Người giàu cũng khóc, Đơn giản tôi là Maria, Cô chủ nhỏ, Cuộc đời nghiệt ngã… Tại thời điểm đó, khán giả cũng ăn ngủ, khóc cười cùng các nhân vật. Tuy nhiên, sau một thời gian rất dài với sự xâm chiếm của các bộ phim Hoa – Hàn, đến nay khán giả mới tiếp tục có thể quay lại thưởng thức những tác phẩm đến từ Argentina đó chính là Sự trở về của Lucas.
Những mối quan hệ phức tạp, giằng xé.
Sự trở về của Lucas – The Return of Lucas kể về câu chuyện của một gia đình đã bị bắt cóc mất cậu bé Lucas trong một lần đi chơi ở bãi biển. Elena – mẹ cậu bé từ đó trở đi lúc nào cũng đi tìm kiếm tung tích cậu con trai của mình và luôn tin rằng cậu vẫn còn sống, bất chấp mọi sự từ bỏ của tất cả mọi người xung quanh bà. 20 năm sau đột nhiên có một chàng trai trẻ tự nhận mình chính là Lucas. Và sau đó, những biến cố liên tiếp xảy ra?
Video đang HOT
Mối quan hệ trong gia đình tưởng chừng êm ấm nhưng đầy sóng ngầm.
Phim có sự tham gia của nhiều diễn viên tiếng tăm tại Argentina. Khán giả sẽ nhìn thấy được từng ngóc ngách, góc khuất của cuộc sống được bóc trần bởi “cuộc đời này, cái gì cũng có thể xảy ra được”.
Sự trở về của Lucas có độ dài 60 tập phát sóng từ ngày 20/3 vào lúc 20h50 thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần trên kênh Hà Nội 1.
Thủy Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Đi vay 10 triệu, hotgirl 24 tuổi thu 1 tỷ mỗi tháng
Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương với tấm bằng Giỏi, Lê Hà Phương quyết định không đi làm thuê, mà theo con đường kinh doanh, tự làm chủ cuộc đời mình.
Kinh doanh để kiếm tiền tiêu vặt, trở thành cô chủ nhỏ
Từ khi còn nhỏ, Lê Hà Phương (1992) đã yêu thích công việc kinh doanh. Vốn "có gene" buôn bán của mẹ - một tiểu thương kinh doanh quần áo lâu năm tại chợ Đồng Xuân, Hà Phương sớm yêu thích việc xoay sở kiếm tiền bằng kinh doanh. Nếu không tính những lần làm thiệp hand-made bán cho các bạn trong lớp, bán mỹ phẩm, quần áo online từ hồi trẻ con, cô gái trẻ này chính thức bước chân vào việc kinh doanh hồi học năm thứ hai đại học.
Là sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại (Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội) - một ngành học hoàn toàn bằng tiếng Anh - đầy năng động, lại mê trò thiết kế quần áo, váy vóc cho búp bê từ nhỏ, năm đó, thấy mốt chụp ảnh single bride (cô dâu đơn) đang rộ, Phương xin mẹ 10 triệu đồng để nhập về 10 chiếc váy cưới, chủ yếu là kiểu trẻ trung để cho thuê lại với giá 100.000 - 200.00 đồng/cái. Địa điểm kinh doanh lúc ấy chính là phòng riêng rộng 10m2 của Hà Phương. Cô gái chỉ đặt mục tiêu có kinh nghiệm kinh doanh và kiếm đủ tiền tiêu vặt trong tháng.
Hà Phương cũng kết hợp kinh doanh cùng một người bạn làm nhiếp ảnh và một bạn biết make-up để nhận các gói chụp ảnh thời trang, ảnh cô dâu đơn. Phương nhớ lại, thời điểm đó, có những studio nhận gói chụp cô dâu đơn hay chụp thời trang ở vườn nhãn Vĩnh Tuy phá giá thị trường với 50.000 đồng/người và "nổi như cồn" vì giá rẻ. Nhưng không làm theo hướng đó, nhóm của Phương nhận chụp với giá 300.000 đồng/người, và không ghép nhóm hay chụp kiểu "tập thể" mà chụp riêng từng người, tối đa 1 ngày cũng xoay vòng được 10 ca.
Không cung cấp dịch vụ rẻ nhất, nhưng giá cả hợp lý và chất lượng tốt đã khiến nhóm của Phương thu hút được khá nhiều khách hàng. Cô gái đã bất ngờ, khi bên cạnh những người đến thuê váy để chụp đơn còn có cả những cô dâu đến thuê váy cưới cho ngày trọng đại của mình. Cứ thế, từ 10 triệu mẹ cho, cô gái đã kiếm được kha khá tiền. Sau 1 năm, "cửa hàng" của Phương được chuyển sang một địa điểm khang trang, rộng rãi hơn là... phòng khách của gia đình.
Nhà Phương chỉ có 3 mẹ con, cô lại là con út nên mẹ khá cưng chiều, tạo điều kiện cho Phương kinh doanh. Bàn ghế phòng khách được dẹp bỏ, những giá móc, ma-cơ-canh áo dài, áo cưới được đưa vào. Bên cạnh những mẫu mua sẵn, cô chủ nhỏ cũng mạnh dạn đầu tư vốn để đặt may một số mẫu mới ở xưởng chuyên may váy cưới để thu hút đối tượng khách hàng là các cô dâu. Bên cạnh đó, các gói chụp ảnh vẫn được Phương và các cộng sự duy trì.
Do còn phải đi học, Phương chỉ tiếp khách vào các buổi tối và nhận lịch chụp ảnh vào cuối tuần. Sự hạn chế này, cùng với việc không gian "cửa hàng" bị coi là "tồi tàn" và thiếu chuyên nghiệp (nhà Phương ở trên tầng 2 khu tập thể) đã khiến nhiều cô dâu, chú rể nhìn Phương bằng ánh mắt hơi coi thường. "Váy của cửa hàng mình khi đó chẳng thua kém các studio khác là bao, nhưng không có không gian trưng bày hoành tráng, đèn hắt hay trang trí bắt mắt, nên không ít khách ngần ngại. Có lẽ, họ nghĩ, cửa hàng váy cưới phải ở ngoài phố, phải là cửa hàng lớn. Suy nghĩ đó cũng ít nhiều có lý. Vì thế, mình đã quyết tâm sẽ tích cóp thêm để mở cửa hàng trên phố lớn".
Đó cũng là thời điểm Hà Phương chuẩn bị ra trường. Từ khi bước chân vào trường Đại học Ngoại thương, cô gái trẻ vẫn nuôi ước mơ được làm trong tập đoàn Big 4 - một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán. Ra trường, cô gái trẻ đứng trước hai lựa chọn, hai con đường: chạy theo ước mơ làm kiểm toán và tiếp tục việc kinh doanh đã bén duyên và có khá nhiều kinh nghiệm. Cuối cùng, Hà Phương quyết định sẽ không đi làm thuê, dù là ở một tập đoàn nổi tiếng, mà tự làm chủ con đường của mình. Cô gái dồn hết vốn liếng tích cóp được trong suốt 2 năm để thuê một cửa hàng ở mặt đường Nam Đồng, nhưng trên tầng hai để bớt phần nào chi phí.
Quyết định này đã khiến mẹ Hà Phương, vốn chiều chuộng cô con gái út, nổi giận. "Từ khi còn nhỏ, mình đã nói với mẹ, sau này lớn lên mình sẽ nối nghiệp mẹ, bán tiếp sạp quần áo ở chợ Đồng Xuân. Nhưng mẹ gạt ngay, mẹ bảo, việc buôn bán vất vả, lại bấp bênh, mẹ không muốn con theo con đường ấy. Con gái là phải đi làm, phải có cơ quan. Mẹ không ủng hộ mình tiếp tục làm cửa hàng nữa, và giận đến mức hai mẹ con không nói chuyện với nhau nửa năm trời.
Nhưng mình tự quyết định, và tin rằng mình đã đúng, nên vẫn quyết tâm dồn hết tất cả những gì mình có thời điểm đó để đầu tư cho cửa hàng. Có lẽ mình thực sự có duyên với nó, và cũng được nhiều khách hàng yêu quý, giới thiệu bạn bè đến thuê váy, chụp ảnh, không gian cửa hàng mới lại rộng hơn nên việc kinh doanh của mình khá thuận lợi. Sau mùa cưới năm ấy, mình đã chứng minh được, 10 triệu mẹ cho mình ban đầu đã sinh lời tốt, và mình có thể làm chủ được việc kinh doanh. Lúc mẹ bắt đầu "giãn" ra, trò chuyện trở lại với mình, mình hiểu, đó là lúc mẹ đã bằng lòng"..
Nhưng cô nàng Xử Nữ cầu toàn, không chịu khuất phục và tham vọng lớn trong Hà Phương thôi thúc, đó chưa phải là tất cả những gì cô làm được. Sau 1 năm ở cửa hàng Nam Đồng và 600 triệu tiền tiết kiệm sau 3 năm kinh doanh, Phương vẫn chưa thỏa mãn và quyết tâm đầu tư "tất tay". Năm 2015, Cô gái cùng một người bạn khám phá ra một địa điểm mới rộng 800m2. Lần đầu đến thăm địa điểm chỉ có tường bao bê tông và mái lợp, Hà Phương đã tưởng tượng trong đầu không gian của xưởng váy tương lai, chỗ này là khu trưng bày và thử đồ, chỗ kia là phòng make-up, góc này là studio nho nhỏ...
Thế là, cô chủ nhỏ tuổi 23, chưa có một tí kinh nghiệm gì về xây dựng, nội thất hay quản lý một công ty lớn quyết đem hết 600 triệu để dành ra thuê người xây dựng nhà xưởng và mua thêm váy, làm studio... Làm gần xong mới phát hiện tính toán của mình quá ngây thơ, cô gái lại xin mẹ lấy sổ đỏ nhà thế chấp vay ngân hàng và vay thêm người thân bạn bè, tổng cộng đổ vào hơn 1 tỷ đồng. Nhưng đầu tư đó không sai lầm, bởi mùa thu năm 2015, tính tất cả các dịch vụ cho thuê, bán buôn bán lẻ váy cưới, studio, chụp ảnh thời trang, ảnh cưới..., tháng cao điểm nhất, Hà Phương "ẵm gọn" 1 tỷ đồng trong tay. Những tháng thấp điểm hơn, doanh thu của xưởng váy đưa về cho Phương khoảng 400 - 500 triệu đồng/tháng.
Kinh doanh để tạo giá trị, lợi nhuận cho tất cả
Vượt qua những khó khăn, áp lực ban đầu, cô chủ nhỏ 24 tuổi với 5 năm kinh doanh đã có trong tay khối tài sản đáng mơ ước, bắt đầu từ 10 triệu đồng của mẹ. Cô nàng cầu toàn chia sẻ, cô chưa gọi đó là "thành công", vì nhận mình thành công đồng nghĩa với việc đã hài lòng với hiện tại. Còn với Phương, "mình lúc nào cũng muốn làm hơn nữa, kiếm được nhiều tiền hơn nữa, nhưng không phải hoàn toàn cho bản thân, mà là tạo thêm cơ hội để mọi người kiếm cùng mình, và cũng là cách để "giữ chân" họ ở với mình lâu hơn".
Đó cũng là lý do, mặc dù hoàn toàn có điều kiện, Phương không tự lập một xưởng may váy cưới của riêng mình. Cô chủ nhỏ phân tích, kiến thức trong trường học của cô và kinh nghiệm mách bảo, nếu cô tự làm, chi phí không thể thấp bằng thuê ngoài, chưa kể việc đầu tư thợ, mua nguyên liệu, chỉ đạo sản xuất trong khi mình không có kiến thức và không chuyên sẽ mang lại nhiều rủi ro. Ngay cả việc kết hợp với ê-kíp ảnh cũng vậy. Phương có những cộng sự liên kết nhiều năm, và chỉ nhận một phần tiền nhỏ (cho thuê váy và địa điểm, công giới thiệu khách) thay vì thuê hẳn thợ chụp cho riêng mình. Bởi lẽ, cô cho rằng: "Mình kinh doanh trên tinh thần chia sẻ lợi nhuận và giữ phong cách ổn định. Việc trả lương hàng tháng với những việc cần sáng tạo như may mặc hay chụp ảnh sẽ không kích cầu người ta làm việc bùng cháy".
Theo_VietNamNet
Gã trai làm thuê hại đời "cô chủ nhỏ" Được ông chủ cơ sở sản xuất nước đá nhận vào làm công nhân, chỉ sau 1 tuần quen biết với cháu gái ông chủ, Huy đã đưa bé gái này vào khách sạn cùng "qua đêm". Ngày 11-4, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Huy (SN 1999, ở quận 9, TP.HCM) 5 năm tù với tội...